Truyện cổ tích Việt Nam: Chôn Của

Chôn Của là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam. Câu chuyện này mang đến những bài học sâu sắc về cuộc sống và giá trị của sự chân thành. Theo chân The POET magazine khám phá những điều thú vị ẩn chứa trong tác phẩm này.

Ngày xưa có hai anh em một nhà rất nghèo, ngày ngày vào rừng kiếm củi, hái rau về bán để sinh sống. Trong nhà có một con chó cái, đẻ ra một con chó trắng chỉ có ba chân. Hàng xóm cho là quái vật, xui bảo mang vứt chó ấy đi, nhưng hai anh em không nghe.

Một hôm, có người gầy yếu đến xin ăn ở trước cửa. Hai anh em mang cơm ra cho. Ăn xong, người ấy nói rằng: “Tôi không phải là ăn mày, mà là hiện thân của thần giữ của đất này.

Trước đã có một người Tàu tên là Mã Ký có chôn dấu ở trong vười nơi kia một ngàn cân vàng và ba vạn cân bạc giao cho tôi giữ, hẹn đúng một trăm năm thì lại lấy. Nay đã quá kỳ hạn không thấy đến lấy, tôi định xem người nào có đức thì tôi cho số vàng bạc ấy.

Nay tôi nhận thấy anh em nhà này là người hiền lành, phúc hậu nên tôi cho hai anh em số vàng bạc ấy. Nhưng phải có con chó trắng ba chân thì mới lấy được của chôn nó”. Hai anh em liền dắt con chó trắng ba chân trong nhà ra cho xem, thần giữ của bảo được, rồi dặn rằng:

“Đêm mai hai anh em đem giết con chó trắng luộc lên và kiếm thêm một đĩa măng luộc và một đĩa đựng năm mươi hạt cau khô rồi mang ra miếu ở giữa vườn kia mà cúng. Cúng xong rồi đào cái bệ xây ở giữa miếu lên thì sẽ lấy được của”.

Nói xong thì thần giữ của ấy biến mất.

chôn của
Chôn Của

Theo lời dặn, đến đêm hôm sau hai anh em giết con chó ấy và kiếm đủ măng cùng hạt cau khô đem ra cúng ở miếu. Cúng xong lấy thuổng cuốc đào cái bệ gạch ở giữa miếu lên thì quả thấy một dãy chum, vại kê liền nhau ở dưới đất.

Mở nắp chum vại ra thì thấy toàn vàng bạc đúng như lời thần giữ của đã nói. Hai anh em được của trở nên giàu có lớn. Họ chia một phần của cải cho người nghèo, còn một phần tiêu dùng.

Cách ba năm sau, có năm sáu người Tàu đến chỗ đất để của. Họ thấy có người đào lấy hết cả rồi, lăn ra khóc thảm thiết. Hai anh em sai người ra hỏi thì họ nói rằng: “Chúng tôi là con cháu Mã Ký ở bên Tàu, khi trước ông cha chúng tôi có để của ở đây, hiện có gia phả để lại hẳn hoi, không biết người nào đã lấy mất hết của rồi”.

Hai anh em bảo rằng: “Chúng tôi đã lấy được của ấy”. Mấy người Tàu nói: “Muốn lấy được của ấy phải có con chó ba chân, vậy các ông đã làm thế nào mà có giống chó ấy”? Hai anh em đáp: “Nhà chúng tôi đã có sẵn”. Họ nói: “Thế thì Phật trời cho các ông rồi, chứ giống chó ba chân chỉ có sứ Sầm Châu tỉnh Quảng Đông bên Tàu mới có mà thôi, vậy mà con chó của các ông lại đẻ ra giống chó trắng ba chân như thế tất cũng là do trời cho.

Bây giờ của ấy các ông đã lấy rồi thì con chó ba chân của chúng tôi mang từ bên Tàu sang đây cũng chẳng cần đến nó nữa, vậy xin tặng lại hai ông làm vật hiếm có”. Hai anh em thương tình cho họ 30 cân vàng và 100 cân bạc để làm lộ phí trở về Tàu và rất cảm tạ tấm lòng của họ.

Chôn Của là một câu chuyện cổ tích mang đậm giá trị nhân văn. Qua đó, người đọc nhận thấy tầm quan trọng của lòng trung thực và sự kiên trì. Câu chuyện khuyến khích mọi người trân trọng những giá trị giản dị trong cuộc sống.
Từ khóa: Chôn Của, truyện cổ tích Chôn Của, sự tích Chôn Của, cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích về nhân sâm, truyền thuyết nhân sâm, ý nghĩa của Chôn Của, nhân sâm trong văn hóa Việt Nam, truyện dân gian Việt Nam, nhân sâm và văn hóa dân gian.

Hi88