Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) – Văn 8 Chân trời sáng tạo
Bài ca Côn Sơn là bài thơ được viết bằng chữ Hán của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ là tiếng nói thể hiện tâm hồn người nghệ sĩ của chính tác giả.
Văn bản được trích trong sách ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1. Bạn có thể theo dõi phần thông tin chung sau để hiểu hơn về tác phẩm.
Nội dung Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Tác giả Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) quê ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau này, ông dời đến huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Ông là người toàn đức và có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh. Nhưng đến năm 1442, ông bị giết thảm thương và đến năm 1465 mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Ngoài ra, ông còn là nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập.
Đến năm 1980, Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa Thế giới.
Tổng quan về Bài ca Côn Sơn lớp 8
Những thông tin về ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Bài ca Côn Sơn giúp học sinh tiếp cận gần hơn với tác phẩm này. Qua đó, hiểu rõ về nghệ thuật và nội dung bài thơ.
Hoàn cảnh sáng tác Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích trong bài thơ này.
Ý nghĩa bài thơ Côn Sơn ca
Thông điệp của bài thơ Côn Sơn ca là bức tranh giao hòa giữa thiên nhiên và người dân sinh sống tại nơi đây. Qua đó thể hiện cốt cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
Bố cục của Bài ca Côn Sơn
Bài thơ có bố cục 2 phần, cụ thể như sau:
Phần 1: 4 câu thơ đầu – Cảnh thiên nhiên tại Côn Sơn.
Phần 2: 4 câu thơ sau – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi khi ở Côn Sơn.
Bài ca Côn Sơn sáng tác năm nào?
Bài thơ này hiện không rõ năm sáng tác, chỉ biết rằng bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi về ở ẩn ở Côn Sơn.
Bài ca Côn Sơn viết bằng chữ gì?
Bài thơ được viết bằng chữ Hán.
Bài ca Côn Sơn thuộc thể thơ gì?
Bài ca Côn Sơn thể loại: Thơ lục bát.
Như vậy, nếu thắc mắc, Côn sơn ca là thể thơ gì bạn đã có câu trả lời đó là thơ lục bát. Côn Sơn ca gồm tổng cộng 30 câu thơ với độ dài ngắn khác nhau.
Đây là thể điệu ca khúc thường xuất hiện lâu đời trong thơ ca cổ đại Trung Quốc. Sau này, bản dịch của bài thơ trong SGK được dịch theo thể thơ lục bát.
Phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là gì?
Côn Sơn ca biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh và điệp từ (ta, Côn Sơn, như).
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là miêu tả và biểu cảm.
Sơ đồ tư duy của tác phẩm
Sơ đồ tư duy được The POET tổng hợp giúp học sinh tổng hợp những thông tin quan trọng của văn bản và biết được Côn Sơn ca thuộc dòng thơ nào.
Tóm tắt nội dung bài thơ Côn Sơn ca
Tóm tắt nội dung bài thơ giúp bạn nắm được ý chính để dễ dàng làm bài phân tích về tác phẩm này.
Tóm tắt bài thơ mẫu 1
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Bài thơ là những nốt nhạc thanh thản của nhà thơ trong những năm tháng được sống trong cảnh đẹp thiên nhiên của Côn Sơn. Qua bức tranh tươi đẹp ấy, Nguyễn Trãi cho ta thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên thiên.
Tóm tắt nội dung đoạn trích mẫu 2
Bài thơ là bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Qua bài thơ vừa khắc họa cảnh thiên nhiên trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của người thi sĩ khi ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương. Bài thơ không phải chỉ là một bức tranh tươi đẹp, mà còn là bản nhạc về sự giao thoa tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của nhà thơ.
Xem thêm:
- Phân tích Bài ca Côn Sơn: Lập dàn ý & văn mẫu
- Hướng dẫn soạn Bài ca Côn Sơn, trả lời câu hỏi Đọc hiểu đầy đủ
- Các luận điểm chính trong Lối sống đơn giản – Xu thế của thế kỉ XXI
Kết luận
Bài ca Côn Sơn không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trong lành mà còn là tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê nhà. Qua bài thơ này đã thể hiện cho ta thấy nhân cách thanh cao của nhà thơ.