Bạn đã biết gì về sóng thần – Tác phẩm, Soạn bài

Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần giúp các học sinh nắm được nội dung bài học. Các thông tin về nội dung, câu hỏi ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo trong bài được trả lời chi tiết.

Table of Contents

Soạn văn 8 Bạn đã biết gì về sóng thần thông tin chung

Thông tin chung của bài học được cập nhật chính xác cho các bạn học sinh. Theo dõi các dữ liệu để hiểu rõ nội dung bài học.

Bố cục

Cấu trúc của văn bản bạn đã biết gì về sóng thần được chia thành 3 phần chính, bao gồm:

  • Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m” – giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần.
  • Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” – giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.
  • Kết thúc: Còn lại – trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

Nội dung văn bản

Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

Xác định thể loại của văn bản

Văn bản trên thuộc thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Nghệ thuật

Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.

Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

Tóm tắt văn bản

Văn bản giới thiệu về sóng thần, cơ chế và nguyên nhân gây ra sóng thần và các dấu hiệu cho thấy sắp có sóng thần. Ngoài ra, văn bản còn tống hợp lại các thảm họa sóng thần đã từng xảy ra trong lịch sử.

Đề tài của văn bản

Bài viết viết về các kiến thức xoay quanh sóng thần, bao gồm: Khái niệm, cơ chế hình thành, nguyên nhân, dấu hiệu, các thảm họa trong lịch sử.

Bài viết Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng cũng là một bài thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên. Cách triển khai đề tài có điểm tương đồng với bài viết này, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho các bài viết về sau của mình.

Đọc hiểu bạn đã biết gì về sóng thần

Bạn đã biết gì về sóng thần đọc hiểu ngay để nắm bắt chính xác thông tin của văn bản.

Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sóng thần

Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết bằng nhấn chìm trong nước biển hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần: Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần; Các bong bóng chứa khí gas nổi trên mặt nước làm ta có càm giác như nước đang bị sôi.

Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh, chúng ta cần phải:

  • Chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15m, cách bờ biển ít nhất 1km).
  • Đừng cố gắng cất giữ bất kỳ đồ đạc nào trong nhà của bạn.
  • Nếu bạn không thể chạy trốn đến một nơi an toàn, hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà.
  • Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì cơn sóng thần cao hơn có thể đến.
  • Không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi.
  • Nếu có thể, giúp đỡ những người xung quanh để ứng phó với sóng thần.

Để diễn tả cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Bính đã có cách làm rất riêng, có cảm xúc và chất lãng mạn. Bạn có thể đọc trước Mưa xuân 2 Nguyễn Bính để hiểu thêm về bài thơ này.

Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?

Nhan đề Bạn đã biết gì về sóng thần có tác dụng gì?

=> Câu hỏi thể hiện nội chung chính sẽ thuyết minh giới thiệu là hiện tượng tự nhiên: Sóng thần.

Các đề mục có trong văn bản: Định nghĩa; Cơ chế hình thành sóng thần; Nguyên nhân; Dấu hiiệu sắp có sóng thần; Các thảm họa sóng thần trong lịch sử.

=> Đây là tên từng mục, phần giúp cung cấp ý chính của văn bản, làm cho bố cục văn bản mạch lạc và người đọc dễ tiếp nhận hơn khi tìm hiểu các thông tin về hiện tượng sóng thần.

Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là: Vận tốc lan truyền có thể đạt từ 70km/h trở lên. Khi vào bờ, sóng thần có sức tàn phá ghê gớm. Hơn nữa, sóng thần hoạt động một cách lặng thầm khó có thể phát hiện.

Hình ảnh minh họa ở đoạn cuối có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?

Hình ảnh minh họa ở đoạn văn cuối hỗ trợ rất nhiều cho ý tưởng chính của toàn bài: vì hình ảnh trong văn bản giúp cụ thể hóa thảm họa hiện tượng sóng thần gây ra cho con người và thiên nhiên. Khi đọc văn bản, người đọc chưa thể hình dung ra được sóng thần gây ra thảm họa lớn đến mức nào nên khi quan sát hình ảnh sẽ giúp khẳng định tính chân thực của thông tin hơn. Từ đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn.

Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Mục đích của văn bản trên: Lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng thiên nhiên sóng thần. Giúp cho người đọc nắm bắt thông tin và hiểu rõ hơn về sự thảm khốc của hiện tượng thiên nhiên sóng thần.

Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy là:

+ Qua nhan đề văn bản.

+ Qua bố cục của văn bản được trình bày rõ ràng từng phần mục: định nghĩa sóng thần, cơ chế hình thành sóng thần, nguyên nhân gây ra sóng thần, dấu hiệu sắp có sóng thần và cung cấp thông tin các thảm họa sóng thần trong lịch sử.

+ Qua nội dung văn bản: Văn bản còn cung cấp thông tin chi tiết về số liệu, ví dụ minh chứng cụ thể cho người đọc về những thông tin lên quan đến sóng thần.

+ Qua đồ họa trực quan: Văn bản cung cấp hình ảnh chân thực để mô tả cơ chế hình thành sóng thần và thảm họa của sóng thần gây ra cho con người và thiên nhiên.

Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca vào năm 1958 cao đến 525m.

Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.

Căn cứ xác định:

+ Người viết căn cứ theo biểu hiện của đối tượng, đối chiếu mức độ sóng thần theo trình tự từ yếu đến mạnh.

+ Ở ngoài khơi xa: sóng nhỏ và yếu: là một chuỗi sóng có tốc độ cao, lên đến 800km/giờ.

+ Khi dịch chuyển trên đại dương: chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao của chóp chỉ khoảng vài mét.

+ Vào gần bờ: hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt kinh hoàng.

Căn cứ để nhận biết qua việc sử dụng từ ngữ: không phải là, mà là, nói cách khác,…

b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vành đai lửa châu Á – Thái Bình Dương”.

Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.

Căn cứ để xác định:

  • Người viết căn cứ theo biểu hiện của đối tượng, người viết so sánh mức độ hai trận động đất:

+ Thảm họa sóng thần chấn động ngày 26/12/2004 là hệ quả của trận động đất xảy ra do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ-ma (Burma). Trận động đất cực mạnh với 9 độ rích-te (richter), lớn nhất trong bốn thập niên.

+ Trận động đất Gút Phrai-đây (Good Friday) 9,2 độ rích-te (richter) tấn công A-lát-xca vào năm 1964 và là trận lớn thứ tư kể từ năm 1990.

Căn cứ để nhận biết qua việc sử dụng từ ngữ: ngoài ra, cao hơn, lớn nhất,…

c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình … đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.

Căn cứ xác định theo biểu hiện của đối tượng, người viết so sánh đối chiếu giữa dấu hiện biển bình thường với dấu hiệu biển sắp có sóng thần:

  • Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những on sóng không đồ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới.
  • Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường.
  • Nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.
  •  Nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ.

Căn cứ để nhận biết qua việc sử dụng từ ngữ: Đầu tiên, sau đó, hoặc,…

Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến …. ngày 17/07/1998, sóng thần lfam hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết ấy trong đoạn văn.

Thông tin cơ bản của đoạn văn được thể hiện qua các chi tiết:

  • Thông tin cơ bản của đoạn văn: Thảm họa sóng thần trong lịch sử.
  • Các chi tiết giới thiệu các trận sóng thần trong lịch sử:

+ Năm 365, sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) làm hàng nghìn người thiệt mạng.

+ Sóng thần lớn nhất lịch sử xxary ra vào ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a (Krakatoa) tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến 36.000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra.

+ Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26.000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản.

+ Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile). Ngày 16/8/1976, hơn 5000 người chết tại Mo-ro, Phi-líp-pin.

+ Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê.

  • Vai trò của các chi tiết: Các chi tiết là những dẫn chứng chân thực, tiêu biểu, cụ thể về thời gian, địa điểm, số liệu,… có vai trò quan trọng trong việc phản ánh chân thực, rõ nét thông tin cũng như sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.

Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.

Những loại phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh, sơ đồ.

  • Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản:

+ Sơ đồ tóm tắt cơ chế hình thành sóng thần do động đất dưới đáy biển gây ra giúp người đọc hình dung và tưởng tượng được rõ hơn về sóng thần. Đồng thời giúp người đọc hình dung và tưởng tượng được rõ hơn về sóng thần. Đồng thời nắm bắt được kiến thức khoa học chuẩn xác về sự hình thành sóng thần/

+ Hình ảnh minh họa ở đoạn văn cuối giúp cụ thể hóa thảm họa hiện tượng sóng thần gây ra cho con người và thiên nhiên. Khi đọc văn bản, người đọc thấy được sức tàn phá khủng khiếp của sóng thần đối với thiên nhiên và con người.

Từ đó, giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, không bị khô khan mà thuyết phục hơn.

Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra thảm họa sóng thần. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.

Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.

Kết luận

Tài liệu soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần đã được tổng hợp đầy đủ thông tin các câu hỏi trong bài học. Những nội dung được chia sẻ tại The POET – thepoetmagazine.org sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung của văn bản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet