Đi lấy mật (Đoàn Giỏi) văn 7 – Tóm tắt, đề tài, sơ đồ tư duy
Đi lấy mật (Đoàn Giỏi) là văn bản được trích từ tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam. Phần trích từ chương 9, kể lại Nam theo cha nuôi và Cò vào rừng U Minh lấy mật ong.
Tác giả Đoàn Giỏi
Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang. Ông là nhà văn của miền đất phương Nam.
Hầu hết các sáng tác của ông đều về con người, thiên nhiên và cuộc sống. Nhà văn có lối viết miêu tả vừa hiện thực, vừa trữ tình, ngôn từ đậm màu sắc địa phương.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Đường về gia hương (1948)
- Cá bống mú (1956)
- Cá bống mú (1956)
Thông tin này nên đề cập trong bài phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật để đạt điểm cao hơn.
Thông tin chung văn bản Đi lấy mật
Đi lấy mật là tác phẩm được trích trong Đất rừng Phương Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 1957, xuất hiện trong Ngữ văn lớp 7 tập 1. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Đoàn Giỏi, là bộ truyện cho thiếu nhi hấp dẫn trong mấy chục năm qua.
Nội dung bài Đi lấy mật
Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ.
Bố cục bài Đi lấy mật
Đoạn trích trong SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu … không thể nào nghe được: Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và Cò đi lấy mật.
Phần 2: Tiếp … cây tràm thấp kia: Cảnh sắc đất rừng U Minh hiện lên trên đường lấy mật.
Phần 3: Còn lại: Cách “nuôi ong” khác biệt của người dân rừng U Minh.
Đề tài chính trong văn bản “Đi lấy mật” là gì?
Đề tài chính trong văn bản là về trẻ em, thiên nhiên, con người phương Nam.
Bài đi lấy mật ngôi kể thứ mấy?
Đi lấy mật sử dụng Ngôi kể thứ nhất (An kể lại)
Vẽ sơ đồ tư duy bài Đi lấy mật
Sơ đồ tóm tắt những thông tin chính của bài Đi lấy mật:
Phương thức biểu đạt Đi lấy mật
Phương thức biểu đạt của Đi lấy mật là tự sự.
Các sự việc chính trong văn bản đi lấy mật
Các sự việc chính trong Đi lấy mật gồm:
- Buổi sáng, tía nuôi An dẫn An và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.
- Trên đường đi, ba người nghỉ chân, Cò đố An nhận biết được con ong mật. Bóng nắng lên, họ mở cơm ra ăn.
- Cả ba tiếp tục đi đến khoảng đất rộng (trảng), An reo lên khi nhìn thấy bầy chim và gặp một kèo ong gác. An nhớ chuyện má nuôi kể về cách đặt gác ong kèo để lấy mật.
- An nhìn lên kèo ong, suy nghĩa về cách thuần hóa ong rừng rất riêng của người dân vùng U Minh.
- Rồi mọi người cùng ngồi ăn dưới bóng cây râm mát.
Để hiểu chi tiết về các sự việc và nhân vật, bạn có thể theo dõi soạn bài Đi lấy mật với đầy đủ thông tin.
Tóm tắt văn bản Đi lấy mật
Tổng hợp các bài tóm tắt với độ dài khác nhau để bạn tham khảo tùy theo yêu cầu từ thầy cô, giáo viên. Để làm một đoạn tóm gọn thông tin, bạn nên đọc văn bản từ 2 – 3 lần, hiểu những ý chính/sự kiện chính trước khi viết.
Tóm tắt bài Đi lấy mật ngắn gọn
Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.
Tóm tắt văn bản Đi lấy mật 5-7 câu
Đi lấy mật là đoạn trích kể về một lần 3 cha con An, Cò và cha cùng nhau vào rừng U Minh để “ăn ong” (lấy mật). Đây là lần đầu tiên An tham gia chuyến đi này nên có nhiều bỡ ngỡ, nhanh đuối sức. Cha biết điều đó nên cho dừng lại nghỉ ngơi, lúc này Cò đã chỉ An nhận diện ong mật, sau đó cả 3 mở cơm mà Cò mang theo để ăn. Sau đó, ba cha con lại lên đường, An nhớ lại cách gác kèo mà má kể nhưng không thực sự hiểu, đến khi nhìn thấy kèo ong, An cảm nhận được sự khác biệt trong cách nuôi ong của người rừng U minh với những khu vực khác như người La Mã xưa, Ai Cập, Phi châu, Mễ Tây Cơ,… Sau cùng mọi người ngồi ăn cơm ở ngay dưới bóng cây râm mát.
Tóm tắt văn bản Đi lấy mật 6-8 câu
ĐI lấy mật kể về lần đầu An đi “ăn ong” (lấy mật) cùng cha nuôi và thằng Cò. Do chưa quen nên An nhanh chóng mệt, “tía” cảm nhận được điều đó qua hơi thở của nó nên để mọi người cùng nghỉ ngơi, lấy sức. Theo lời An kể, thằng Cò vẫn chưa thấy mệt, nó còn chỉ An cách nhận biết ong Mật. Sau đó cả 3 người lấy cơm mà thằng Cò vác theo để ăn rồi lên đường. Đến cây được gác kèo, An thắc mắc không hiểu sao biết ong về đúng cây này mà gác rồi nó nhớ lại lời kể của má nuôi. An cảm nhận được sự khác biệt trong cách “nuôi ong” của người dân vùng U Minh với người La Mã xưa, Mễ Tây Cơ, Ai Cập,… Sau đó, cả ba người cùng nghỉ dưới bụi cây râ mát, ăn cơm và ngắm nhìn quang cảnh của rừng U Minh.
Tóm tắt văn bản đi lấy mật dài 8 -10 câu
Đi lấy mật được kể lại từ lời kể của An trong lần đầu nó vào rừng U Minh lấy mật với cha nuôi và thằng Cò. Dù đã học qua về xã hội loại ong nhưng qua lời má kể, nó vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao. Vì lần đầu, nó nhanh chóng thấm mệt, cha nuôi cảm nhận được qua hơi thở của nó phía sau và bảo mọi người nghỉ ngơi. Lúc này, thằng Cò chỉ cho An cách nhận biết con ong mật, phải tinh lắm mới thấy được những con ong nhỏ và tiếng kêu của nó. Cả 3 người ăn cơm xong lại cùng nhau lên đường. Đến cây gác kèo, An không hiểu tại sao biết cây nào ong đến để gác, thằng Cò bảo nó nhớ lại lời mẹ kể tối qua. Nó hình dung lại cách thức và cũng nhớ mẹ bảo phải có kinh nghiệm vì nhiều người đi gác kèo rồi đến mùa lấy mật lại phải vác gùi không trở về. An cũng nhận thấy có nhiều điểm khác biệt trong cách “định sẵn” để ong về cây làm tổ của người vùng U Minh với nhiều nơi khác trên thế giới mà nó đọc trong sách. Sau đó, cả 3 cha con cùng ăn cơm dưới bóng cây và ngắm nhìn quang cảnh tự nhiên trong rừng.
Tóm tắt văn bản Đi lấy mật 10-12 câu
Đi lấy mật là câu chuyện kể về chuyến đi vào rừng U Minh lấy mật ong của An (lần đầu) với cha nuôi và thằng Cò. Nó vừa đi vừa cảm nhận vẻ đẹp của rừng cây và nhớ lại lời của mẹ kể hôm qua nhưng nó vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao dù đã học được kha khá về xã hội loài ong qua lời kể của thầy và sách giáo khoa. Do mới lần đầu lấy mật, An nhanh chóng cảm thấy mệt, tía cảm nhận được điều đó qua hơi thở của nó phía sau và bảo mọi người dừng nghỉ. Trong lúc này, thằng Cò chỉ nó cách nhận diện con ong mật An phải rất để ý mới nhận ra đàn ong li ti đang bay vào rừng cùng tiếng kêu nhỏ li ti của chúng. An cảm nhận được vẻ đẹp của rừng, của chim và phải tặc lưỡi cảm thán nhưng thằng Cò lại chê nó không biết gì, đến “sân chim” sẽ biết, vì vậy mà An lặng thinh, bực mình. Đến khi Cò chỉ cái cây đã gác kèo, An mừng rỡ quên hẳn cảm xúc vừa rồi, nó cũng khó hiểu không biết sao ông về cây nào mà gác. Cò nhắc nó nhớ lại lời má kể mấy ngày nay, nó nghĩ lại lại má kể. Lúc đó An tưởng gác kèo là dễ nhưng má cũng nói phải có kinh nghiệm vì vẫn nhiều người dù đã làm nghề lâu năm nhưng vẫn định không đúng chỗ. Gác kèo xong đến mùa lấy mật phải mang gùi không trở về. Sau khi lấy mật, cả 3 cha con cùng ăn cơm dưới bóng cây râm mát, ngắm nhìn tự nhiên xung quanh trong rừng U Minh.
Em hãy giới thiệu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật trong tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi
Đoạn trích Đi lấy mật thuộc chương 9 tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam. Truyện kể về hành trình đi lấy mật ong trong rừng U Minh của nhân vật An. Qua đó, ta thêm hiểu biết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Nam Bộ.
Buổi sáng, An theo tía nuôi cùng thằng Cò đi lấy mật – bắt ong trong rừng, sau hành trình dài đã đến trưa lấy cơm nắm ra ăn và nghỉ ngơi trong rừng. Cò dạy An phân biệt ong mật. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, ba người tiếp tục đi tới chỗ cái trảng rộng lớn nơi có hàng ngàn con chim bay lượn, với khung cảnh mênh mông rộng lớn. Sau đó cả ba đi lấy mật ở chỗ cây tràm, An nhớ tới lời má nuôi và nghĩ tới sự khác biệt giữa ong thuần hóa và ong rừng U Minh, ong rừng U Minh có tổ hình nhánh keo đặc biệt. Sau khi đốt ong thì cả ba ăn cơm, nghỉ ngơi, chuẩn bị trở về.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất – người kể chuyện là An. Ngôi kể thứ nhất khiến cho câu chuyện trở nên chân thật bạn đọc dễ hình dung hoàn cảnh nhân vật đang trải qua.
Ở Đất rừng Phương Nam, nhân vật “tôi” chính là người dẫn truyện. Vì thế tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật “tôi” chính là tìm hiểu ngôn ngữ dẫn truyện. Ngôn ngữ dẫn truyện trong bộ Đất rừng Phương Nam mang đậm tính phương ngữ Nam Bộ ở cả các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt. Có những đoạn rất hay, biểu hiện cho lối “văn nói Nam Bộ”, lối văn chương gồm những câu ngắn gọn, có nhiều từ ngữ Nam Bộ.
Kết luận
Thông tin chung nhất về Đi lấy mật qua góc nhìn của An đã được hướng dẫn chi tiết. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn qua phần soạn bài và phân tích được Thepoetmagazine chia sẻ để nắm những ý chính, thông điệp, nội dung cụ thể của văn bản.