Bài thơ Con đường mùa đông – Tác giả, tác phẩm (Văn 11)
Tóm tắt bài thơ Con đường mùa đông, thông tin tác phẩm, tác giả đầy đủ. Học sinh tham khảo thông tin được The POET tổng hợp và chuẩn bị bài đầy đủ.
Con đường mùa đông Tác giả – Tác phẩm
Sơ lược về tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin và tác phẩm Con đường mùa đông.
Tác giả Con đường mùa đông
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức quý tộc lâu đời và sớm bộc lộ thiên hướng văn chương, bắt đầu sáng tác thơ văn từ khi lên bảy, tám tuổi. Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế.
Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Pu-skin đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhât của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Pu-skin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).
PCNT trong thơ trữ tình:
- Ngôn từ chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc.
- Những sắc màu, hình ảnh, âm thanh trong thơ của ông không chỉ thể hiện tâm trạng mà còn chuyên chở những vận động của ý thức của NVTT, hướng tới hóa giải những khúc mắc trong lòng người để cuối cùng đạt tới một xúc cảm cân bằng, hài hòa đến kì lạ.
- Thơ Pu-skin tràn ngập tinh thần nhân văn, vừa cao cả, vừa trần thế.
Tác phẩm Con đường mùa đông
Vào tháng 12 năm 1825, cuộc khởi nghĩa do đông đảo người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế đã nổ ra rộng khắp nước Nga. Đến đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng dập tắt và đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác Con đường mùa đông.
Thông tin chung về bài thơ Con đường mùa đông
Các thông tin cần biết về bài thơ Con đường mùa đông văn 11.
Hoàn cảnh sáng tác Con đường mùa đông
Tháng 12/1825, cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ nông nô chuyên chế do những người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo đã nổ ra rộng khắp trên nước Nga. Đến đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Mùa đông năm 1826, nỗi buồn riêng của nhà thơ, nỗi buồn chung của nhân dân, cùng ý chí và khát vọng vượt qua những buồn tủi, khó khăn đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác bài thơ.
Nội dung Con đường mùa đông Kết nối tri thức
Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn con người Nga một cách trọn vẹn. Đó là vẻ đẹp của một con người có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước và giàu nghị lực, ước mơ trên con đường cô lẻ, lắm gian truân.
Bố cục bài Con đường mùa đông
Bài thơ Con đường mùa đông có bố cục 3 phần:
- Phần 1: Khổ 1: Con đường mùa đông – nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại.
- Phần 2: Khổ 2 – 6: Con đường mùa đông – cảnh vật và vận động tư tưởng của người lữ hành.
- Phần 3: Khổ 7: Con đường mùa đông – vững bước hành trình cùng những điểm tựa tinh thần và ý thức về sứ mệnh.
Phương thức biểu đạt Con đường mùa đông
Bài thơ Con đường mùa đông có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
Nghệ thuật tác phẩm Con đường mùa đông
Thể thơ: Tự do.
Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, giàu sức gợi và giá trị biểu cảm.
Hình tượng thơ có sự vận động theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình: đi từ buồn chán, tẻ nhạt rồi đến cuối bài thơ, vẫn là những sự vật ấy nhưng trạng thái đã khác, càng buồn hơn nhưng trong đó vẫn ẩn chứa một niềm hy vọng mong manh về một ngày sẽ trở về -> Cấu tứ của bài thơ rất độc đáo.
Thông điệp mà bài thơ Con đường mùa đông mang đến cho em là gì?
Thông điệp em nhận được từ bài thơ là nỗi buồn không còn là gánh nặng mà nó đã trở thành một nguồn động viên, một niềm đam mê to lớn để yêu thương cuộc sống, đặt niềm hy vọng vào những ngày mai tươi sáng, ấm áp. Điều quan trọng là mình có được khả năng chuyển hóa, biến đổi nỗi buồn thành năng lượng tích cực.
Ý nghĩa nhan đề Con đường mùa đông
- Con đường: gợi ý niệm về sự vận động, về hành trình cuộc đời.
- mùa đông: gợi cảm xúc giá lạnh, nỗi buồn
=> Nghĩa biểu tượng: nhan đề bài thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến những khó khăn trở ngại trên hành trình mùa đông cô đơn, lạnh giá và ý thức vượt qua trở ngại ấy, lấy lại thăng bằng. Đó cũng là những khó khăn, trở ngjai trên hành trình cuộc đời của mỗi con người.
Sơ đồ tư duy Con đường mùa đông
Sơ đồ tóm gọn nội dung liên quan đến tác phẩm được trích trong sgk ngữ văn 11 Kết nối tri thức:
Tóm tắt Con đường mùa đông
Bài thơ Con đường mùa đông của tác giả Pu-skin được sáng tác khi ông đi thẩm vấn ngài thống đống Pskov. Tá phẩm có nhiều ý nghĩa sâu sắc và triết lý, thành công khắc họa cảnh đên trên một con đường lạnh lẽo, yên tĩnh và thơ mộng. Vẻ đẹp của bầu trời cùng những đám mây đã phủ kín xung quanh vầng trăng tạo nên ánh sáng đượm buồn nhưng vẫn cảm động lòng người. Tác giả đã thành công khắc họa sắc cảnh thiên nhiên rất sống động, khiến cho độc giả cảm nhận được sự chân thật, như đang tự mình đứng trên con đường lạnh giá đó, Tuy nhiên, điểm bất ngờ của tác phẩm là hình tượng người anh hùng xuất hiện đột ngột, giúp tác phẩm phát triển từ sự phơi bày đến việc khắc họa hình ảnh của nhân vật trong bài thơ. Tác phẩm thuộc khuynh hướng trữ tình và sử thi, mang đến cho độc giả những trải nghiệm sâu sắc về một con đường mùa đông lạnh giá và mang đầy sự u buồn.
Xem thêm:
- Tuyển tập mẫu phân tích khổ 1 Con đường mùa đông và các khổ thơ khác trong bài
- Hướng dẫn soạn Con đường mùa đông và trả lời câu hỏi SGK lớp 11
- Chia sẻ giáo án Con đường mùa đông, học sinh/giáo viên có thể tham khảo chuẩn bị bài trước tiết học
- Chí Phèo (Nam Cao) tác giả, tác phẩm – văn 11
Kết luận
Các thông tin về tác phẩm Con đường mùa đông trong chương trình văn 11 đã được cập nhật chính xác. Các bạn học sinh theo dõi để nắm bắt được thông điệp và ý nghĩa của bài thơ.