Ai đã đặt tên cho dòng sông: Sơ đồ tư duy, bố cục, nội dung chính

Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài đọc đầu tiên trong chương trình ngữ văn 11 của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài viết thuộc phần 1 – Thông điệp từ thiên nhiên (tùy bút, tản văn) của chương trình ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Ai đã đặt tên cho dòng sông tác giả – tác phẩm

Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm giúp bạn nắm được sơ lược về văn bản. Ngoài ra, ý này cũng giúp bạn có ý tưởng khi viết mở bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông được giới thiệu trong sách Ngữ văn lớp 11.

Ai đã đặt tên cho dòng sông văn 11
Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế, quê ở Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là nhà văn, đồng thời là nhà hoạt động văn hóa gắn bó sâu sắc với Huế.

Ông có sở trường về tùy bút – bút kí. Các tác phẩm chính của ông có: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999),…

Giới thiệu Ai đã đặt tên cho dòng sông văn bản

Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã viết bộ kí này khi ở Huế vào năm 1981, đến năm 1986 thì cho xuất bản. Đoạn trích được đưa vào giảng dạy được đánh giá là “một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về Sông Hương”.

Thông tin chung về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đây là tác phẩm xuất sắc, thể hiện sự tài hoa của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí được sử dụng để miêu tả triệu để biểu tượng của Huế là dòng sông Hương.

Hoàn cảnh sáng tác Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả sáng tác Ai đã đặt tên cho dòng sông trong những ngày tháng ở Huế.

Nội dung Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là những dòng tản mạn về vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương. Đồng thời, tác phẩm cũng là cách Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện sự tự hào với xứ Huế thân thương, với quê hương, đất nước.

Bố cục Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bố cục văn bản gồm 2 phần:

Phần 2: Từ đầu … quê hương xứ sở: Thủy trình của sông Hương

Phần 2: còn lại: Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể loại gì?

Thể loại ký, cụ thể là bút ký. Trong đó, kí là thể loại văn học trung gian (giữa báo chí và văn học) gồm nhiều thể nhưng chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật ký, tùy bút.

Biện pháp tu từ trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài gồm: đối lập (tương phản) so sánh và nhân hóa. Tác dụng của các biện pháp đó:

  • Đối lập: Làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương.
  • So sánh, nhân hóa: Dòng sông Hương sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn con người xứ Huế.

Thông điệp của Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài thơ là lời nhắn nhủ của tác giả với bạn đọc về vẻ đẹp của dòng sông không chỉ nằm ở vẻ ngoài mà còn là dòng chảy, cách dòng sông vận hành. Có thể nói, khi quan sát dòng sông, bạn nên tìm hiểu về “tâm hồn” của chúng để biết vai trò và nét đẹp bên trong.

Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả viết vào thời gian nào?

Tác giả viết vào năm 1981.

Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông

The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng sơ đồ tư duy:

Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sơ đồ tư duy văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bạn cần ghi nhớ những nội dung chính tác giả đề cập để viết bài tóm gọn đầy đủ nhất. Dù ngắn gọn nhưng bài cũng phải đủ thông tin để đạt yêu cầu.

Tóm tắt ai đã đặt tên cho dòng sông văn 11 mẫu 1

Nếu Nguyễn Tuân viết về dòng sông Tây Bắc với vẻ hung bạo và trữ tình thì Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương nơi xứ  Huế với vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Tác phẩm gồm hai nội dung chính trong đó luận điểm một trình bày thủy trình của Hương Giang: được bắt đầu từ thượng lưu chảy đến ngoại vi thành phố rồi vào sâu trong lòng  Huế. Mỗi một địa điểm, mỗi một dòng chảy sông Hương lại mang nét đẹp khác nhau được tác giả miêu tả thật sinh động, hấp dẫn. Ở thượng lưu sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già” gắn với đại ngàn Trường Sơn, con sông mang một sức sống mãnh liệt, hùng tráng và là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Sông Hương ở ngoại vi thành phố “như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, mong đợi người tình đến đánh thức và mang một vẻ đẹp trầm mặc như triết lí cổ thi. Đến với lòng  thành phố Huế Huế sông Hương được tác giả cảm nhận tinh tế là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, “người tình dịu dàng và chung thủy”. Luận điểm thứ hai Hoàng Phủ Ngọc Tường cho viết về dòng sông Hương ở góc độ lịch sử và thi ca. Trong lịch sử sông Hương mang vẻ đẹpc của một bản hùng ca ghi dấu các chiến công oanh liệt của dân tộc. Trong đời thường nó mang một vẻ đẹp giản dị, một lòng hướng về dòng chảy chung của đất nước. Còn thi ca, sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ sáng tác nên những áng văn chương tuyệt mĩ, độc đáo. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” với ngòi bút tài hoa trong nghệ thuật miêu tả độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên vẻ đẹp của dòng sông xứ  Huế trên các phương diện về không gian, thời gian, lịch sử và thi ca làm nên nét đẹp trữ tình của Hương giang-“dòng sông huyền nhiệm nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mẫu tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tóm tắt ai đã đặt tên cho dòng sông siêu ngắn mẫu 2

Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta hình như được thiên nhiên dành cho  thành phố Huế Huế: sông Hương. Con sông cũng có hai tính cách: ngang bướng như “một cô gái Digan hoang dại” mà cũng vô cùng trữ tình, thơ mộng. Cũng theo tác giả, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của nghệ sĩ, từ các nghệ sĩ hiện đại cho đến các nghệ sĩ trong dòng văn học thời phong kiến xa xưa. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: “Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước”.

Tóm tắt bài ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 3

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ  huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Tóm tắt văn bản ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 4

Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ hú mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ  Huế. Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như bản trường ca của rừng già. Lúc về đồng bằng, sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm như tấm lùa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối trôi đi giũa hai dãy đồi sừng sửng như thành quách, cao đột ngột như VỌNG CẢNH, TAM THAI, LƯU BẢO. Sông hương có vẻ đẹp da màu biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Lúc qua  thành phố Huế Huế, sông Hương trôi đi thực chậm chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông hương lưu luyến tình cảm với  thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

Xem thêm:

Kết luận

Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm tản mạn thể hiện sự tự hào của Hoàng Phủ Ngọc Tường với quê hương, đất nước. Đây là đoạn trích xuất sắc trong quyển bút kí cùng tên, bạn có thể theo dõi để cảm nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *