Bánh chưng hay bánh trưng đúng chính tả?
Bánh chưng hay bánh trưng là hai từ dễ bị nhầm lẫn trong cả văn viết và văn nói. Nhiều bạn chưa phân biệt được trong hai từ này từ nào mới đúng chính tả, hãy cùng The Poet Magazine tìm hiểu để sửa lỗi chính tả khi sử dụng.
Bánh chưng hay bánh trưng? Từ nào đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt, chỉ có từ “bánh chưng” hoàn toàn không có từ “bánh trưng”. Vì vậy, từ “bánh chưng là đúng chính tả và ngược lại từ “bánh trưng” bị sai chính tả.
Nhiều người có trình độ chuyên môn cao hay nhiều người nổi tiếng khác vẫn hay nhầm lẫn hai từ này, thay vì sử dụng bánh chưng lại dùng từ bánh trưng.
Giải thích nghĩa các từ
Biết được nghĩa của từ bạn sẽ phát âm chuẩn hơn và tự tin trong giao tiếp, từ đó tránh mắc phải những lỗi sai cơ bản về chính tả.
1/ Bánh chưng nghĩa là gì?
Bánh chưng có nghĩa là tên gọi của một món ăn truyền thống của Việt Nam, thường xuất hiện trong các dịp lễ lớn như Tết hay giỗ tổ Hùng Vương. Làm bánh chưng nhằm thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và đất trời.
Chưng trong chưng cất, nghĩa là mang đi hấp nước, nhưng thực tế sẽ luộc bánh khoảng 9 – 12 tiếng.
Ví dụ:
- Luộc bánh chưng ngày Tết, gia đình quây quần bên nhau.
- Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.
2/ Bánh trưng nghĩa là gì?
Bánh trưng là từ bị viết sai chính tả, từ này vô nghĩa nên không được dùng trong tiếng Việt giao tiếp và văn viết. Trưng ở đây nghĩa là trưng bày, mang hàm ý trang trí, làm đẹp, khi ghép với từ bánh sẽ không mang ý nghĩa cụ thể nào.
Xem thêm:
- Chia 5 sẻ 7 hay chia 5 xẻ 7 đúng chính tả? Nghĩa là gì?
- Xẻ gỗ hay sẻ gỗ? Từ nào đúng?
- Chia sớt hay chia xớt đúng chính tả? Nghĩa là gì?
Kết luận
The Poet Magazine đã lý giải ý nghĩa và hướng dẫn cách dùng từ bánh chưng hay bánh trưng một cách phù hợp. Việc dùng đúng từ theo quy chuẩn ngôn từ trong tiếng Việt giúp bạn truyền tải thông tin tới người khác nhanh và chuẩn xác.