Chái Bếp (Lý Hữu Lương) – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Chái bếp (Lý Hữu Lương) là bài thơ thuộc chương trình SGK ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương của tác giả và thông điệp ý nghĩa.
Nội dung bài thơ Chái bếp
Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Nồi cám bao năm mẹ đun dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm
Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ con hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hoa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa
Cho tôi về chái bếp của tôi
Nhà ba gian quá giang một chái
Có thần bếp ngụ trong than củi
Có mặt người dợm nắng dợm sương
Có tiếng cười tiếng khóc trên nôi
Hồn người chờ thuyền về quê cũ
Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
Nước đầu nguồn về máng rong chơi
Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Củi lửa non đêm đầy sương giá
Tiếng ngô giòn tiếng mẹ giòn hơn
Cho tôi về chái bếp nhà tôi …
Tác giả Lý Hữu Lương
Nhà thơ Lý Hữu Lương – dân tộc Dao, sinh năm 1988 tại Yên Bái, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô-san (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2013); Bình nguyên đỏ (Trường ca, NXB Lao động, 2016); Mùa biển lặng (Bút ký, NXB Quân đội Nhân dân, 2020); Yao (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2021).
Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao.
Thông tin tác giả là một phần nội dung quan trọng khi làm phân tích bài thơ Chái bếp. Vì vậy, bạn nên chú ý ghi nhớ để sử dụng cho bài viết của mình.
Thông tin chung tác phẩm ngữ văn 8 Chái bếp
Chái bếp với thông tin chi tiết về tác phẩm được The POET tổng hợp giúp bạn hiểu rõ và dễ dàng nắm nội dung chính.
Nội dung chính của bài thơ Chái bếp
Bài thơ là kỉ niệm của Lý Hữu Hương bên cha mẹ và chái bếp thân thương. Ở đó có nhiều hình ảnh mà sau bao nhiêu năm, tác giả cũng vẫn còn nguyên cảm xúc, lưu luyến và bịn rịn.
Sơ đồ tư duy Chái bếp ngữ văn 8
Kiến thức về bài thơ đã được chắt lọc qua sơ đồ sau:
Bố cục bài thơ Chái bếp
Bố cục bài thơ Chái bếp chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
- Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
Chái Bếp thuộc thể loại gì?
Chái bếp thuộc thể thơ 7 chữ.
Phương thức biểu đạt chính là gì?
Biểu cảm.
Thông điệp của bài thơ chái bếp
Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.
Nghệ thuật
Các biện pháp tu từ trong bài thơ Chái bếp được sử dụng trong bài với nhiều hiệu quả:
- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.
- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.
- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”.
Xem lại một tác phẩm khác thuộc Bài 1: Những gương mặt thân yêu là Trong lời mẹ hát để không quên nội dung của bài.
Mạch cảm xúc của ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Chái bếp
Mạch cảm xúc của tác giả được sắp xếp từ hồi tưởng, đi đến nhớ thương và đến cuối cùng là nỗi khao khát trở về một cách mãnh liệt.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Chái bếp
Cảm hứng của đạo của bài thơ là sự nhớ thương của Lý Hữu Lương với bếp quên nhà. Đó là nơi gắn liền với nhiều hoạt động của gia đình, thể hiện tình yêu của tác giả với quê hương.
Chái bếp in trong tập thơ nào?
Tác phẩm của nhà thơ Lý Hữu Lương được in vào năm 2021 trong tập Yao của NXB Hội Nhà Văn. Bố cục bài thơ Chái bếp được sắp xếp hợp lý với cấu tư riêng, thể hiện cảm xúc của tác giả với quê hương.
Kết luận
Bài thơ Chái bếp Lý Hữu Lương đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho bạn đọc. Bạn có thể xem thêm phần soạn bài Chái bếp để hiểu sâu về tác phẩm, thuận lợi hơn khi viết bài cảm nhận hoặc phân tích.