Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm): Tác giả, tác phẩm

Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền) là một văn kiện quan trọng vua Quang Trung được Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789.

Tác phẩm thể hiện chủ trương của vua trong việc xây dựng đất nước. Tìm hiểu những thông tin được tổng hợp về văn bản này theo hướng dẫn tại The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org) giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm và tác giả.

Giới thiệu thông tin chung Cầu hiền chiếu lớp 11 Kết nối tri thức

Cầu hiền chiếu trong chương trình SGK ngữ văn 11 là áng văn nghị luận mẫu mực. Thông qua những luận điểm chặt chẽ và đầy thuyết phục, bài chiếu đã cho ta thấy tầm nhìn xa của vua Quang Trung. Qua đó, ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn và mong muốn đất nước được phồn thịnh của một vị vua kiệt xuất.

Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm lấy hiệu là Hi Doãn, sinh năm 1746 mất năm 1803. Quê ở  làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Ông là danh sĩ đời hậu Lê và Tây Sơn. Không chỉ vậy, ông có nhiều đóng góp to lớn cho triều đại Tây Sơn và soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng cho nhà vua.

Hoàn cảnh sáng tác Cầu hiền chiếu Ngô Thì Nhậm

Cầu hiền chiếu được Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789. Văn chiếu được viết ra nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với triều đại Tây Sơn.

cầu hiền chiếu ngô thì nhậm
Tìm hiểu chung về tác phẩm

Nội dung chính của Cầu hiền chiếu

Tác phẩm là văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương và đường lối đúng đắn của vua Quang Trung trong quá trình xây đất nước. Đồng thời cho ta thấy được con đường cầu hiền theo vua là tiến cử theo ba cách: Tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử và dâng thư tự tiến cử.

Giá trị nghệ thuật của Chiếu cầu hiền

Tác phẩm sử dụng những lập luận chặt chẽ với lời lẽ khiêm nhường và chân thành. Ngoài ra, tác dụng còn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh cùng hình ảnh ẩn dụ tạo cảm giác trang trọng và mẫu mực cho văn bản.

Bố cục tác phẩm Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền)

Bố cục văn bản được chia làm 3 phần.

  • Phần 1: Từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền như vậy” – Mối quan hệ giữa thiên tử và người hiền tài.
  • Phần 2: Tiếp đến “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” –  Thực trạng và nhu cầu của thời đại.
  • Phần 3: Còn lại – Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Cầu hiền chiếu của Ngô Thì Nhậm thuộc thể loại gì?

Tác phẩm thuộc thể loại chiếu – văn nghị luận cổ. Chiếu sẽ là văn bản do vua ban bố lệnh cho triều đình và nhân dân thực hiện.

Ý nghĩa nhan đề của Chiếu cầu hiền

Từ “hiền” trong nhan đề ý chỉ những người tài giỏi có đức, có tài. Như vậy, Chiếu cầu hiền mang ý nghĩa là chiêu mộ người người tài giỏi về giúp đất nước.

Văn bản Cầu hiền chiếu sử dụng phương thức biểu đạt gì?

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là nghị luận.

Sơ đồ tư duy Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm

Sơ đồ tư duy giúp học sinh tổng hợp những kiến thức trọng tâm có trong tác phẩm này.

Sơ đồ tư duy cầu hiền chiếu
Sơ đồ tư duy tác phẩm

Tóm tắt văn bản Cầu hiền chiếu

Tổng hợp những mẫu tóm tắt tác phẩm chi tiết. Qua đó, sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung của văn bản này.

cầu hiền chiếu
Tóm tắt tác phẩm là cách giúp học sinh hiểu rõ nội dung

Mẫu 1 – Tóm tắt nội dung Chiếu cầu hiền

Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết theo lệnh của vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789. Nội dung bài chiếu nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà và các tri thức triều đại Lê -Trịnh đứng ra cộng tác với quân Tây Sơn. Mở đầu bài chiếu, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: Hiền tài là sứ giả của thiên tử. Nhưng thực trạng lúc bấy giờ lại hoàn toàn trái ngược, họ lựa chọn trốn tránh không ra giúp nước hoặc làm việc không đúng với năng lực bản thân. Có thể thấy rằng, điều đó chẳng khác nào làm trái ý trời, Bởi người có tài mà không được đời dùng. Từ đó, chứng minh những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ của nhà vua. Con đường cầu hiền theo vua Quang Trung là tiến cử với ba cách bao gồm: Tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự tiến cử.

Mẫu 2 – Tóm tắt văn bản Cầu hiền chiếu

Bài Cầu hiền chiếu được Ngô Thì Nhậm viết vào khoảng năm 1788 – 1789. Mục đích của bài chiếu nhằm thuyết phục những sĩ phu Bắc Hà và các trí thức triều Lê -Trịnh ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Trong bài chiếu, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử và những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ của vua Quang Trung bao gồm: Từ mình dâng thư bày tỏ công việc, quan tiến cử và dâng thư tự tiến cử.

Mẫu 3 – Tóm tắt bài Chiếu cầu hiền

Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng được viết bởi Ngô Thì Nhậm vào khoảng năm 1788 – 1789. Ông viết bài chiếu theo lệnh của vua Quang Trung nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các trí thức Lê -Trịnh ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Trong văn kiện này, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử và những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ.

Kết luận

Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền) là văn kiện lịch sử quan trọng phản ánh đường lối đúng đắn của vua Quang Trung. Qua văn kiện này, ta thấy được khả năng lãnh đạo và nhân cách cao đẹp của một vị vua đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *