Bài thơ Cảm Hoài (Đặng Dung) SGK lớp 12 – Đọc hiểu, tác giả + tác phẩm
Cảm hoài (Nỗi lòng) là bài thơ tự sự của Đặng Dung. Bài thơ là tiếng nói thể hiện ý chí sắt đá của người anh hùng nhưng không may mắn khi không gặp thời thế. Tìm hiểu tổng quan về tác giả tác phẩm văn học lớp 12 – Cảm Hoài.
Nội dung bài thơ Cảm Hoài
Thế sự ngổn ngang đã vội già,
Đất trời bất tận cuộc say ca.
Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tẩy binh khôn lối khéo Ngân Hà.
Quốc thù chưa trả đầu sao bạc,
Bao độ mài gươm ánh nguyệt tà.
Tổng quan về Cảm hoài lớp 12 Kết nối tri thức
Bài thơ Cảm hoài được sáng tác bằng chữ Hán. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này chính là nhà thơ Đặng Dung. Ông viết về thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc. Qua đó, nhà thơ luôn khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh.
Tác phẩm sau này được Nguyễn Khắc Phi dịch và đưa vào sách giáo khoa hiện nay.
Giới thiệu đôi nét về tác giả Đặng Dung
Đặng Dung hiện nay chưa rõ năm sinh. Quê ông ở huyện Thiên Lộc (Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha (tướng quân Trần Ngỗi) tham gia cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và lập được nhiều công lớn. Tuy nhiên, Trần Ngỗi lại nghe lời gièm pha, nghi kỵ và giết Đặng Tất.
Sau khi cha mất, Đăng Dung tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ và chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận đánh.
Đến năm 1414, ông bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc nên đã tuẫn tiết trên đường đi.
Nội dung chính của bài thơ
Nội dung bài Cảm hoài là tiếng nói và tâm sự thể hiện ý chí mãnh liệt của người anh hùng thời thế nhưng không may khi công việc chưa xong mà tuổi già đã đến.
Bố cục bài thơ Cảm hoài
Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần rõ ràng:
- Hai câu đề (câu 1 và 2): Diễn tả một tình thế bi kịch.
- Hai câu thực (câu 3 và 4): Nêu lên cụ thể nỗi niềm thời thế với tâm trạng uất hận của nhà thơ.
Hai câu luận (câu 5 và 6): Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng. - Hai câu kết (câu 7 và 8): Thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu của nhà thơ.
Hoàn cảnh sáng tác Cảm hoài
Tác phẩm ra đời khi Đặng Dung đem quân giúp vua Trùng Quang Đế nhà Hậu Trần. Tuy nhiên, do lòng người ly tán, quân binh thì ít ỏi, lương thực lại thiếu thốn nên cuối cùng trận chiến đã thất bại. Đó chính là cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.
Cảm hoài thuộc thể thơ – thể loại gì?
Cảm hoài được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Phương thức biểu đạt trong bài thơ là gì?
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?
Cảm hoài sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài, bao gồm: Phương thức ẩn dụ, đối, điển tích và so sánh. Các biện pháp tu từ này được sử dụng ở hai câu thực nhằm thể hiện sự trăn trở, lo âu của nhân vật trữ tình.
Giá trị nghệ thuật và thông điệp của bài thơ?
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung giúp bạn không bỏ lỡ những thông tin quan trọng của tác phẩm này.
- Giá trị nội dung: Qua lời tâm sự trước hoàn cảnh và thời cuộc, nhà thơ thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của mình trước tình thế ngặt nghèo, vận nước gian nan. Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng của hào khí Đông – A.
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng nghệ thuật đối lập, hình tượng hùng tráng và nhiều điển cố. Từ đó, giúp câu thơ có độ súc tích, giàu dư âm và góp phần thể hiện sâu sắc nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Sơ đồ tư duy bài thơ Cảm hoài
Nội dung chính của bài thơ được The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) tổng hợp ngắn gọn thành những ý chính, cụ thể như sau:
Cảm hoài đọc hiểu
Muốn nắm rõ nội dung bài thơ, học sinh cần chuẩn bị soạn bài Cảm hoài trước khi đến lớp. Giải đáp phần sau khi đọc giúp học sinh không bỏ lỡ những thông tin quan trọng và dễ dàng phân tích giá trị của bài thơ này.
1/ Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhà thơ Đặng Dung.
2/ Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì?
- Hình ảnh trong bốn câu thơ đầu bao gồm: Trời đất rộng lớn, khúc ca say, tên hàng thịt, kẻ câu cá và bậc anh hùng. Từ những hình ảnh cho thấy thế sự ngổn ngang, đất trời công thành dễ, anh hùng hận xót xa.
- Hoàn cảnh – tình thế phức tạp. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng của giặc xâm lược đã khơi dậy sự bất bình của nhà thơ, ông muốn được cống hiến cho dân tộc nhưng đành bất lực vì tuổi đã già. Để vơi đi nỗi đau đớn ấy, nhà thơ tìm đến rượu và đắm chìm vào những lời hát. Từ đó đã thể hiện quan niệm của nhà thơ về vận khứ của người anh hùng trước sự thành bại của sự nghiệp.
3/ Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh – tình thế đó?
Trước tình thế xã hội loạn lạc lúc bấy giờ, nhân vật trữ tình trở nên cô độc, bất lực và chán trường với thế sự.
4/ Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Ý nghĩa biểu tượng trong hai câu luận bao gồm:
- “xoay trục đất, kéo sông Ngân”: Hình tượng con người to lớn luôn ấp ủ hoài bão. Tác giả mượn ý thơ của Đỗ Phủ (kéo sông Ngân) để thể hiện ý chí chiến đấu kiên cường.
- “rửa binh khí”: Thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu hoặc ý nói đất nước thanh bình không còn cảnh binh lửa.
- “Long Tuyền”: Thanh tể tướng kiếm, là một trong bốn kiếm báu trong kho tàng điển tích Tàu.
Từ những hình ảnh thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình là luôn sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ đất nước khỏi giặc thù.
5/ Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.
Hình ảnh người tráng sĩ đau đáu với mối thù, ngày đêm nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh và sự chinh phục. Khi mối thù ấy vẫn còn, tuổi tác thì đã cao, sức lực lại giảm sút, nhưng tâm hồn người tráng sĩ vẫn bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng. Qua đó toát lên vẻ đẹp bi tráng và ý chí mạnh mẽ của đấng anh hùng cũng là chính tác giả.
6/ Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.
Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ như sau:
- Nội dung bài thơ thể hiện tình cảm, tư tưởng là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.
- Sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại như hình ảnh “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”, “trí chúa”, “vận khứ”, “đồ điếu”.
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
- Sử dụng một thể thơ thất ngôn bát cú, nhà thơ tuân thủ chặt chẽ quy định niêm, luật của thể thơ.
Dàn ý phân tích bài thơ
Để phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, học sinh có thể soạn văn Cảm hoài từ trước. Thông qua đó sẽ dễ dàng nắm vững nội dung của bài thơ và biết cách sử dụng câu văn phân tích hợp lý. Dàn ý phân tích bài thơ Cảm hoài cụ thể như sau:
Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Đặng Dung và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm hoài.
Thân bài: Phân tích chia làm 4 phần chính theo bố cục bài thơ.
- Hai câu đề: Sự giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc. Câu thơ là lời than thở của nhân vật trữ tình.
- Hai câu thực: Hai câu thơ nói về thời thế từ xưa đến nay. Đây là những kết luận được rút ra từ kinh nghiệm đầy máu và nước mắt.
- Hai câu luận: Nhà thơ giãi bày nỗi lòng bất lực trước bi kịch đang xảy ra.
- Hai câu kết: Nói lên ý chí quật cường và tinh thần chiến đấu nhiệt huyết của người anh hùng.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Xem thêm:
- Chuẩn bị soạn văn 12 Kết nối tri thức tập 1: Trả lời câu hỏi trong các tác phẩm SGK
- Nội dung bài thơ Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa
Kết luận
Cảm hoài là một bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và sắt đá của người anh hùng thời thế. Không những thế, tác phẩm còn thổ lỗ cho ta thấy những ước muốn nhân văn về một tương lai hòa bình và thịnh vượng hơn. Một tương lai không còn chiến tranh và chết chóc.