Cái chúc thư (Vũ Đình Long) – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cái chức thư, học sinh sẽ hiểu được bản chúc thư thường được trình bày thế nào, mục đích sử dụng ra sao. The Poet tổng hợp các vấn đề được yêu cầu trong sách giáo khoa sẽ được giải đáp đầy đủ.
Giới thiệu Cái chúc thư chân trời sáng tạo
Trong chương trình Ngữ văn 8, Cái chức thư là tác phẩm hay, để lại nhiều bài học ý nghĩa. Học sinh cần tìm hiểu rõ nội dung của tác phẩm để phục vụ quá trình nghiên cứu, hiểu sâu thông điệp được truyền tải.
- Thể loại: Hài kịch.
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3.
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Được Vũ Đình Long phóng tác từ vở hài kịch Lê-ga-tê Uy-ni-xéc-xen (Ra-nha). Tác phẩm đã được in trong Tuyển tập kịch Vũ Đình Long, NXB Hội nhà văn, 2000).
- Phương thức biểu đạt: Tự sự. Văn bản này sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, đối thoại và độc thoại. Ngoài ra, còn có hành động của nhân vật cũng được thể hiện qua người kể chuyện.
- Giọng đọc: Diễn cảm theo từng vai.
- Đề tài: Châm biếm.
- Tóm tắt: Trong văn bản, cụ Di Lung là nhân vật chính đang mắc phải bệnh nặng, nguy cơ cao sẽ không qua khỏi. Cuối đời, cụ chưa biết sẽ để gia tài cho ai, Hy Lạc, Khiết và Lý bàn với nhau để mời công chứng đến nhà lập chúc thư giả. Khiết đã cải trang làm ông Di Lung, sau đó lừa công chứng viên.
- Giá trị nội dung: Tác giả đang muốn phê phán bản chất giả dối, sự lố lăng và đồi bại của xã hội ngày ấy. Cụ thể, văn bản này đang lên án anh em bất chấp tình thân, tình thương để trục lợi, thể hiện rõ nét qua tình huống kịch. Nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý đại diện kẻ xấu, ham tiền tài, bất chấp trục lợi cho mình, đối phó với chính người thân.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm xây dựng chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng, xây dựng và phát triển tình huống độc đáo. Tác giả có ngòi bút miêu tả sắc sảo, vẽ chi tiết từng nhân vật qua đoạn trích.
- Bố cục 2 phần:
Phần 1 (Từ đầu đến “Làm việc ám muội này” | Dự báo màn kịch sắp diễn ta với viên công chức. |
Phần 2 (Còn lại) | Vở kịch diễn ra khi viên công chức đến. |
Chuẩn bị đọc khi soạn Cái chúc thư
Soạn bài Cái chúc thư trước khi đọc giúp học sinh nắm được vấn đề có liên quan văn bản trích tại sgk ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Cụ thể, bạn biết chúc thư thường có cấu trúc, nội dung, mục đích và người lập là ai.
Câu 1. Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều gì bảo đảm cho một bản chúc thư có giá trị?
– Khái niệm: “Chúc” là lời dặn dò, phó thác. “Thư” là văn bản. “Chúc thư” (còn gọi là “Di chúc”) là văn bản ghi lại lời dặn dò của người chỉ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. Chúc thư, di chúc viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý. Nếu không biết chữ, hoặc yếu quá không viết được nữa thì nhờ người khác viết, đọc lại cho nghe rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào dưới. Di chúc của nhà vua thì gọi là di chiếu.
– Nội dung, mục đích của chúc thư:
+ Nội dung chính của chúc thư thông thường là việc chia gia tài của người chủ gia đình trước khi mất. Đồng thời, có thể định trách nhiệm sẵn cho các con cháu, mua sắm bộ hậu sự (áo quan) có người còn dặn trước cả việc chôn cất, tang chế, cỗ bàn, đình đám…
Để chúc thư có giá trị, khi lập chúc thư cần có đại diện nhà nước (cán bộ UBND, công chứng viên, luật sư…), có người làm chứng; có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập chúc thư và chữ kí của người tham gia.
+ Nội dung chính di chiếu của nhà vua giao cho ai là đại thần có mệnh phò thái tử lên ngôi. Nếu ngôi thái tử chưa định thì chuyền chỉ cho hoàng tử nào nối ngôi…
Để di chiếu có giá trị, nhà vua sai sử quan ghi lại di chiếu, có sự chứng kiến của các quan đại thần, sau đó đóng ấn triện vào di chiếu. Khi vua mất, các quan đại thần tổ chức đọc công bố di chiếu.
+ Nội dung chính di chúc của người lãnh đạo đất nước thường ghi lại những nguyện ước, mong muốn mọi người phải thực hiện, dặn dò về việc tổ chức tang lễ, những việc đang làm dở cần tiếp tục thực hiện (ví dụ: Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
Để di chúc có giá trị, người lãnh đạo đất nước thường tự tay ghi lại, hoặc gia cho thư kí soạn thảo theo ý mình, có sự soạn thảo với các lãnh đạo khác, sau đó kí tên. Khi người lập di chúc mất, người lãnh đạo nhà nước tổ chức công bố di chúc.
Trải nghiệm cùng văn bản ngữ văn 8 Cái chúc thư
Soạn bài Cái chúc thư chân trời sáng tạo chi tiết để đi sâu khám phá nội dung và nghệ thuật được sử dụng. Học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi được đặt ra để làm rõ các vấn đề.
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư giả mạo danh này?
Các nhân vật tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh có thể đối mặt với hiện thực:
Tóm tắt Cái chúc thư cho thấy, có hai khả năng sẽ xảy ra với các nhân vật:
– Một là, các nhân vật tham gia làm chúc thư thực hiện được ý đồ của mình một cách trót lọt. Họ đạt được mục đích của mình trong việc giả mạo chúc thư để làm lợi cho bản thân.
– Hai là, việc làm giả chúc thư có thể bị lộ và như vậy, điều này là vi phạm pháp luật và người làm giả chúc thư có thể bị xử lí như sau (theo quy định của pháp luật):
+ Không được quyền hưởng di sản.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu giả mạo di chúc nhằm hướng đến một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí người để lại di sản thì sẽ không được quyền hưởng di sản. (Tuy nhiên, nếu người để lại di chúc biết về hành vi của người làm giả di chúc nhưng trong di chúc hợp pháp của mình vẫn cho họ hưởng di sản thì người làm giả di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế).
+ Bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu một người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng. Do đó, có thể coi việc giả mạo di chúc của người khác là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu làm giả di chúc đồng nghĩa người này làm giả chữ ký của người lập di chúc và làm giả cả dấu của tổ chức hành nghề công chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu di chúc có công chứng hoặc chứng thực).
Do đó, nếu làm giả di chúc trong trường hợp này, người làm giả có thể bị xử lý tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó, khung hình phạt cho tội này được quy định cụ thể tại khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tù với khung hình phạt lên đến 7 năm tù giam.
Câu 2: Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện âm mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy?
– Hy Lạc tràn đầy hi vọng về tương lai tươi sáng do hắn nghĩ ra: sống sung sướng, lấy được người mình yêu, vì thế hắn ra sức trấn an Khiết và Lý.
– Khiết rất run sợ, luống cuống và lo lắng. Hắn sợ chuyện bại lộ sẽ bị tù một gông; luống cuống, hồi hộp khi thay đổi trang phục của vụ Di Lung; lại lo lắng mặc quần áo của ông sẽ bị lây bệnh.
– Lý tuy điềm tĩnh nhưng vẫn phân vân, thể hiện qua việc thị giúp cho Hy Lạc nhưng vẫn cần trong xem lại Khiết giả mạo nhìn có giống ông cụ không.
Câu 3: Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với chính mình (độc thoại) trong lớp VI?
Các câu độc thoại là các câu mà nhân vật nói riêng chính mình.
– Hy Lạc:
+ Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại này láo quá!
+ Thằng bợm này nó chơi mình một vố khá đấy.
+ Cho Lê Văn Khiết! Có lẽ nó mơ hồ rồi. Hay là nó có ý gì?
+ À! Thằng phản bội.
+ Con chó! Quân phản bội!
+ Thằng đểu cáng này có cắt xén mãi thì hết mất còn gì!
– Lý:
+ Tội nghiệp cho ông, sống sao chết vậy.
+ Ông đã hứa không quên mình mà.
+ Cảm tạ Trời Phật.
Các lượt khác trong lớp thứ VI đều là đối thoại giữa các nhân vật.
Câu 4: Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách như thế nào?
– Hy Lạc là một người mưu mô. thủ đoạn, tham lam, của cải vật chất, bất chấp tất cả chỉ để giành được gia sản của bác mình, là người vô tình vô nghĩa.
– Khiết là một người tham lam, vì lợi quên nghĩa mà phản bội chủ mình, đồng lõa và giúp sức cho Hy Lạc nhưng vẫn sợ bị bại lộ; hắn còn có sự gian trá nhất định khi biết lợi dụng tình thế để làm lợi cho mình.
– Lý là một người tham lam, vì lợi quên nghĩa mà phản bội bác mình; nhưng biết cách lợi dụng người khác (lợi dụng Khiết và cả Hy Lạc) để làm lợi cho bản thân; cô ta cũng rất khôn ngoan trong cách nói năng và bộc lộ cảm xúc giả tạo.
Suy ngẫm và phản hồi Cái chúc thư Vũ Đình Long
Sau khi trả lời các câu hỏi trước và trong khi đọc văn bản Cái chúc thư lớp 8, học sinh bắt đầu suy ngẫm lại. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp bạn dễ dàng tổng hợp kiến thức hơn.
Câu 1: Nếu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. Có thể sử dụng mẫu bảng sau (làm vào vở):
Nhân vật | Hành động kịch qua lời đối thoại | Hành động kịch qua lời độc thoại | Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc | |||
Khiết | |||
Lý |
Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.
Về hành động kịch:
Nhân vật | Hành động kịch qua lời đối thoại | Hành động kịch qua lời độc thoại | Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc | – Bộc lộ mục đích và hi vọng tốt đẹp khi làm giả chúc thư.
– Trấn an khi thấy Khiết lo lắng, run sợ. – Tin tưởng việc làm giả chúc thư sẽ thành công. – Nhân danh tình yêu để che giấu sự tham lam, gian xảo. – Giả vờ yêu thương, quan tâm, đau buồn khi nghe cụ Di Lung (do Khiết giả mạo) trao quyền thừa kế. – Bực bội, tức tối khi Khiết muốn để tiền cho Lý và Khiết. |
– Bộc lộ sự bực bội, tức tối và chửi thầm Khiết vì để nhiều tiền cho Lý và tự ý để tiền cho mình.
– Lo lắng cho phần tài sản còn lại của mình khi Khiết tự ý phân chia. |
– Bày mưu tính kế làm giả chúc thư.
– Chửi thầm. – Tâm trạng bộc lộ theo tình huống kịch: Tức giận, bất ngờ, vui mừng… |
Khiết | – Lo lắng, run sợ bị phát hiện làm giả chúc thư nhưng vẫn làm liều.
– Hồi hộp, luống cuống khi thay trang phục đóng giả ông cụ. – Khôn khéo cho đóng cửa làm tối căn phòng và bảo Hy Lạc ngồi cạnh vì sợ bị phát hiện. – Cho Hy Lạc và Lý ở cạnh để vững tâm thực hiện ý đồ. – Tự ý phân phát tài sản và để tiền cho mình. |
– Luống cuống, hồi hộp khi giả mạo cụ Di Lung.
– Tâm trạng bộc lộ theo tình huống kịch: giả vờ tức giận, vui mừng… |
|
Lý | – Giúp sức tích cực cho Khiết đóng giả bác (cụ Di Lung là bác họ của Lý).
– Muốn ở bên cạnh Khiết theo yêu cầu của Khiết và để theo dõi Khiết. – Giả vờ đau đớn, xót thương khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài. – Khuyên bảo Hy Lạc để được lợi cho mình. |
– Sợ Khiết để quên tiền cho mình.
– Vui mừng kín đáo khi được chia tiền và việc làm giả hoàn thành. |
– Tâm trạng bộc lộ theo tình huống kịch: giả vờ đau đớn, xót xa, vui mừng kín đáo. |
Về xung đột kịch:
– Trong màn kịch này, xung đột kịch là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”. Bởi vì các nhân vật trong màn kịch đều là hiện thân của “cái thấp kém”.
+ Hy Lạc là một người mưu mô, thủ đoạn, tham lam của cải vật chất, bất chấp tất cả chỉ để giành được gia sản của bác mình, là người vô tình vô nghĩa.
+ Khiết là một người tham lam, vì lợi ích quên nghĩa và gian trá.
+ Lý là một người tham lam. vì lợi ích quên nghĩa, biết cách lợi dụng người khác và rất khôn ngoan trong cách nói năng và bộc lộ cảm xúc giả tạo.
Câu 2: Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý.
Một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật Hy Lạc, Khiết và Lý được thể hiện qua bảng:
So sánh | Hy Lạc | Khiết | Lý |
Giống nhau | Cả ba nhân vật đều là kẻ tham lam, cơ hội, vì lợi quên nghĩa, biết việc làm là sai trái nhưng vẫn thực hiện vì động cơ thấp kém, hèn hạC. | ||
Khác nhau | Kẻ vô tình vô nghĩa, mưu mô, thủ đoạn, vì lợi ích mà bất chấp tất cả. | Lo lắng, run sợ vì việc làm sai trái, biết lợi dụng tính thế làm lợi cho bản thân. | Là người giả nhân giả nghĩa, không khéo để trục lợi cho bản thân và né tránh bản thân và né tránh trực tiếp tham gia việc xấu. |
Câu 3: Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Qua màn kịch “cái chúc thư”, tác giả Vũ Đình Long muốn phê phán mãnh liệt thói xấu của con người trong xã hội: đó là sự giả dối, vô tình vô nghĩa, vì lòng tham mà bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo lí, sẵn sàng làm trái lương tâm và pháp luật.
Điều này được thể hiện qua các chi tiết, tình huống kịch và tính cách nhân vật: Hy Lạc lập mưu chiếm đoạt tài sản của bác Di Lung, Khiết và Lý cùng tham gia giúp sức cho Hy Lạc.
Câu 4: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.
– Mâu thuẫn trong bản thân mỗi nhân vật qua hành động, lời nói:
+ Nhân vật Hy Lạc: Là cháu của cụ Di Lung nhưng vì lòng tham nên rắp tâm làm giả di chúc để chiếm đoạt tài sản của cụ, thỏa mãn lòng tham lam của mình; mục đích thỏa mãn lòng tham nhưng lại tự biện hộ nhân danh tình yêu; vui mừng vì thành công làm giả di chúc thư nhưng lại tức tối khi thấy phần tài sản muốn chiếm đoạt bị Khiết phân phát cho Khiết và Lý.
+ Nhân vật Khiết: là đầy tớ nhưng lại phản bội chú; lo lắng, run sợ khi làm giả di chúc nhưng vẫn làm vì lòng tham của bản thân; lấy tiền của cụ Di Lung nhưng lại dặn dò không được chôn cất, tang ma tốn kém; tham lam lấy tiền của cụ Di Lung nhưng lại dặn dò khi chết không chôn cất cạnh “tham quan ô lại”; giúp Hy Lạc chiếm đoạt tài sản của cụ Di Lung nhưng lại tự ý phân phát khối tài sản đó.
+ Nhân vật Lý: là cháu cụ Di Lung nhưng vì lòng tham lam nên giúp sức Hy Lạc, đồng lõa dựng lên màn kịch chúc thư để chiếm đoạt tài sản của cụ; phản bội cụ Di Lung nhưng lại tỏ ra đau đớn, thương cảm cụ Di Lung; bất ngờ vì hành động chia tài tiền cho mình của Khiết nhưng vẫn thấy vui vì được chia 200 nghìn.
– Mâu thuẫn giữa các nhân vật:
Đó là sự mâu thuẫn giữa các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý và cụ Di Lung: cả 3 người đều là người nhà của cụ nhưng rắp tâm chiếm đoạt tài sản của cụ;
Giữa các nhân vật Hy Lạc, Khiết và Lý với nhau: cùng hội cùng thuyền, nhưng lại không đồng lòng. Hy Lạc cho khiết đóng vai cụ Di Lung để làm giả chúc thư nhưng luôn coi chừng Khiết; tức tối với Khiết khi Khiết tự chia phần tài sản cho mình và cho Lý, dù Lý là người yêu mà Hy Lạc sẽ cưới. Khiết giúp sức đắc lực cho Hy Lạc chiếm đoạt tài sản của cụ Di Lung nhưng lại phân phát khối tài sản ấy. Lý là người yêu Hy Lạc nhưng lại vui mừng vì được chia tài sản mà Hy Lạc sẽ chiếm đoạt được.
Câu 5: Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn có mặt trong lớp kich III, IV, V, VI.
b. Cái chúc thư cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa.
Điều này hoàn toàn đúng. Bởi vì:
– Cụ Di Lung có mặt thông qua sự giả mạo của Khiết.
– Cụ Di Lung không trực tiếp xuất hiện nhưng có một số nét tính cách được người đọc (người xem) nhìn nhân: cụ đang ốm nặng; cụ thường mặc áo măng tô, quàng khăn và sử dụng mũ đội đầu; cụ thường đến ăn ở tiệm Phú Huỳnh (còn thiếu nợ và người nhà đều biết hiệu ăn này); cụ giàu có và có nhiều tài sản để lại (có 2 người hầu; có đồ đạc, bát đĩa, tiền mặt, nhà, đất) ; trong cuộc sống, cụ là người cần kiệm.
Ý kiến này hoàn toàn đúng. Vì cái chúc thư luôn tham gia vào cuộc đối thoại, độc thoại của các nhân vật. Qua cái chúc thư, tác giả làm bộc lộ tính cách của nhân vật vắng mặt và lột trần sự giả dối, mưu mô của các nhân vật xuất hiện trực tiếp.
=> Thể hiện chủ đề của văn bản.
Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?
Căn cứ vào những dấu hiệu đặc trưng của thể loại hài kịch. Đó là:
– Nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý là đối tượng của tiếng cười, là hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội: Sự tham lam, vô tình, vô nghĩa, mưu mô, xảo trá.
– Hành động của các nhân vật Hy Lạc, KHiết, Lý bao gồm cả lời thoại đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém, vì các nhân vật đều là hiện thân của cái thấp kém trong xã hội.
– Lời thoại trong màn kịch là lời của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) góp phần thúc đẩy xung đột kịch phát triển.
– Thủ pháp trào phúng trong màn hài kịch này là tạo mâu thuẫn trong lời nói, hành động của các nhân vật; sử dụng thủ pháp tăng tiến: Khiết ngày càng nhập vào cụ Di Lung tốt hơn, càng ngày càng tỏ ra ma lanh, chơi đểu Hy Lạc, còn Hy Lạc ngày càng bực bội, tức giận với Khiết…
– Chủ đề của màn kịch là phê phán mãnh liệt thói xấu của con người trong xã hội: đó là sự giả dối, vô tình vô nghĩa, vì lòng tham mà bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo lí, sẵn sàng làm trái lương tâm và pháp luật.
Câu 7: Cùng với ba bạn trong lớp, em hãy nhập vai và thể hiện lời thoại của một trong bốn nhân vật Hy Lạc, lý, Khiết, Thận Trọng.
Các em lưu ý khi nhập vai nhân vật để thể hiện lớp kịch thứ VI:
– Đọc kĩ lời thoại của các nhân vật (đọc và thuộc lời thoại).
– Hình dung thái độ, tâm trạng, hành động, giọng điệu của các nhân vật.
– Tập diễn xuất đến mức tự nhiên. thể hiện được nhân vật nhập vai.
Xem thêm:
- Loại vi trùng quý hiếm: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương (Lưu Quang Vũ) – Ngữ văn lớp 8
Kết luận
Soạn văn Cái chức thư ở nhà giúp học sinh nắm rõ được những kiến thức trọng tâm của bài học. Thông qua việc chuẩn bị trước, bạn sẽ nắm được nội dung tác giả muốn truyền đạt và giá trị nghệ thuật của văn bản.