Cốm Vòng (Vũ Bằng): Thông tin tác giả, khái quát tác phẩm

Cốm Vòng (Vũ Bằng) được biên soạn bởi The POET magazine bao gồm: thông tin tác giả, khái quát tác phẩm, tóm tắt nội dung. Các em học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản để hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi lớp 7 môn Ngữ văn tốt nhất.

Thông tin về tác giả Vũ Bằng

Tác giả Vũ Bằng tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 03/06/1913, mất ngày 07/04/1984. Ông sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc là ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Cha mất sớm, Vũ Bằng lớn lên cùng mẹ là một chủ tiệm sách ở khu phố cổ Hàng Gai, Hà Nội. Chính vì vậy, từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với kho tàng văn học phong phú.

Vũ Bằng đã có niềm đam mê viết văn, làm báo từ khi còn là cậu học sinh nhỏ tuổi. Năm 16 tuổi, ông đã có truyện được đăng báo, đến năm 17 tuổi nhà văn xuất bản tác phẩm đầu tay mang tên Lọ Văn.

Tác giả của Cốm Vòng từng là chủ bút của tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, làm thư ký toà soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật. Ngoài ra, ông còn cộng tác với rất nhiều tờ báo lớn nổi tiếng ở Hà Nội, Sài Gòn…

tác giả cốm vòng
Nhà văn Vũ Bằng từ nhỏ đã có niềm đêm mê làm báo, viết văn

Các tác phẩm của Vũ Bằng đa số đều mang phong cách trữ tình, giàu chất thơ. Các bài văn hướng đến biểu hiện của nội tâm, hướng về thiên nhiên phong cảnh bốn mùa. Văn phong của ông luôn giàu cảm xúc, câu từ tinh tế, cách diễn đạt khéo léo.

Trong suốt sự nghiệp văn học của mình, Vũ Bằng đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, được đánh giá cao cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Miếng lạ miền Nam, Lọ Văn, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai…

Tìm hiểu chung về tác phẩm Cốm Vòng

Cốm Vòng được Vũ Bằng sáng tác để giới thiệu, quảng bá đến bạn bè khắp nơi về một đặc sản nổi tiếng của Hà thành. Dưới đây là những thông tin khái quát về tác phẩm:

Thể loại của văn bản

Tác phẩm Cốm Vòng trong sách Văn lớp 7 thuộc thể loại tuỳ bút.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Cốm Vòng là tác phẩm đặc sắc được trích trong Món ngon Hà Nội của Vũ Bằng. Tác phẩm Món ngon Hà Nội viết năm 1952 khi Hà thành bước vào thu. Sau đó, tác giả đã sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn vào năm 1956, 1958 và 1959.

Bố cục của tác phẩm Cốm Vòng

Tác phẩm Cốm Vòng được chia làm 4 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1: Từ đầu đến…sợi tơ hồng quấn quýt: Giới thiệu về món ăn đặc sản cốm Vòng
  • Phần 2: Tiếp theo đến…sản xuất được cốm quý: Nơi sản xuất nên món cốm Vòng
  • Phần 3: Tiếp theo đến…cốm có còn là cốm đâu: Tác giả mô tả các nguyên liệu và quy trình để làm ra món đặc sản thơm ngon nức tiếng.
  • Phần 4: Còn lại: Những suy tư, cảm nhân của chính tác giả về món cốm. Từ đó, nhấn mạnh sự nâng niu từng hạt cốm chính là cách để trân trọng công sức của đất trời, của những người làm ra món ăn tinh hoa này.

Phương thức biểu đạt tác phẩm Cốm Vòng

Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả vào trong văn bản Cốm Vòng. Tìm hiểu soạn văn 7 Cốm vòng để hiểu rõ về cách dùng.

Giá trị nội dung

Qua tác phẩm, chúng ta thấy được tâm hồn tinh tế, bay bổng của nhà thơ Vũ Bằng. Ông là người có tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc, luôn trân trọng và nâng niu những món ăn bình dị, dân dã nhưng làm nên nét đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Việt.

tóm tắt cốm vòng
Vũ Bằng thể hiện tình yêu, sự trân trọng và nâng niu với món ăn bình dị

Giá trị nghệ thuật

Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc, tinh tế kết hợp lối viết văn thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Các ý kiến, lí lẽ được triển khai mạch lạc, rõ ràng, nêu bật được giá trị của làng nghề có truyền thống làm cốm từ xa xưa đến nay.

Sơ đồ tư duy tác phẩm Cốm Vòng

Dưới đây là sơ đồ tư duy của Cốm Vòng được trình bày đơn giản, dễ hiểu để học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.

sơ đồ tư duy cốm vòng
Sơ đồ tư duy tóm tắt toàn bộ nội dung bài học Cốm Vòng

Tóm tắt tác phẩm Cốm Vòng của Vũ Bằng

Dưới đây là những mẫu bài tóm tắt tác phẩm Cốm Vòng của nhà thơ Vũ Bằng ngắn gọn và xúc tích nhất.

Mẫu 1: Tóm tắt chi tiết văn bản Cốm Vòng

Nhìn qua thì thấy cốm và hồng có vẻ là hai món ăn hoàn toàn khác biệt nhưng thực chất khi kết hợp lại nâng niu vị ngọt cho nhau. Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật bình dị, mộc mạc và thân quen mỗi độ thu về. Hai thôn ở làng Vòng chuyên sản xuất cốm là thôn Vòng Hậu và Vòng Sở. Cốm được làm từ lúa nếp hoa vàng non. Lúa sau khi cắt ở ngoài đồng về được tuốt sạch, sơ chế cẩn thận. Những người phụ nữ làng Vòng đảo cốm một cách khéo léo, giã cốm cũng rất đều tay. Thóc giã ra rồi sàng, mang đi hồ cốm, cuối cùng bày trên lá sen, lá chuối mang đi bán. Người thưởng thức món cốm cũng phải thật tinh tế, tao nhã.

Mẫu 2: Tóm tắt tác phẩm Cốm Vòng của tác giả Vũ Bằng ngắn gọn nhất

Tác giả viết về món ăn đặc sản nổi tiếng của mùa thu Hà Nội là món cốm Vòng. Giới thiệu về nơi sản xuất, nguyên liệu, quy trình làm ra món cốm. Vũ Bằng còn cho biết đây là món ăn đặc sản dành cho người sành ăn, khi thưởng thức cũng phải rất tinh tế.

Mẫu 3: Tóm tắt văn bản Cốm Vòng ngắn gọn, xúc tích

Lúa nếp non khi cắt ở đồng về phải tuốt để những hạt thóc rơi ra. Những người đàn bà làng Vòng khéo léo giã thóc rồi sàng. Sau đó mang đi hồ cốm, thành phẩm hoàn thiện được bày ra lá sen, lá cuối mang đi bán. Cuối cùng, khi thưởng thức món cốm cũng cần phải thật tao nhã, tinh tế mới cảm nhận hết hương vị đặc sắc của món ăn.

Kết luận

Cốm Vòng giúp người đọc hiểu rõ hơn về món ăn đặc sản nổi tiếng của mùa thu Hà Thanh. Học sinh cần nắm rõ kiến thức cơ bản về tác phẩm để làm bài tập môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo tốt hơn.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *