Đi san mặt đất (Văn 10): Tóm tắt, cốt truyện, thể loại

Đi san mặt đất là truyện thơ thần thoại của người Lô Lô. Tác phẩm là khao khát chinh phục thiên nhiên của con người với cách nhìn mộc mạc và gần gũi nhất.

Cùng tìm hiểu về văn bản trích trong văn lớp 10 thông qua những phân tích chi tiết về tác giả và tác phẩm. Bạn có thể tham khảo các mẫu tóm tắt ngắn gọn về Đi san mặt đất để có cái nhìn tổng quan hơn.

Nội dung bao quát của Đi san mặt đất

Tác phẩm Đi san mặt đất được trích dẫn trong sgk ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo như sau:

[…..]

Ngày xưa, từ rất xưa

Người già không nhớ nổi

Mấy trăm, mấy nghìn đời

Ngày xưa, từ rất xưa

Người trẻ không biết tới

Mấy nghìn, mấy vạn năm

Người mặt đất ăn chung

Cùng đi và cùng ở

Trồng bắp trên núi cao

Uống nước từ bụng đá

Người mặt đất sống chung

Cùng ở và cùng đi

[…]

Bầu trời nhìn chưa phẳng

Mặt đất còn nhấp nhô

Phải đi san bầu trời

Phải đi san mặt đất

Kiếm con trâu sừng cong

Chọn con trâu sừng dài

Đẽo cho trâu cái ách

Đục lỗ ách luồn dây

Chão dẻo làm dây cày

Thừng dài làm dây bừa

Trâu cày bừa san đất

Chẳng quản gì nhọc một

San đất là việc chung

Người tìm hang chuột chũi

Gọi hắn, hắn rung râu

“Suốt ngày trong lòng đất

Tôi có thấy Trời đâu”

Người lại tìm các, ếch

Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn

Đứa thì kêu ôp oạp:

“Chân tay tôi đều ngắn

San mặt đất sao nên?

Để chúng tôi gọi lên

Xin trời đổ nước xuống!”

Giống nào cũng không đi

Người gọi nhau làm lấy

Nhiều sức, chung một lòng

San mặt đất cho phẳng

Nhiều tay chung một ý

San mặt đất, làm ăn

[…]

Tác giả Đi san mặt đất

Đi san mặt đất tác giả không phải là một cá nhân cụ thể. Đây là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô được lưu truyền lại cho đến nay.

Thông tin chung Đi san mặt đất

Cùng The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của tác phẩm thông qua những phân tích dưới đây.

Đi san mặt đất là thể loại gì ?

Để nắm Đi san mặt đất thuộc thể loại nào, chỉ cần chú ý đến số từ của câu thơ. Đây là thể thơ 5 chữ với cách diễn đạt mộc mạc, phù hợp với các loại truyện thơ.

cốt truyện đi san mặt đất
Đi san mặt đất là truyện thơ thần thoại của người Lô Lô

Đề tài tác phẩm đi san mặt đất chân trời sáng tạo là gì?

Đi san mặt đất lấy cảm hứng từ khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. Hình ảnh lao động với sức mạnh bền bỉ, tinh thần quyết tâm, kiên trì,… để cải tạo cuộc sống.

Xuất xứ của văn bản Đi san mặt đất

Tác phẩm nằm trong tuyển tập Truyện của người Lô Lô, trích trong “Mẹ Trời, Mẹ Đất”.

Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt chính của Đi san mặt đất là tự sự và biểu cảm.

Bố cục bài viết

Tác phẩm được chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ cùng ở và cùng đi”: Cuộc sống ban sơ của con người
  • Phần 2: Còn lại:  Hành trình con người khai phá thiên nhiên

Ngôi kể

Ngôi kể của Đi san mặt đất là ngôi thứ 3. Ngôi kể này tạo ra cái nhìn nhận phong phú và toàn diện hơn cho tác phẩm.

Cốt truyện Đi san mặt đất

Đi san mặt đất là bức tranh toàn cảnh về công cuộc khai phá thiên nhiên của con người thuở khai thiên lập địa. Từ đó người đọc hiểu được công lao to lớn và khát vọng chinh phục thiên nhiên của loài người.

Giá trị tác phẩm – Văn bản Đi san mặt đất giúp bạn hiểu gì?

Thông qua cách diễn đạt mộc mạc và giản dị, sức mạnh về cả trí lực của con người trong công cuộc khai phá bầu trời và mặt đất được khắc họa rõ nét.

Tác phẩm thể hiện khát khao chinh phục thế giới và niềm tự hào, biết ơn sâu sắc với thế hệ cha ông đi trước.

Sơ đồ tư duy

Bạn có thể tham khảo sơ đồ tư duy sau để nắm những ý chính về văn bản:

sơ đồ tư duy đi san mặt đất
Sơ đồ tư duy Đi san mặt đất đơn giản

Tóm tắt Đi san mặt đất

Tóm tắt văn bản giúp bạn hiểu sâu về cốt truyện tác phẩm. Các mẫu gợi ý gồm:

Mẫu 1 – Tóm tắt ngữ văn 10 Đi san mặt đất

Hàng ngàn năm trước, cuộc sống còn hoang sơ với “mặt đất còn nhấp nhô” và “bầu trời nhìn chưa phẳng”. Con người bằng sức mạnh và sự kiên trì, đồng lòng chung sức khai phá và cải tạo. Trái đất dưới bàn tay của con người được “san phẳng”, cuộc sống con người ngày càng thuận lợi hơn.

Mẫu 2 – Tóm tắt Đi san mặt đất chân trời sáng tạo 10

Đi san mặt đất kể về hành trình chinh phục thiên nhiên của con người. Từ thuở ban sơ với cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên cho đến khi “trâu cày, bừa san đất” để có một cuộc sống ổn định hơn. Bài thơ không chỉ kể về con đường cải tạo gian nan mà thể hiện khát vọng chinh phục và làm chủ cuộc sống của người xưa. Từ đó, thể hiện tinh thần tự hào và biết ơn đối với sự hy sinh của thế hệ đi trước.

Phân tích Đi san mặt đất

Đi san mặt đất là cái nhìn của ông cha ta đối với loài người và tự nhiên. Các tác giả dân gian đã đưa ra lập luận đầy sáng tạo và thú vị về cách thành lập và vận hành thế giới. Bạn có thể tham khảo dàn ý và các mẫu bài phân tích sau để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Dàn ý Đi san mặt đất

Mở bài: Giới thiệu về truyện “Đi san mặt đất”: nguồn gốc, thể loại, nội dung khái quát.

Thân bài:

  • Chủ đề của truyện: Quá trình khai hoang cải tạo tự nhiên.
  • Thời gian: Không rõ ràng
  • Không gian: Rộng lớn và hoang sơ
  • Nội dung: Con người tập hợp sức mạnh chung để cải tạo thiên nhiên, san phẳng mặt đất.
  • Đánh giá: Con người đã có ý thức thay đổi thiên nhiên để phù hợp với nhu cầu cuộc sống.
  • Nghệ thuật: Thơ 5 chữ, nhân hóa, ngôn ngữ giản dị giàu hình ảnh.

Mẫu Phân tích thần thoại Đi san mặt đất

Quá trình phát triển của con người đã diễn ra trong hàng triệu năm và gồm nhiều giai đoạn thời kỳ. Mỗi giai đoạn là một chặng đường tiến hóa: thời ăn lông ở lỗ đến khi kinh tế hiện đại như ngày nay là chặng đường rất dài. Người Lô Lô đã vận dụng trí tưởng tượng của mình để kể nên câu chuyện khai phá đất trời để phục vụ cho cuộc sống của họ. Truyện kể bằng thơ nên rất dễ nhớ, hình ảnh giản dị và luận điểm cũng đơn giản nhưng thần thoại đã giúp chúng ta có cách nhìn thú vị về thế giới hình thành và dần cải tạo ra sao.

Đi san mặt đất là thần thoại kể về quá trình khai hoang của con người tại thời điểm đó. Ông cha ta cùng nhau chung sức “lập địa” để tìm kiếm và khám phá những vùng đất mới. Theo quan điểm của người Lô Lô, khi trời đất mới sơ khai, con người phải tự làm mọi thứ để đất trời có thể dần thay đổi theo ý mình. Chính bản thân tác giả dân gian cũng không xác định được khoảng thời gian cụ thể bởi:

“Ngày xưa, từ rất xưa…
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa…
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Các cụm từ “ngày xưa” khiến người đọc chỉ hình dung được đó là khoảng thời gian rất lâu về trước, không rõ mốc chính xác. Bản thân người kể có nhắc về bao nhiêu năm trước cũng không chỉ ra con số, mà chỉ đưa ra theo cách ước lệ tượng trưng rằng “mấy nghìn, mấy vạn” đến “người già không nhớ nổi”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, con người lại có sự gắn kết tuyệt vời, điều này cũng hoàn toàn đúng với sự phát triển của lịch sử. Bởi lúc đó con người phải sống nương tựa vào nhau để chống lại thú dữ, để bảo vệ lẫn nhau. Vì vậy, người Lô Lông viết ” Người mặt đất ăn chung / Cùng đi và cùng ở” không có gì sai. Ở giai đoạn này, người Lô Lô đã biết đến trồng trọt và sinh tồn.

Trong trí tưởng tượng của họ, thời điểm vạn vật bắt đầu, đến trời đất cũng không như bây giờ:

“Bầu trời nhìn chưa phẳng

Mặt đất còn nhấp nhô”

Vì vậy, nhiệm vụ của con người là “san bầu trời” và “san mặt đất”. Con người bắt đầu mượn sức của động vật để hỗ trợ. Những dòng thơ cũng cho ta hiểu về cách dùng trâu cày đất, là một bước quan trọng trước khi trồng cây, trồng lúa nước (một nền văn minh lâu đời của nước ta). Rằng:

“Kiếm con trâu sừng cong

Chọn con trâu sừng dài

Đẽo cho trâu cái ách

Đục lỗ ách luồn dây

Chão dẻo làm dây cày

Thừng dài làm dây bừa

Trâu cày bừa san đất “

Và trong câu chuyện ấy, con người không phải đối tượng duy nhất giúp cải tạo đất trời. Người Lô Lô thấu hiểu phải có sự giúp sức của vạn vật, của nhiều con vật đang tồn tại khác như ếch xin trời làm mưa. Giọng điệu vui tươi, nhịp thơ rộn ràng giúp ta cảm nhận được không khí nhịp nhàng thời điểm đó. Có lẽ, với người Lô Lô việc chinh phục tự nhiên là niềm vui lớn, niềm hân hoang vì đạt được thành tựu trong công cuộc cải tạo đất trời. Tác giả sử dụng phép nhân hóa khiến những con vật trong câu chuyện trở nên sinh động và gần gũi hơn. Ngôn từ đơn giản và dùng thơ thay vì truyện kể thông thường cũng dễ dàng tiếp cận thông tin cho nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Đi san mặt đất là hành trình chinh phục thiên nhiên do người Lô Lô sáng tạo nên. Nhờ tác giả dân gian kết hợp sử dụng thơ và các biện pháp như điệp từ, nhân hóa, truyện trở nên bình dị và gần gũi hơn hết.

Xem thêm:

Kết luận

Đi san mặt đất là hành trình khai phá thiên nhiên thú vị dưới góc nhìn gần gũi. Tác phẩm là thông điệp mạnh mẽ của con người mong muốn cải tạo thiên nhiên và chinh phục thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet