Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) – Lớp 10 Kết nối tri thức

Tìm hiểu về về tác phẩm Chữ người tử tù văn 10 Kết nối tri thức. Học sinh theo dõi dàn tác phẩm cụ thể và chuẩn bị bài đầy đủ.

Chữ người tử tù tác giả – tác phẩm

Thông tin về tác giả và tác phẩm Chữ người tử tù trích trong sgk ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên thôn là làng Mọc), nay thuộc phương Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với THCS) thì bị đuổi vì tham gia bãi hóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt.

Ông bắt đầu viết thơ, văn từ năm 1935 và sở hữu nhiều tác phẩm tùy bút, bút ký độc đáo. Nguyễn Tuân bị bắt nhiều lần nhưng không ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương mà chỉ khiến thơ văn của ông có thêm trải nghiệm. Ông cũng tham gia kháng chiến và nắm giữ những vai trò quan trọng.

Trước Cách mạng Tháng Tám, tác giả sáng tác chủ yếu về: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ d dẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống trụy lạc”. Tập truyện Vang bóng một thời.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông đem ngòi bút phục vụ chiến đấu nhưng vẫn giữ trên cương vị một nhà văn và phát huy tính độc đáo trong tác phẩm của mình.

chữ người tử tù lớp 10
Truyện ngắn Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân

Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù

Là tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn. Ban đầu mang tên Dòng chữ cuối cùng.

Thông tin chung về Chữ người tử tù

Các thông tin về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Nội dung bài Chữ người tử tù Kết nối tri thức

Truyện ngắn khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Chữ người tử tù sáng tác năm bao nhiêu? Hoàn cảnh sáng tác Chữ người tử tù

Chữ người tử tù trong tập truyện Vang bóng một thời (1940), tên ban đầu là Dòng chữ cuối cùng.

  • Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của cuộc tìm kiếm, suy ngẫm về một nhân vật cách mạng lý tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông lựa chọn hoàn cảnh éo le để làm nổi lên vẻ đẹp bên trong con người cách mạng hào hoa không thể bị hoàn cảnh đàn áp.
  • Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù được in trên tạp chí Tao đàn năm 1939 với tên Dòng chữ cuối cùng. Sau này được in trong Vang bóng một thời năm 1940. Tập truyện này là tổng hợp gồm 11 mảnh truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

Chủ đề bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Khao khát đi tìm cái đẹp của một thời đã qua nay vẫn còn vang bóng.

Chữ người tử tù ngợi ca nét chữ của kẻ tử tù có tài viết chữ Hán đẹp

Bố cục Chữ người tử tù

Bố cục Chữ người tử tù được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu – “xem sao rồi sẽ liệu”: Tâm trạng viên quản ngục khi có đoàn tử tù sáu người sắp được dẫn đến.
  • Phần 2: Tiếp theo – “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng tốt trong thiên hạ”: Tâm trạng và thái độ của Huấn Cao cùng viên quản ngục.
  • Phần 3: Còn lại: Bối cảnh khi Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục.

Chữ người tử tù thuộc thể loại gì?

Chữ người tử tù thuộc thể loại truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt của tác phẩm Chữ người tử tù

Phương thức biểu đạt của tác phẩm Chữ người tử tù là tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Tình huống truyện Chữ người tử tù

Tình huống trong Chữ người tử tù chính là sự gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục ở trong nhà lao. Mà cụ thể ở đây là tình huống cho chữ – Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Xét trên phương diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những người ở vị thế đối nghịch, thậm chí đối kháng với nhau. Bởi một người là tử tù (quân phảm nghịch chống lại triều đình), một người là cai tù (đại diện cho triều đình).

Ở phương diện xã hội này, Huấn Cao và quản ngục không thể có sự gặp gỡ. Còn ở phương diện nghệ thuật thì Huấn Cao và quản ngục lại là những tri âm, tri kỉ. Chính những đối nghịch trong mối quan hệ xã hội và sự tri âm tri kỉ trong mối quan hệ nghệ thuật làm nên một tình huống độc đáo cho truyện ngắn.

Ý nghĩa của tình huống truyện Chữ người tử tù

Tình huống truyện kịch tính, hấp dẫn (Không gian: nhà tù; thời gian: những giờ khắc cuối cùng của kẻ tử tù, ngột ngạt căng thẳng; sự đối nghịch giữa viên quản ngục và Huấn Cao – kể tử tù, người tri âm tri kỉ; cảnh tượng cho chữ trong sự luân phiên thay đổi vị thế nhân vật, sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

Truyện tôn vinh cái đẹp, cái đẹp chiến thắng, cường quyền đã bị khuất phục trước uy quyền của cái đẹp, trân trọng vẻ đẹp và nhân cách con người.

Ngôi kể của Chữ người tử tù

Ngôi kể được sử dụng trong truyện là ngôi kể thứ 3, kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và của các nhân vật.

Người kể chuyện trong văn bản Chữ người tử tù là ai?

Người kể chuyện Chữ người tử tù là một người giấu mặt.

Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù diễn ra như thế nào?

Hoàn cảnh cho chữ vô cùng đặc biệt, văn chương chữ nghĩa từ xưa đến nay vốn cao quý, nơi trú ngụ và phát tiết tinh hoa, đời sống tâm linh. Vật nên, việc cho chữ thường diễn ra nơi thư phòng sang trọng, nơi lầu cao gió mát trăng thanh, có hoa có rượu dưới ánh sáng ngọn đèn nến lung linh.

Tuy nhiên, hoàn cảnh cho chữ trong tác phẩm thật éo le, khắc nghiệt. Chỉ ngày mai thôi, Huấn Cao và các đồng chí của ông sẽ bị giải về kinh lĩnh án chém. Chính hoàn cảnh này đã làm nổi bật tấm lòng của người cho chữ và người xin chữ. Đối với Huấn Cao, bằng lòng cho chữ trong hoàn cảnh đó ẩn chứa ý nghĩa sâu xa. Ông muốn truyền lại cái đẹp, cái thiên lương, đạo lý cho mai sau.

Sự đảo vị thế nhân vật trong Chữ người tử từ như thế nào?

Kẻ có quyền hành thì không có quyền uy mà quyền uy đã thuộc về Huấn Cao – một kẻ đã bị tước mọi thứ quyền. Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô từng nét chữ trên dải lụa bạch như một người nghệ sĩ đích thực.

Huấn Cao chăm chú dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ, không mảy may nghĩ tới ngày mai ra pháp trường, tư thế ung dung tự tại. Đó là nét chữ cuối cùng của một đấng tài hoa, nét chữ chứa chan tấm lòng.

Nguyễn Tuân không muốn tháo gông xiềng cho Huấn Cao, chính điều này càng tô thêm hành động cao cả, tâm hồn thư thái bay bổng của ông, hính dáng kẻ tử tù nhưng tâm hồn người nghệ sĩ thì lại thanh cao. Đối lập tư thế Huấn Cao là thái độ khúm núm của viên quản ngục còn thầy thơ lại thấy tiếc khi chém người như ông “và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”.

Huấn Cao hiện ra trong nét chữ đầy ân nghĩa, còn quản ngục và thầy thơ lại trở về với cái tâm, khát vọng hướng thiện. Vẻ đẹp tinh thần đã đưa con người xích lại gần nhau. Với Huấn Cao, viết được chữ đẹp là sự chuyển giao nhân cách lớn, bao bẩn thỉu xấu xa của người tù đày bị đẩy lùi khi ánh sáng bừng lên. Con người xả thân vì nghĩa lớn, sẵn sàng rộng mở đón thiên lương ngay trong khi đối mặt với cái chết.

Lời dạy của ông Huấn và ý nghĩa cảnh cho chữ

Trong không khí xúc động và thiêng liêng nơi tù ngục đang diễn ra cảnh cho chữ ấy, Huấn Cao buồn bã nói với viên quản ngục “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi… Tôi bảo thực đấy; thầy Quản nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Cử chỉ đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy rồi mới nói thể hiện thái độ tôn trọng. Huấn Cao muốn quản ngục đứng đàng hoàng trong tư thế của con người để đón nhận những lời tâm huyết, đó là lời khuyên thành thật từ đáy lòng.

Lời khuyên như muốn nói muốn làm người nghệ sĩ chân chính hãy tìm đến những nơi tươi sáng, tránh xa nơi nhem nhuốc kẻo mất đi đời lương thiện. Lời ông di huấn nói rõ việc chơi chữ là quan niệm sống, sự tu dưỡng bản thân, đạo lí làm người.

Thú chơi chữ thích hợp cho những môi trường lành mạnh, không khí ấm áp và những tấm lòng, nhắn nhủ con người phá bỏ môi trường tàn ác để mở đường đến thiên lương vì cái đẹp không thể tồn tại trong cái hung tàn. Quản ngục lắng nghe xúc động như nhận những lời di huấn thiêng liêng về nhân cách, lẽ sống của một bậc hiền minh cao cả.

Ý nghĩa của văn bản Chữ người tử tù

Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao – một con người hội tụ đủ cả vẻ đẹp của tài hoa, khí phách, thiên lương. Đó là cái tài trong nghệ thuật thư pháp, cái tâm trong sáng và khí phách bất khuất, hiên ngang. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp lý tưởng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: “Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh phần ác quỷ vẫn có thiên lương”. Cái đẹp tồn tài cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế màn ó lụi tàn mà nó càng mạnh mẽ và bền bỉ như hoa sen giữa đầm lầy.

chữ người tử tù kết nối tri thức
Ý nghĩa của truyện ngắn Chữ người tử tù

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

sơ đồ tư duy chữ người tử tù
Tóm lược những ý chính về tác phẩm

Tóm tắt Chữ người tử tù

The POET tổng hợp các đoạn văn tóm tắt Chữ người tử tù ngắn nhất.

Tóm tắt truyện Chữ người tử tù

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian bị giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đã ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trượng. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biêt, họ hướng đến nình yêu nghệ thuật. Sau cùng, Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Tóm tắt cốt truyện Chữ người tử tù

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời (tên ban đầu là Dòng chữ cuối cùng) của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhân vật Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Đó cũng là lý do viên quản ngục dành cho ông sự biệt đãi. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng tài năng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích sự quan tâm đặc biệt của người khác. Huấn Cao vốn khinh miệt người quản ngục cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì ông đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã cho lời khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện.

Tóm tắt Chữ người tử tù

Huấn Cao làt tử tù bị bắt do chỉ huy toán quân chống lại triều đình & bị xử trảm. Là một nhà nho tài hoa, anh hùng và có tài viết chữ. Trước khi bị xử tử, Huấn Cao được giải đến nhà lao, nơi có quản ngục và thầy thơ, hai con người rất yêu và mến mộ cái đẹp. Cả hai người nghe danh Huân Cao và đều rất ngưỡng mộ tài viết chữ của ông và có mong muốn được xin chữ ông. Trong suốt thời gian ở ngục, Huân Cao được viên quản ngục đối đãi rất tốt, có thể coi là biệt đãi nhưng Huân Cao thì khinh bạc và không thèm để ý tới. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huân Cao, ông và thầy thơ bàn bạc nhau và quyết tâm xin bằng được chữ ông Huấn. Trước thái độ chân thành, lòng biệt nhỡn liên tài và tình yêu cái đẹp của viên quản ngục nên Huấn Cao vô cùng cảm mến nên đã cho chữ. Trong nhà tù, một chuyện chưa bao giờ diễn ra nay đã xảy ra tại nơi ngục thất tối tắm của tỉnh Sơn, cảnh ba con người chụm đầu vào nhau. Một người tử tù trên mình mang đầy xiềng xích nhưng đang vẽ ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng thơm mực tàu, bên cạnh lá hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm, chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ. Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm nơi thanh tao yên bình đề gìn giữ tấm lòng yêu cái không bị vấy đục. Viên quản ngục vô cùng xúc động và cúi đầu vái lạy ta người tử tù Huân Cao với tất cả sự biết ơn và trân trọng.

Xem thêm:

Kết luận

Dàn tác phẩm Chữ người tử tù đã được đăng tải chính xác tại The POET. Học sinh tham khảo ngay để nắm được nội dung của tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *