Cấu tứ của bài thơ Tràng Giang có gì đặc biệt?
Cấu tứ của bài thơ Tràng Giang được chú ý bởi bài thơ được viết theo thể bảy chữ nhưng không bị giới hạn theo quy tắc truyền thống. Bài thơ của Huy Cận mang đến những điều mới mẻ, mang phong cách hiện đại đầy ấn tượng.
The POET Magazine là trang tổng hợp thơ, ca dao, truyện ngụ ngôn, truyện dân gian. Trang có chuyên mục Cảnh sát chính tả hữu ích, chuyên mục Blog với những thông tin phong thủy thú vị. Bên cạnh đó, The POET còn là chuyên trang phân tích văn học chuyên sâu và chất lượng.
Cấu tứ của bài thơ Tràng Giang có gì đặc biệt?
Cấu tứ bài thơ Tràng Giang được xây dựng theo không gian sóng đôi:
- “Dòng Tràng Giang” là sông rộng mênh mông, cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn. Khổ thơ nào cũng có hình ảnh nước (Nước, con nước, dòng, sóng gợi, cồn nhỏ, bèo dạt, bờ xanh, bãi vàng),
- “Dòng Tràng Giang” song song tồn tại là lòng người, tâm trí quẩn quanh nhiều suy nghĩ. Dấu hiệu nhận biết là từng khổ thơ luôn gợi cảm xúc buồn. Tác giả lồng ghép nhiều từ gợi tâm trạng: đìu hiu, bến cô liêu, sầu trăm ngả.
Dàn bài phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang
Cấu tứ của bài thơ Tràng Giang trong văn lớp 12 và hình ảnh được sử dụng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Trước hết, bạn cần lập dàn ý cho phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ này.
Mở bài: Giới thiệu cấu tứ, hình ảnh của bài thơ.
Thân bài: Phân tích cấu tứ và hình ảnh.
Về cấu tứ:
- Không gian sóng đôi, tiêu đề thể hiện không gian thiên nhiên, vừa nói lên dòng chảy suy nghĩ.
- Hình ảnh trực tiếp (nước, con nước,…) đi kèm hình ảnh gián tiếp (cồn nhỏ, bờ xanh, bãi vàng).
Về hình ảnh:
- Mượn sóng nói về tâm trạng không biết đi đâu về đâu.
- Hình ảnh thơ lãng mạn giúp khơi gợi cảm xúc.
- Kết hợp những cái lớn lao (sông nước, thuyền,…) với những thứ tầm thường, nhỏ bé (1 cành củi).
- Hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ, mây lớp lớp đùn lên như núi bạc: Sự tương phản cánh chim nhỏ >< bầu trời rộng lớn khắc họa cảm xúc khó tả, cảm giác bản thân nhỏ bé giữa cuộc đời.
Kết bài: Cấu tứ, hình ảnh dùng trong bài thơ Tràng Giang lấy được sự đồng cảm của người đọc, bộc lộ rõ nét cảm xúc của tác giả.
Xem thêm:
- Mẫu phân tích văn 11 Kết nối tri thức hay nhất
- Tuyển tập mẫu phân tích Con đường mùa đông từ học sinh giỏi
Phân tích cấu tứ của bài thơ Tràng Giang và những hình ảnh được sử dụng
Sau khi xác định cấu tứ Tràng Giang là gì, các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ, học sinh có thể tiến hành phân tích. Tham khảo mẫu sẽ giúp bạn dễ dàng cảm nhận ý nghĩa và hiểu sâu nội dung tác phẩm hơn.
Mẫu phân tích cấu tứ của bài thơ Tràng GIang số 1
Cấu tứ và hình ảnh được dùng trong bài thơ được các tác giả sắp xếp một cách linh hoạt. Cách bố trí khôn khéo sẽ giúp nhà thơ truyền tải cảm xúc dễ dàng, tạo nên sự thành công. Huy Cận là cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến những nhà thơ thực sự thành công về cấu tứ, tiêu biểu là tác phẩm Tràng Giang.
Với không không gian sóng đôi, nhan đề không chỉ dừng lại là tên của bài thơ, mà còn thể hiện mạch cảm xúc lan tỏa. Những làn sóng liên tục dập dìu trong lòng của tác giả, khiến những suy nghĩ liên tục kéo đến.
Trong tác phẩm, tác giả sử dụng những từ trực tiếp tả nước như “nước”, “con nước”. Sau đó, Huy Cận kết hợp hình ảnh gián tiếp tượng hình “cồn nhỏ”, “bờ xanh”, “bãi vàng”, “sóng gợn”,… Sự kết hợp này một lần nữa khẳng định cấu tứ bài thơ rất quan trọng. Nếu thiếu những từ chỉ nước sẽ làm mất đi “chất riêng” của Tràng Giang.
Ý độ nghệ thuật của bài thơ đã tạo cảm hứng để người đọc hòa mình vào cảnh thiên nhiên, trải lòng và cảm nhận những cảm xúc của tác giả. Mỗi khổ thơ nói về một khung cảnh thiên nhiên, đồng thời cũng bộc lộ tâm tư, suy nghĩ của tác giả.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Mở đầu là hình ảnh sóng gợn trên sông dài, đó cũng là nỗi buồn với bao suy tư trong lòng. Con thuyền xuôi mái nước yên ả, nhẹ nhàng nhưng cũng là nỗi buồn khó tả khi “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”.
Không còn thuyền, mặt nước càng yên tĩnh hơn, sự lẻ loi đang dần bao trùm lấy không gian. “Củi một cành khô lạc lấy dòng” như con người bé nhỏ giữa dòng đời không biết đi về đâu. Sự cô đơn một lần nữa được đẩy lên khi tác giả dùng hình ảnh “củi một cành khô” cùng với “thuyền xuôi mái nước”. Củi là hình ảnh gần gũi, quen thuộc và nhỏ bé lại được đính kèm với chiếc thuyền có tầm vóc lớn.
Từ láy “điệp điệp”, “song song” như để tăng thêm tâm trạng buồn tủi, cô độc. Cấu tứ được sử dụng làm rõ nét hình ảnh. Xuyên suốt tác phẩm, những sự vật lớn lao đi kèm với những thứ nhỏ bé và đơn sơ. Sự đối lập làm người đọc nghĩ ngay đến thân phận con người vốn nhỏ bé. Thậm chí, cuộc đời con người còn được gắn với cành củi khô lạc dòng vì chẳng biết phải đi về đâu.
Càng nghiền ngẫm sẽ càng thấy tác giả khéo léo khi mượn thiên nhiên bộc lộ nỗi buồn. Thông qua “củi một cành khô”, “bến cô liêu”, “bóng chiều sa”,… Nhà thơ vốn không cần phải nói ra, nhưng ai cũng cảm nhận được sự buồn tủi và cô đơn đang hiện diện.
Khổ thơ cuối cùng thay lời kết, tác giả nhìn thấy rất nhiều hình ảnh gợi nhớ quê hương. Chim nghiêng cánh nhỏ, chợ nặng bóng chiều, mây đùn đùn lớp lớp như quả núi bạc. Chim và mây cứ di chuyển gợi đến hình ảnh con người có số phận hẩm hiu. Đứng trước cảnh mênh mông, họ không biết phải làm gì, cứ để cuộc đời dần trôi qua.
Cũng là bài thơ có tả cảnh sông nước, nhưng cấu tứ trong Tràng Giang khác biệt hoàn toàn. Tác giả Huy Cận dùng những hình ảnh khéo léo, cấu tứ sóng đôi khiến cho bài thơ ấn tượng hơn.
Mẫu phân tích cấu tứ của bài thơ Tràng Giang số 2
Huy Cận là nhà thơ mang đến nhiều đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Tràng Giang là một trong nhiều tác [phẩm thành công của ông, với những cấu tứ và hình ảnh vô cùng đặc biệt.
Phong cách thơ Huy Cận luôn có nét riêng, không bị pha trộn với những tác giả khác cùng thời. Tác phẩm của ông trước Cách mạng tháng 8 có đặc điểm chung là gợi nét u buồn. Đến sau giai đoạn này, ông đã làm mới, với phong cách thơ tươi vui và đa sắc màu hơn.
Là linh hồn của bài thơ, cấu tứ giúp người đọc hòa mình vào thế giới nghệ thuật riêng. Có 2 con sông dài trong tác phẩm, từ cảnh tả thực nói đến nỗi lòng tác giả. Đó là dòng sông êm đềm trôi và dòng suy nghĩ mãi quẩn quanh không ngừng.
Củng cố cho hình ảnh con sông rộng lớn là nhan đề cùng gieo vần “ang”. Chính con sông cũng là mạch cảm xúc chính trong tác phẩm. Sông nước xuất hiện khắp các khổ thơ và làm nổi bật cảnh thiên nhiên rộng lớn. Song song đó là cảm giác lạc lõng, buồn vì cảnh đất nước và cả tình yêu quê hương.
Trong Tràng Giang không thiếu những hình ảnh đặc biệt, vừa mộc mạc, vừa trữ tình. “Củi một cành khô lạc mất dòng” ước lệ tượng trưng cho sự vô định, chênh vênh của con người vì không biết đi đâu, về đâu.
Cánh chim tung cánh nhưng vẫn rất nhỏ bé, trong khi bầu trời lại cực kỳ bao la, rộng lớn. Mây lớp lớp đùn đùn kéo đến như núi bạc cũng nhấn mạnh thêm không gian mở. Qua hình ảnh thiên nhiên này, tác giả nhận ra con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ.
Tràng Giang là tác phẩm hay nhất viết về thiên nhiên bằng cấu tứ và hình ảnh ấn tượng. Qua hình ảnh được chọn lọc, người đọc có thể cảm nhận nỗi buồn ẩn giấu trong lòng tác giả. Song song đó, bạn cũng hiểu được tình yêu quê hương, đất nước da diết.
Xem thêm:
- Văn mẫu, phân tích văn học lớp 12 Chân trời sáng tạo các tác phẩm trong chương trình mới
- Tổng hợp mở, kết bài Tràng Giang chọn lọc, hay nhất
- Tuyển tập phân tích tác phẩm Lão Hạc nhiều dạng đề, sâu sắc
Kết luận
Cấu tứ của bài thơ Tràng Giang và hình ảnh được sử dụng mang nét đặc trưng riêng. Chỉ với 4 khổ thơ, tác đã bộc lộ trọn vẹn nỗi buồn man mác và nỗi nhớ quê hương.