Chí Phèo (Nam Cao): Tóm tắt tác phẩm, sơ đồ tư duy, bố cục, nội dung

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Đoạn trích trong sách văn 11 thể hiện phong cách viết truyện độc đáo của nhà văn. Đồng thời, tác phẩm lên án xã hội tàn bạo đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa.

Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm nổi tiếng xoay quanh tấn bi kịch của người nông dân nghèo. Qua đó, tác giả cho ta thấy được cái nhìn khái quát về hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam giai đoạn trước 1945.

Đồng thời, tác giả muốn truyền tải ý nghĩa của tác phẩm Chí Phèo là phê phán xã hội phong kiến thời xưa. Hơn thế nữa là lời khẳng định của tác giả rằng bản chất lương thiện của con người dù họ luôn bị vùi dập.

Dưới ngòi bút của nhà văn, truyện ngắn thể hiện được giá trị hiện thực cao, cùng với đó là giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

chí phèo
Giới thiệu về tác phẩm

Nội dung chính của truyện ngắn Chí Phèo 11

Nội dung câu chuyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo. Qua đó, nói lên sự xung đột quyết kiệt của hai tầng lớp giai cấp trong xã hội cũ bao gồm tầng lớp thống trị và nông dân.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Nam Cao khi ông kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật bất hủ khi vừa có tính chung đại diện cho số đông nhưng vừa có những đặc điểm riêng.
  • Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, phóng túng nhưng vẫn nhất quán và có sự liên kết chặt chẽ.
  • Tác giả luôn đi sâu vào nội tâm nhân vật, tạo sự đồng cảm cho người đọc.
  • Ngôn ngữ và giọng văn chân thật nhưng vô cùng đa dạng.

Hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo

Hoàn cảnh ra đời Chí Phèo là vào năm 1941. Tác phẩm được ra đời dựa trên nguyên mẫu làng Đại Hoàng (quê hương của tác giả). Từ cơ sở đó , Nam Cao sáng tạo câu chuyện về cuộc đời nhân vật Chí Phèo.

Chí Phèo trong tác phẩm nào?

Đoạn trích trong SGK ngữ văn 11 Kết nối tri thức thuộc truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Bố cục Chí Phèo

Bố cục văn bản Chí Phèo Nam Cao được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” – Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
  • Phần 2: Tiếp đến “không bảo người nhà đun nước mau lên” – Chí Phèo mất hết nhân tính.
  • Phần 3: Còn lại – Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Chí Phèo thuộc thể loại gì?

Tác phẩm Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn.

Chí Phèo ngôi kể thứ mấy?

Văn bản được kể theo ngôi kể thứ ba.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được đổi tên mấy lần?

Chí Phèo được đổi tên tổng cộng ba lần:

  • Xuất xứ Chí Phèo vốn có tên là Cái lò gạch cũ. Nhan đề này gợi lên một vòng luẩn quẩn về số phận bế tắc của người nông dân thời kì trước cách mạng Tháng Tám.
  • Đến năm 1941 khi in thành sách lần đầu, tác phẩm đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tên gọi này chủ yếu nhấn mạnh vào mối tình giữa Chí Phèo – Thị Nở, không làm bật lên được nội dung của truyện.
  • Sau cùng, Nam Cao quyết định đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo – tên gọi của nhân vật chính trong truyện.

Chí Phèo sáng tác năm bao nhiêu?

Tác phẩm được sáng tác vào tháng 2 năm 1941.

Phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ được sử dụng trong tác phẩm là gì?

  • Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự.
  • Biện pháp tu từ là điệp ngữ, liệt kê.

Chí Phèo lớp mấy?

Tác phẩm thuộc chương trình ngữ văn lớp 11.

Sơ đồ tư duy Chí Phèo

Sơ đồ tư duy Chí Phèo 11 Kết nối tri thức do The POET tổng hợp giúp học sinh nắm chắc kiến thức và nội dung có trong bài.

Sơ đồ tư duy tác phẩm chí phèo
Sơ đồ tư duy của tác phẩm

Tóm tắt Chí Phèo

Tóm tắt văn bản là cách giúp học sinh nắm vững được nội dung cốt truyện Chí Phèo. Từ đó có thể dễ dàng làm những đề văn phân tích tác phẩm này.

Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo mẫu 1

Chí Phèo là một đứa không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Đến khi lớn lên, Chí trở thành canh điền làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn bản tính hay ghen, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Sau bảy tám năm ở tù trở về, Chí đã trở thành một kẻ lưu manh, hắn sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng đều xa lánh. Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến ăn vạ và một lần nữa lại trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến. Bỗng một đêm say rượu, Chí Phèo gặp được Thị Nở. Chí được Thị chăm sóc chu đáo đã làm sống dậy khát vọng hoàn lương của Chí. Hắn hy vọng Thị sẽ là cầu nối để hắn có thể trở về cuộc sống lương thiện. Thế nhưng, bà cô Thị Nở lại phản đối kiến Thị Nở phải cự tuyệt hắn. Chí Phèo tuyệt vọng xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết bà cô Thị nhưng lại rẽ vào nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình tại đó.

Tóm tắt văn bản Chí Phèo mẫu 2

Chí Phèo vốn là người hiền lành, lương thiện nhưng vì sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến đã khiến hắn phải chịu cảnh tù tội bảy, tám năm trời. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh, bất cần đời. Ra tù, Chí Phèo liền đến nhà Bá Kiến để ăn vạ. Tuy nhiên, bằng sự khôn khéo của mình, Bá Kiến đã khiến Chí Phèo đồng ý làm tay sai cho mình. Trong một lần say rượu, Chí Phèo gặp được Thị Nở, cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi nhận thức trong hắn. Chí Phèo bỗng khát khao trở thành người lương thiện và muốn được làm hòa với mọi người. Tuy nhiên, do sự phản đối của bà cô Thị Nở đã khiến Thị  phải cự tuyệt Chí Phèo. Hắn trở nên đau khổ và tuyệt vọng. Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến bởi hắn cho rằng Bá Kiến là người khiến mình trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.

tác phẩm chí phèo
Tổng hợp bài văn tóm tắt truyện

Tóm tắt truyện Chí Phèo mẫu 3

Truyện bắt đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo, là người bị dân làng xa lánh và coi là “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi lớn. Đến khi lớn thì đi làm thuê cho nhà Bá Kiến nhưng vì bản tính hay ghen nên Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đi tù bảy, tám năm. Cuộc đời Chí thay đổi từ đây. Ngày Chí Phèo trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, hắn chỉ biết kiếm sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến xoa dịu hắn bằng mấy đồng bạc và một bữa rượu ngon. Vào một đêm trăng, Chí đã gặp Thị Nở. Sự xuất hiện của Thị khiến cho hắn muốn khát khao trở lại làm người lương thiện. Nhưng cũng chính Thị là người đã dập tắt mọi hy vọng ấy. Bởi bà cô của Thị một mực không đồng ý nên Thị đành phải cự tuyệt Chí. Nghĩ rằng trên đời này chẳng còn ai quan tâm đến mình nên Chí đã đến nhà Bá Kiến ăn vạ: “Ai cho tao lương thiện?”. Sau đó, Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy khi còn bé.

Tóm tắt Chí Phèo ngắn nhất mẫu 4

Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi. Chí được người dân làng nhặt về nuôi, đến khi lớn thì đi làm canh điền cho nhà bá Kiến. Vốn bản tính hay ghen tuông, Bá Kiến đã đầy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù trở về, Chí Phèo thay đổi thành một con người khác. Từ một người bản tính hiền lành, lương thiện, nay lại đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó, vào một đêm trăng Chí Phèo gặp được Thị Nở. Nhờ sự chăm sóc và quan tâm chu đáo của Thị đã cảm hóa được bản chất lương thiện trong Chí Phèo. Chí Phèo mong muốn Thị Nở trở thành cầu nối giúp mình quay lại cuộc sống lương thiện. Tuy nhiên Chí lại bị Thị cự tuyệt vì bà cô Thị không chấp nhận chuyện này. Quá đau đớn và tuyệt vọng, Chí Phèo uống rượu và cầm dao đến nhà đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn đọc, soạn Chí Phèo, trả lời câu hỏi sách giáo khoa
  • Tổng hợp mẫu bài Chí Phèo phân tích hay nhất
  • Văn bản Cải ơi (Nguyễn Ngọc Tư): Nội dung, sơ đồ tư duy

Kết luận

Chí Phèo là một truyện ngắn mang giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Tìm hiểu về tác phẩm này giúp học sinh có cái nhìn khái quát hơn. Từ đó dễ dàng đưa ra những nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *