Soạn bài Buổi tiễn đưa (trích Chinh phụ ngâm) SGK Văn lớp 9 Kết nối tri thức
Soạn văn lớp 9 bài Buổi tiễn đưa giúp bạn hiểu rõ nội dung tác phẩm khắc họa cuộc chia ly trong hoàn cảnh chiến tranh. Người phụ nữ có chồng phải cô đơn, lẻ loi với nỗi buồn trông ngóng chồng từ tiền tuyến trở về.
Nội dung bài Buổi tiễn đưa
* Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặc Trần Côn, bản dịch Đoàn Thị Điểm *
Đường giong ruổi, lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,
Bước đi một bước dây dây lại dừng.
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Kê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Tác giả Buổi tiễn đưa
Nhà thơ Đặng Trần Côn được ước đoán sinh ra khoảng năm 1710 đến 1720, mất vào năm 1745. Ông sống vào thời Lê Trung Hưng và quê nhà ở làng Nhân Mục (hay làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Sau khi đỗ Hương cống, ông tiếp tục thi Hội nhưng không thành nên chuyển sang làm huấn đạo trường phủ. Ông được thăng chức lên tri huyện Thanh Oai và Ngự sử đài chiếu khám.
Với những cống hiến lớn dành cho sự nghiệp văn học, ông đã được công nhận là Danh nhân văn hóa. Các tác phẩm của ông đều truyền tải giá trị sâu sắc và khắc họa tình cảm nhân vật khéo léo.
Về tác phẩm
Buổi tiễn đưa được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là khúc ngâm ai oán trước cảnh chia ly trong chiến tranh. Những xúc cảm tình nghĩa, yêu thương mà người chinh phụ dành cho chồng, lo lắng vì chàng phải xông pha ra trận được khắc họa chi tiết.
Buổi tiễn đưa thuộc thể thơ gì?
Bài Buổi tiễn đưa thuộc thể thơ song thất lục bát. Số chữ giữa các câu có sự khác biệt tạo nên điểm nhấn để truyền tải cảm xúc đến người đọc.
Buổi tiễn đưa sáng tác năm bao nhiêu?
Buổi tiễn đưa trích trong Chinh phụ ngâm được Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán, giai đoạn nửa đầu thế kỉ XVIII, khoảng năm 1741.
Hoàn cảnh sáng tác Buổi tiễn đưa như thế nào?
Bài thơ Buổi tiễn đưa Lớp 9 được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ vô cùng rối ren. Các cuộc chiến tranh gây ra chia ly trên khắp đất nước đã khiến người chinh phụ phải xa chồng, người chinh phu phải gác lại đèn sách để mang vũ khí ra trận.
Xuất xứ Buổi tiễn đưa – Tác phẩm in trong tập thơ nào?
Buổi tiễn đưa nằm trong tập thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741, giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng.
Bố cục Buổi tiễn đưa gồm mấy phần?
Bài thơ Buổi tiễn đưa Lớp 9 gồm sáu phần:
- Phần 1: 4 câu đầu: Người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường.
- Phần 2: 8 câu tiếp theo: Khát vọng của người chinh phu.
- Phần 3: 8 câu sau: Tâm trạng người chinh phụ trong buổi tiễn đưa.
- Phần 4: 8 câu tiếp: Chi tiết gợi liên tưởng đến việc binh đao nơi chiến trường.
- Phần 5: 8 câu sau: Cảnh li biệt của người chinh phu, chinh phụ.
- Phần 6: Các câu còn lại: Cảm xúc của người chinh phu, chinh phụ sau buổi chia li.
Ngôi kể trong bài thơ Buổi tiễn đưa là gì?
Tác phẩm được viết ở ngôi thứ ba.
Giải thích ý nghĩa nhan đề Buổi tiễn đưa?
Tên bài thơ là Buổi tiễn đưa gợi ra khung cảnh chia ly đầy đau thương, không nỡ của người chinh phụ và người chinh phu trong chiến tranh.
Thông điệp bài thơ Văn 9 Buổi tiễn đưa là gì?
Bài thơ Buổi tiễn đưa khắc họa khung cảnh chia ly đầu lưu luyến và không nỡ của đôi vợ chồng trong cảnh chiến tranh. Người chinh phu nuôi chí lớn muốn xông pha bảo vệ quê hương, dáng vẻ hiên ngang nhưng trong lòng lại chẳng nỡ rời xa vợ, con. Người chinh phụ đau thương, ai oán, không muốn để chồng ra đi nhưng vẫn tôn trọng quyết định của chàng, thể hiện đức tính tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Phương thức biểu đạt trong bài Buổi tiễn đưa là gì?
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm để thể hiện tâm trạng sầu khổ của các nhân vật khi phải chia xa người mình yêu thương.
Biện pháp tu từ sử dụng trong bài Buổi tiễn đưa Lớp 9?
- Sử dụng phép đối
- Câu hỏi tu từ
- Lặp từ
Sơ đồ tư duy Buổi tiễn đưa
Thông tin chính về tác giả và tác phẩm Buổi tiễn đưa:
Giá trị tác phẩm Buổi tiễn đưa
Giá trị nội dung: Bài thơ gợi ra hình ảnh li biệt của người phụ nữ có chồng phải đi ra chiến trường đánh trận. Người chinh phụ lẻ loi, cô đơn với nỗi buồn khắc khoải khi mang tâm trạng trông ngóng chồng trở về. Tác phẩm phản ánh thái độ oán ghét đối với chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã khiến đời sống nhân dân lầm than và đề cao quyền sống, khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng giúp truyền tải thông điệp oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Những từ ngữ được sử dụng khéo léo kết hợp với thể thơ song thất lục bát tạo điểm nhấn cho người đọc.
Soạn bài Buổi tiễn đưa Lớp 9 Kết nối tri thức Trước khi đọc
Soạn bài Buổi tiễn đưa trước khi đọc giúp bạn hình dung cơ bản các nội dung mà tác phẩm sẽ truyền tải. The POET hướng dẫn trả lời câu hỏi Trước khi đọc trong sách giáo khoa trang 41 Kết nối tri thức.
1/ Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Theo kiến thức em đã tìm hiểu thì đầu thế kỉ XVIII ở đã có nhiều cuộc chiến xảy ra trên đất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất là chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh và Nguyễn từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Sự tranh giành quyền lực đã tạo ra một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong lịch sử Việt Nam.
2/ Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Những cuộc tiễn đưa trong hoàn cảnh chiến tranh hoàn toàn khác biệt so với tiễn đưa trong cuộc sống bình thường. Nếu trong hoàn cảnh bình thường như đi học xa nhà hoặc làm việc ở nước ngoài thì người nhà vẫn có thể liên lạc, không nguy hiểm đến tính mạng. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh thì buổi tiễn đưa có thể là lần cuối gặp mặt bởi việc hy sinh trên chiến trường là hết sức bình thường. Người thân không thể biết bao giờ người ra đi mới có thể trở về nên nó trở nên luôn lo lắng, sầu khổ.
Soạn văn Buổi tiễn đưa sgk Ngữ văn 9 tập 1 Đọc văn bản
Phần đọc hiểu Buổi tiễn đưa (trích Chinh phụ ngâm) gồm các câu hỏi cụ thể giúp bạn nắm được nội dung chi tiết của bài thơ:
1/ Những chi tiết miêu tả người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường
Những câu thơ lúc lên đường miêu tả người chinh phu:
“Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn
…lòng bận thê noa
Sầu lên ngọn ải…”
⇒ Hình ảnh người chinh phu khi ra đi với cung tên đeo trên lưng tạo cảm giác vững chãi, hiên ngang nhưng sâu bên trong là cảm xúc bịn rịn, lưu luyến với vợ, con, sầu thương khi nghĩ đến chiến trường.
2/ Khát vọng của người chinh phu.
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiêng theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng…
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa…
Giã nhà đeo đức chiến bào…”
⇒ Người chinh phu có sức trẻ, nhiệt huyết mang theo tinh thần hào kiệt xông pha ra chiến trường với mục tiêu bảo vệ đất nước. Chàng cất giấy bút, đồ dùng học tập để mang lên vũ khí chiến đấu, quyết tâm tung hoành ngang dọc, không ngại hiểm nguy.
3/ Tâm trạng của người chinh phụ
Tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện rõ nét qua các câu thơ:
“Đưa chàng lòng dằng dặc buồn…
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi một dây dây lại dừng.”
⇒ Người chinh phụ trước cảnh phải tiễn đưa chồng ra chiến trường mang theo tâm trạng vô cùng buồn bã, một nỗi buồn khôn nguôi. Vì lo lắng cho chồng mà dặn dò đủ điều, mãi quyến luyến chẳng chịu rời, không nỡ để chàng đi về phía hiểm nguy.
4/ Các chi tiết gợi liên tưởng đến binh đao.
- Múa gươm rượu tiễn…
- Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo…
- Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống…
5/ Cảnh li biệt của người chinh phu, người chinh phụ.
- Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này (Cây cầu bắc ngang qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng giữa nơi hậu phương và tiền tuyến)
- Khung cảnh: Bên đường trông bóng cờ bay… (Đội quân chiến đấu đã sẵn sàng chờ đợi người chồng gia nhập và cùng nhau xuất phát đến quân doanh xa xôi).
- Tâm trạng: Người vợ phải rời xa chồng vô cùng xót xa và đau đớn, lòng như cắt thành từng khúc ruột bởi không biết khi nào mới được gặp lại.
6/ Cảm xúc của người chinh phu, người chinh phụ sau lúc chia li
Sau lúc chia li, người chinh phu phải cùng đội quân tiến về phía quân thù còn người chinh phụ thì quay về nhà. Tuy vậy, hai người vẫn muốn quay lại để nhìn người mình thương yêu, chỉ tiếc đoạn đường đã quá xa, không thể thấy rõ gương mặt đối phương.
Soạn bài Buổi tiễn đưa Kết nối tri thức lớp 9 Sau khi đọc
1/ Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa:
- Cấu trúc gồm hai cặp câu 7 tiếng, nối tiếp là cặp câu lục bát (6 tiếng và 8 tiếng).
- Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt, thể hiện cảm xúc nhân vật hiệu quả.
Điểm khác nhau giữa thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát:
- Thơ song thất lục bát có câu 7 tiếng, câu 6 tiếng, 8 tiếng trong khi thơ lục bát xen chỉ kẽ câu 6 tiếng và 8 tiếng.
- Giọng điệu: Thể thơ lục bát du dương, mềm mại hơn so với song thất lục bát trầm bổng linh hoạt.
2/ Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Ngồi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Phương án ngắt nhịp:
- 2 câu thất (song thất): 3/4
- Câu lục: 2/4
- Câu bát: 4/4
Tác dụng: Cách ngắt nhịp này giúp khắc họa rõ hành động, tâm sự của sự vật trong cảnh tiễn chồng đi chiến đấu của người chinh phụ. Qua đó, câu thơ cũng trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
3/ Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng ở một số câu thơ trong đoạn trích.
Phép đối:
- Ngòi đầu cầu…Đường bên cầu…
- Nước có chảy…Cỏ có thơm…
- Lòng thiếp…Dạ chàng…
Tác dụng: Miêu tả hình ảnh các sự vật có đôi có cặp để thể hiện tấm lòng hướng về nhau nhưng phải chia xa của người chinh phu và người chinh phụ. Phép đối cũng giúp câu thơ thêm gắn kết và cuốn hút người đọc.
4/ Theo em người chinh phu có thực sự muốn lên đường ra trận hay không? Những chi tiết nào cho biết điều đó?
Theo em, người chinh phu dù rất thương vợ nhưng vẫn thực sự muốn lên đường ra trận để bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Điều này được thể hiện qua chi tiết:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.”
5/ Tiễn chồng ra trận, người chinh phụ mong muốn điều gì? Theo em, vì sao “Đưa chàng lòng dằng dặc buồn” nhưng người chinh phụ vẫn để chồng lên đường ra trận?
- Tiễn chồng ra trận, người chinh phụ buồn bã và muốn chồng không ra nơi chiến trường mà ở nhà chăm sóc gia đình.
- Dù “Đưa chàng lòng dằng dặc buồn” nhưng người chinh phục vẫn để chồng lên đường ra trận bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất đó là người phụ nữ thời xưa thường không có quyền quyết định đối với các vấn đề quan trọng trong gia đình. Thứ hai là nàng tôn trọng quyết định của chồng khi người chinh phu rất muốn thực hiện chí làm trai, muốn tham gia bảo vệ đất nước nên dù rất buồn người vợ vẫn để chồng ra đi thực hiện ước muốn của bản thân.
6/ Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
Biện pháp tu từ sử dụng:
- Phép đối: “Lòng chàng ý thiếp…”
- Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?”
- Lặp từ: “ngàn dâu”
Tác dụng: Biện pháp tu từ trong bốn câu thơ cuối có tác dụng kết lại đoạn thơ và hoàn thiện khúc ngâm về tâm trạng ai oán, buồn khổ của nhân vật trữ tình khi đã thật sự rời xa nhau. Lúc này, dù họ có ngoảnh nhìn cũng không thể nhìn thấy người kia, ai sầu hơn ai khó để xác định bởi ai cũng buồn nhiều.
7/ Cảm xúc của người chinh phụ và người chinh phu trong buổi tiễn đưa giúp em hiểu gì về giá trị của cuộc sống?
Bài thơ khắc họa khéo léo tiếng lòng của người chinh phụ đầy trắc ẩn, thể hiện cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Đây là khúc ngâm về tình yêu, sự chia ly và cả về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.
8/ Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Hình ảnh ấn tượng trong đoạn trích Buổi tiễn đưa:
“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.”
Tấm lòng của người chinh phụ tựa như ánh trăng dõi theo từng bước chân của người mình thương nơi xa, bên cạnh người chồng chí lớn luôn mong mỏi “tìm cõi Thiên San”, cầu mong cho người bình an.
Soạn bài Buổi tiễn đưa Kết nối tri thức Lớp 9 Viết kết nối đọc
Viết kết nối đọc trong soạn bài Buổi tiễn đưa quan trọng để bạn ghi nhớ và rút ra ý nghĩa tác phẩm đối với bản thân.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận
Buổi tiễn đưa (Chinh phụ ngâm) diễn ra nỗi sầu đầy bi thương của cuộc chia li người chinh phụ và chồng trong hoàn cảnh chiến tranh. Đoạn trích cũng thể hiện rõ ràng tâm trạng người chinh phu khi rời xa gia đình ra đi bảo vệ tổ quốc. Người chinh phu mang theo khát vọng của tuổi trẻ, sự “hào kiệt” để từ bỏ đèn sách, cầm đao ra trận, quyết tâm phá ta thế giặc muốn lăm le xâm chiếm bờ cõi. Ý chí mạnh mẽ của chàng khiến mọi việc khó khăn trở nên nhẹ tựa lông hồng. Khoác lên “chiến bào”, người chinh phu ra đi trong tiếng sáo và hàng cờ bay phấp phới. Lúc này, người chinh phụ lại nặng đầy cảm xúc sau cuộc chia li. Hình bóng chồng xa dần, đối lập với nơi chàng “mưa gió” thì nơi thiếp “chiếu chăn”, ngăn rẽ đôi ta. Nơi người chồng ngoảnh lại “Hàm Kinh”, chốn kinh đô, còn nàng ở lại trông bến “Tiêu Tương”, nơi đầy những đau đớn và nước mắt. Khoảng cách cứ xa dần, cả hai dù có trông lại phía nhau thì cũng chẳng thể thấy, chẳng thể hiểu.
Xem thêm:
- Hướng dẫn đọc, soạn bài văn 9 Kết nối tri thức (đầy đủ)
- Dế chọi văn 9 Kết nối tri thức: Tác giả, tác phẩm
Kết luận
Soạn bài Buổi tiễn đưa chi tiết giúp bạn nắm vững nội dung tác phẩm, hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn để trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Đây là bài thơ mang theo ý nghĩa lớn lao khắc họa cuộc chia ly trong hoàn cảnh chiến tranh cùng nỗi sầu muộn của người phụ nữ có chồng phải ra trận.