Hóa thân thành bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương với những mẫu hay nhất được Thepoetmagazine tái hiện một cách sống động nhất. Dưới góc nhìn này ta có thể thấy được rõ hơn về lý do sự ghen tuông vô cơ của Trương Sinh. Qua đây cũng nói lên sự ân hận day gắt của hai cha con ở quãng đời còn lại.

Table of Contents

Dàn ý cho bài văn đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Tham khảo những dàn ý hóa thân nhân vật bé Đản – Con của Trương Sinh và Vũ Nương để lể lại câu chuyện về cuộc đời của mẹ theo nội dung của Chuyện người con gái Nam Xương trong sách giáo khoa Văn lớp 9.

Dàn ý 1

Mở bài

  • Giới thiệu tình huống kể chuyện: Từ nhỏ đã sống thiếu vắng tình thương và sự chăm sóc từ mẹ.
  • Đã nhiều lần hỏi cha, cha hứa khi lớn lên sẽ kể lại.

Thân bài

Kể về cuộc đời của mẹ từ khi lấy cha và sự oan khuất do tính cách đa nghi, ghen tuông:

  • Những ngày đầu mẹ về làm vợ và sống cùng cha: Thuỳ mị, nết na và không để xảy ra chuyện thất hoà.
  • Những ngày sau cha đi lính, một mình mẹ sinh và nuôi Đản. Ngoài ra, mẹ còn chăm sóc cả bà nội ốm, khi bà mất cũng chu toàn công việc ma chay cho bà.
  • Ngày cha trở về, cha rất buồn vì hay tin bà bị ốm và đã đi xa. Đản lại vô tình kể về chuyện cái bóng khiến cha hiểu nhầm mẹ không chính trực. Thanh minh không được, mẹ đành nhảy sông tự vẫn.
  • Sau đó, cũng vì vô tình Đản lại thấy và chỉ cho cha thấy cái bóng trên vách. Nỗi oan được giải nhưng mẹ không còn nữa.
  • Cha hiểu ra và cảm thấy vô cùng ân hận, đau khổ, quyết định lập đàn giải oan cho mẹ. Nhưng mẹ chỉ có thể trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thuỷ cùng cùng Linh Phi. Cha quyết định không đi thêm bước nữa, sống cùng nỗi day dứt khôn nguôi và chỉ ở vậy nuôi Đản.

Cảm xúc và suy nghĩ trong Đản: Giờ đây hiểu ra mọi chuyện, cảm thấy vô cùng thương mẹ và hối hận khi nhận ra bản thân vô tình đẩy mẹ đến cái chết. (Có thể đan xen trong quá trình kể chuyện).

Kết bài

  • Khẳng định bản thân rất yêu thương người mẹ quá cố, bày tỏ sự kính trọng đối với tính cách chu đáo, ân cần của mẹ.
  • Mong muốn thay đổi định kiến xã hội, bỏ qua tư tưởng trọng nam khinh nữ để không còn ai phải chịu nỗi đau như gia đình của Đản

Dàn ý 2

Sau khi đọc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trong Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo, có thể tạo dàn bài với yêu cầu hóa thân thành bé Đản kể lại câu chuyện như sau:

Mở bài

  • Giới thiệu bản thân trong vai bé Đản, từ nhỏ đã mất mẹ và sống cùng cha, thiếu thốn tình yêu thương và sự chăm sóc.
  • Khi khôn lớn chợt nhận ra chính sự ngây ngô của mình đã gián tiếp đưa mẹ đến cái chết, khiến mẹ phải ra đi trong nỗi oan khuất.

Thân bài

Kể lại câu chuyện của mẹ và làm rõ nỗi oan khuất:

  • Được nghe mọi người xung quanh nói về quá khứ của mẹ trong những ngày đầu về làm vợ cha. Tính cách của mẹ vô cùng nết na, thuỳ mị và được mọi người quý mến.
  • Sau đó, mẹ sinh ra tôi và một mình nuôi nấng, chăm bẵm trong thời gian cha đi lính. Bên cạnh đó, mẹ còn chăm sóc cả bà nội ốm đau rất tận tình. Khi bà mất, mẹ lo ma chay cho bà rất chu đáo.
  • Khi cha về nghe tin bà mất thì rất buồn nhưng lại thêm chuyện tôi vô tình kể chuyện nhìn thấy cái bóng. Điều này khiến cha hiểu lầm, cho rằng trong thời gian cha đi vắng đã gian díu bên ngoài. Mẹ thanh minh nhưng không được nên đã đầm mình xuống sông tự vẫn.
  • Sau đó cũng vì vô tình nên tôi lại bắt gặp cái bóng trên tường và chỉ cho cha thấy. Nỗi oan của mẹ đã được giải nhưng giờ đây mẹ không còn nữa.
  • Cha hiểu ra và vô cùng đau khổ, lập đàn để giải oan cho mẹ. Mẹ chỉ có thể trở về trong giây lát rồi lại cùng Linh Phi về chốn thuỷ cung. Sau này, cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi lớn nhưng mang trong mình nỗi day dứt khôn nguôi.

Cảm xúc của tôi hiện tại: Bản thân nhận ra mình chính là nguyên nhân đã vô tình đưa mẹ đến đường cùng. Tôi vô cùng ân hận và cảm thấy rất thương mẹ.

Kết bài

  • Khẳng định bản thân cảm thấy vô cùng hối hận khi vô tình gây ra cái chết của mẹ mình. Tôi rất thương mẹ, bày tỏ sự kính trọng đối với mẹ.
  • Mong muốn xã hội sẽ không ai phải chịu nỗi đau như gia đình mình.

Dàn ý 3

Mở bài

  • Giới thiệu bản thân là bé Đản – con của Trương Sinh và Vũ Nương, từ nhỏ đã sống thiếu thốn sự chăm sóc và tình thương yêu.
  • Khi hiểu chuyện, muốn biết sự thật và nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ nhưng cha hứa sau này lớn lên sẽ kể mọi chuyện.

Thân bài

Phân tích về tính cách của mẹ:

  • Mẹ từ khi về làm vợ và sống chung với cha đều được mọi người quý mến với tính tình thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
  • Khi cha đi lính, mẹ ở nhà hết mực chung thuỷ, sinh và chăm con, hiếu thảo, phụng dưỡng mẹ chồng tận tình.
  • Thật không may cho mẹ khi lấy cha là một người có tính tình đa nghi, hay ghen. Tuy vậy, mẹ vẫn luôn sống hoà nhã và chưa bao giờ để vợ chồng xảy ra mâu thuẫn.

Nỗi oan khuất của mẹ:

  • Khi cha đi lính về, cảm thấy rất buồn tủi khi biết được tin bà đã khuất. Nhưng nghe con nhỏ kể về câu chuyện cái bóng trên vách liền nghi ngờ và trách mắng mẹ.
  • Mẹ cảm thấy rất đau đớn, dù đã giải thích nhưng cha không hiểu và cảm thông. Mẹ cảm thấy thất vọng, mất lòng tin trước sự tàn nhẫn, bất công của chồng.
  • Mẹ mang theo nỗi nhục nhảy sông tự vẫn. Đây được xem là hành động quyết liệt nhất, ẩn chứa nỗi cay đắng, tuyệt vọng và bất lực về thân phận của mình.

Giải oan cho mẹ:

  • Sau này, tôi vô tình nhìn thấy cái bóng trên vách một lần nữa và chỉ cho cha. Lúc này cha mới hiểu ra sự thật và biết rằng vợ mình hoàn toàn chỉ bị oan.
  • Cha vô cùng ân hận nhưng giờ đây vợ mình không còn nữa. Cha lập đàn để giải oan và thấy mẹ chỉ trở về trong phút chốc rồi lại quay về thuỷ cung với Linh Phi.

Cảm xúc và suy nghĩ của Đản:

  • Khi đã lớn, tôi hiểu được nguyên nhân gây ra nỗi oan khuất của mẹ là do sự độc đoán, thiếu hiểu biết, vũ phu của cha. Khẳng định bản thân rất kính trọng và yêu thương người đã sinh thành ra tôi.
  • Cùng với đó, lên án xã hội vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nỗi đau oan khuất cho người phụ nữ. Tôi mong muốn xã hội sẽ thay đổi, loại bỏ định kiến và không ai phải chịu nỗi đau như gia đình mình nữa.

Kết bài

  • Câu chuyện về người mẹ tư dung tốt đẹp và nỗi oan khuất thấu trời đã được giải oan. Nhưng giờ đây mẹ không còn nữa, chỉ còn lại hình bóng trong ký của tôi và cha.
  • Đây là một cách để góp phần vào tiếng nói chung, đòi lại sự bình đẳng cho người phụ nữ yếu thế. Mong muốn tương lai xã hội sẽ được thay đổi và sống tốt đẹp hơn.

TOP 7 mẫu bài đóng vai bé Đản kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương

Câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương trong Ngữ văn 9 Kết nối tri thức đã tái hiện sống động nhất chế độ nam quyền ngày xưa. Dù người phụ nữ có làm tốt thì vẫn phải chịu oan ức mà mất đi danh dự.

Tác phẩm cũng nói lên sự ân hận muộn màng của cha con Trương Sinh sau cái chết của người con gái mình yêu và sẽ được The POET Magazine tái hiện bằng cách đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương.

Mẫu 1 – Đóng vai bé Đản kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương

10 năm đã trôi qua kể từ ngày mẹ tôi ra đi để lại cho tôi và gia đình một khoảng trống không thể nào bù đắp. Nguyên nhân cũng chỉ vì một câu nói ngây ngô của đứa trẻ thơ khi ấy là tôi khiến cho gia đình tan vỡ mỗi người một phương trời. Giờ đây, khi đã trưởng thành, tôi thấm thía hơn bao giờ hết sự mất mát to lớn này.

Ký ức về mẹ vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí tôi, về nụ cười hiền hậu, về bàn tay ấm áp, về những lời dạy dỗ ân cần. Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng lại có nhan sắc và phẩm chất hơn người. Cha tôi là Trương Sinh đã đem lòng yêu thương và xin cưới mẹ về làm vợ. Hai vợ chồng sống hòa thuận, hạnh phúc và có một người con trai là tôi.

Sự việc xảy ra khi cha đi lính, mẹ ở nhà vừa vừa chăm sóc con cái, vừa phụng dưỡng mẹ già. Bà là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn được mọi người trong làng yêu quý và kính trọng. Vì quá nhớ nhung chồng bà đã chỉ lên chiếc bóng mình mỗi đêm và nói với tôi đó là cha. Nhớ cha, tôi thường hỏi về cha mẹ tôi chỉ nói rằng cha đi lính xa, khi nào đánh giặc xong sẽ về.

Lúc cha trở về sau chuyến đi lính dài, tôi chưa từng được gặp mặt nên đã không nhận cha và kể lại sự kiện “Cha đến vào mỗi tối” khiến cha sinh ghen tuông. Mặc dù đã được mẹ giải thích nhưng cha vẫn quát mắng và đổ lỗi cho mẹ. Quá uất ức và nhục nhã, mẹ tôi đã gieo mình xuống sông tự vẫn để giữ gìn phẩm giá của bản thân. Khi biết được sự thật, cha tôi vô cùng hối hận và đau đớn.

Nhiều năm sau khi mẹ ra đi, tôi vẫn luôn day dứt vì những lời nói vô tư của mình đã khiến cha hiểu lầm và đẩy mẹ đến bước đường cùng. Mẹ tôi – Người phụ nữ hiền hậu, đức hạnh đã phải chịu một bi kịch thương tâm chỉ vì những định kiến và sự ghen tuông vô cớ.

May mắn thay mẹ tôi được Linh Phi cứu giúp và đưa xuống sống ở chốn thủy cung. Nơi đó, mẹ được đoàn tụ với Phan Lang là người bạn cùng làng và nhờ anh đưa quan tài về cho cha tôi để giải oan. Cha tôi, sau khi nhận ra sai lầm của mình, đã lập đàn thanh minh cho vợ. Linh hồn mẹ hiện lên trong giây lát, rồi tan biến vào cõi hư vô.

Mặc dù mẹ đã không còn ở bên cạnh nhưng tôi biết rằng mẹ vẫn luôn dõi theo và che chở cho tôi. Tôi mong rằng ở một nơi xa nào đó mẹ có thể nhìn thấy tôi sống tốt, học tốt và trở thành một người có ích cho xã hội.

Mẫu 2 – Đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Sinh ra và lớn lên trong gia đình ở Nam Xương, tôi mồ côi mẹ từ khi còn quá nhỏ. Ký ức về mẹ trong tôi còn rất mơ hồ chỉ là những mảng màu êm dịu trong những lời ru và vòng tay ấm áp thuở còn thơ. Cha kể rằng mẹ tôi là người con gái nết na, đức hạnh, hết lòng vì gia đình.

đóng vai nhân vật bé đản kể lại chuyện người con gái nam xương
Mẹ tôi chăm sóc mẹ chồng chu đáo đến cuối đời

Khi cha đi lính xa nhà, mẹ một mình tần tần lo toan mọi việc vừa chăm sóc con thơ vừa phụng dưỡng mẹ già. Mẹ luôn chăm sóc mẹ chồng chu đáo, lo toan mọi việc trong nhà. Khi bà ốm nặng, mẹ ngày đêm túc trực bên cạnh thuốc thang và chăm sóc chu đáo. Đến lúc bà tôi qua đời mẹ lo ma chay cẩn thận và chu toàn mọi việc.

Năm tháng trôi qua, cha tôi trở về nhà sau chiến tranh, cả nhà vui mừng đoàn tụ nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi. Nghe tôi nói cha thường đến nhà, cha tôi nghi oan mẹ thất tiết và mắng nhiếc, đuổi đi. Mẹ không chịu nổi uất ức, đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Khi biết được sự thật, cha tôi vô cùng hối hận. Nỗi ân hận giày vò ông suốt quãng đời còn lại. Tôi cũng day dứt vì đã khiến mẹ phải chịu khổ. Mẹ ra đi, để lại cho tôi và cha một khoảng trống vô bờ bến.

Sau bi kịch, tôi mới biết mẹ đã được Linh Phi cứu và đưa về thủy cung. Nhờ Phan Lang, cha tôi lập đàn giải oan và mẹ hiện về nhưng chỉ nói lời từ biệt rồi lại biến mất. Từ đó, mẹ vĩnh viễn rời xa hai cha con. Tuy biết mẹ vẫn dõi theo từ dưới đại dương, nhưng tôi vẫn vô cùng hối hận vì lời nói ngây thơ ngày ấy.

Mẫu 3 – Đóng vai nhân vật bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Hơn mười năm trôi qua kể từ ngày giỗ của mẹ, tôi vẫn luôn chìm trong nỗi xót xa và hối hận khôn nguôi. Lời nói ngây thơ của tuổi thơ dại đã gây ra bi kịch để rồi mẹ vĩnh viễn ra đi và gia đình tan nát.

Mẹ tôi là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền hậu. Cha yêu thương mẹ và cưới mẹ về làm vợ. Cuộc sống hạnh phúc của họ chỉ ngắn ngủi khi cha phải đi lính đánh giặc Chiêm Thành. Mẹ ở nhà một mình sinh con và chăm sóc mẹ già. Khi cha trở về, vì nghe tôi nói cha Đản thường đến nhà mà ông nghi oan mẹ thất tiết và mắng nhiếc, đuổi đi.

Mặc dù đã giải thích nhiều lần nhưng cha vẫn không tin. Mẹ không chịu nổi uất ức đã gieo mình xuống sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau cái chết của mẹ, một hôm nọ tôi có chỉ cho cha về “cha” mà tôi đã nhắc đến thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Biết được sự thật về cái chết của mẹ, cha tôi vô cùng đau khổ và hối hận nhưng đã quá muộn.

Lớn lên, tôi mới biết mẹ được Linh Phi cứu giúp và đưa về thủy cung. Mẹ không thể trở lại dương thế nên đã nhờ Phan Lang truyền lại kỷ vật và lời nhắn nhủ cho cha. Cha tôi lập đàn giải oan trên sông, mẹ hiện về trong chốc lát nói lời vĩnh biệt và rồi lại trở về chốn thủy cung.

Mẹ ra đi, tôi vô cùng ân hận và dằn vặt vì lời nói dại khờ của mình đã khiến mẹ phải chịu oan khuất và mãi mãi rời xa tôi. Mong rằng mẹ sẽ tha thứ cho con và có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi xa xôi.

Mẫu 4 – Thay lời bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Trương Đản con trai của Trương Sinh và Vũ Nương. Ký ức về mẹ trong tôi giờ đây chỉ là những mảng ký ức nhỏ nhoi về vòng tay ấm áp, lời hát ru êm ái và nụ cười hiền hậu. Mẹ đã ra đi từ khi tôi còn quá bé và cũng chỉ vì một lời nói ngây thơ của tôi mà phải chịu oan khuất, tự vẫn nơi dòng sông lạnh giá.

Giờ đây, khi tôi nằm trên giường bệnh những ký ức về mẹ lại ùa về trong tâm trí.Tôi nhớ mẹ biết bao! Tôi nhớ những câu chuyện mẹ kể, nhớ hơi ấm, những món ăn mẹ nấu, nhớ nụ cười hiền hậu và ánh mắt trìu mến của mẹ.

Mẹ tôi là Vũ Nương, một người phụ nữ xinh đẹp nhất vì vùng thời đó. Cha tôi là Trương Sinh vì mến mộ nhan sắc và đức hạnh của mẹ mà xin cưới về làm vợ. Tuy nhiên, hạnh phúc gia đình ngắn chẳng tày gang.

thay lời bé đản kể lại chuyện người con gái nam xương
Tái hiện khung cảnh ghen tuông của cha dành cho mẹ vào ngày định mệnh

Khi cha đi lính đánh giặc Chiêm Thành, mẹ ở nhà một mình sinh con và chăm sóc mẹ già. Mẹ hết lòng lo toan cho gia đình, nhưng số phận nghiệt ngã lại giáng xuống đầu bà. Đến lúc trở về vì nghe tôi nói cha Đản thường đến nhà, ông đã nghi oan mẹ thất tiết và mắng nhiếc, đuổi đi. Mẹ không chịu nổi uất ức, đã gieo mình xuống sông tự vẫn để chứng minh sự trong trắng.

Cái chết của mẹ là một bi kịch đau lòng, để lại vết thương lòng không thể nào phai mờ trong tôi và cha. Cha tôi vô cùng hối hận vì đã nghi oan cho mẹ, khiến mẹ phải chịu khổ và tự vẫn. Tôi cũng day dứt vì đã khiến mẹ phải chịu oan khuất. Mẹ ra đi, để lại cho tôi và cha một khoảng trống vô bờ bến.

Sau này, khi gặp được chú Phan Lang là người cùng làng đến truyền lại lời của mẹ, cha liền lập đàn giải oan bên sông. Mẹ hiện về trên chiếc kiệu hoa rực rỡ nhưng chỉ nói vài lời rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung. Cha tôi từ đó ở vậy nuôi tôi trong nỗi day dứt khôn nguôi.

Mẹ ra đi tôi mang nặng ân hận và dằn vặt đến tận bây giờ vì lời nói ngây thơ của mình đã khiến mẹ phải chịu oan khuất và tự vẫn. Mãi mãi mất đi mẹ, tôi chỉ mong mẹ có thể tha thứ cho lỗi lầm của tôi. Ở phút cuối đời tôi chỉ muốn nói với mẹ rằng “Con cảm ơn và cũng xin lỗi mẹ” hy vọng rằng ở một nơi xa xôi nào đó, mẹ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mẫu 5 – Hóa thân thành bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Con yêu của ba, hôm nay ba muốn kể cho con nghe một câu chuyện buồn, một câu chuyện đã ám ảnh ba suốt nhiều năm qua. Đó là câu chuyện về người phụ nữ nết na, đức hạnh mà ba yêu thương nhất trên đời đó là bà của con – Vũ Nương.

Ngày xửa ngày xưa ở làng Nam Xương có một người con gái tên là Vũ Nương. Bà nổi tiếng xinh đẹp, nết na, hiền hậu. Cha ta là Trương Sinh thương mến nhan sắc và đức hạnh của bà nên đã xin cưới. Ông nội của con lúc đó là một chàng trai trẻ tuấn tú, hiếu thảo. Sau khi cưới nhau, hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc.

Ba năm sau, triều đình có giặc Chiêm Thành, ông nội phải đi lính. Mẹ ta ở nhà một mình chăm sóc mẹ già và con thơ. Mẹ chồng thì ốm nặng, mẹ ta ngày đêm túc trực bên cạnh, thuốc thang, chăm sóc chu đáo. Khi mẹ chồng qua đời vì ốm yếu, mẹ ta đã dành hết sự yêu thương để đưa bà ta đến nơi yên nghỉ cuối cùng một cách chu đáo.

Ba năm xa cách, ba ta trở về nhà trong niềm vui đoàn tụ. Thế nhưng, ta lại không chịu nhận ra người ba này mà kể về người đêm đêm đến nhà. Thật ra đó chỉ là cái bóng để mẹ ta thể hiện nỗi niềm mong nhớ đối với chồng. Vì ghen tuông mù quáng mà ông đã nghi ngờ bà thất tiết và mắng nhiếc, đuổi đi. Mẹ ta không chịu nổi uất ức nên đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng minh sự trong trắng.

Sau khi biết được sự thật, cha ta vô cùng hối hận. Ta cũng day dứt vì đã khiến mẹ phải chịu oan khuất. Mẹ ra đi, để lại cho hai cha con một khoảng trống vô bờ bến. Sau này, khi gặp được chú Phan Lang là người cùng làng đến truyền lại lời của mẹ ta, ông liền lập đàn giải oan bên sông. Bà hiện về trên chiếc kiệu hoa rực rỡ, nhưng chỉ nói vài lời rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung.

hóa thân thành bé đản kể lại chuyện người con gái nam xương
Chiếc bóng và khởi nguồn của bi kịch mà Vũ Nương gặp phải

Con yêu à, câu chuyện của ông bà là bài học đắt giá về lòng người đó. Một phần đây cũng là lỗi của ba khi còn quá trẻ và chưa biết suy nghĩ. Vậy nên con hãy trân trọng và yêu thương những người thân yêu khi còn có thể cũng như cẩn trọng trong lời nói và hành động, tránh gây tổn thương cho người khác. Ba tin rằng bà nội đang dõi theo và soi sáng cho chúng ta ở trên thiên đường.

Mẫu 6 – Đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Cha tôi là Trương Sinh là một người đàn ông ghen tuông mù quáng, chỉ vì lời nói ngây thơ của tôi mà đã đẩy mẹ tôi vào bi kịch. Câu chuyện này là nỗi ám ảnh trong tâm trí tôi suốt những năm qua.

Mẹ tôi là Vũ Nương xưa là một cô nàng hiền thục nết na xinh đẹp nhất vùng. Bà nổi tiếng bởi sự tần tảo, sắc đẹp tự nhiên khó ai sánh bằng. Cha tôi thời ấy si mê vẻ đẹp của mẹ và quyết tâm lấy mẹ làm vợ. Cuộc sống hôn nhân hai người êm đềm qua ngày tháng.

Năm tôi lên hai thì cha đi lính đánh giặc Chiêm Thành. Mẹ ở nhà một mình chăm sóc tôi và bà nội. Bà thì già yếu không làm được nhiều việc nữa còn tôi thì còn quá khó lúc nào mẹ cũng ẵm trên tay. 2 năm chật vật với cuộc sống vừa làm mẹ vừa làm ba vừa làm con của mẹ giờ nghĩ lại tôi mới thấy vất vả làm sao.

Khi cha trở về tôi đã lớn lên và không còn nhớ rõ cha. Bà tôi thì đã mất sau một trận ốm nặng và được mẹ lo toan xong xuôi. Ai ai cũng khen mẹ tôi là người đã đứng ra gánh vác tất cả chuyện gia đình làm cha tôi rất hãnh diện.

Bi kịch bắt đầu xảy ra khi mà tôi lỡ miệng ngây thơ bảo tối nào cha cũng đến và nhất quyết chỉ nhận người cha ấy. Điều này làm dấy lên sự ghen tuông của cha. Cha nghi ngờ mẹ thất tiết, mắng nhiếc và đuổi đi. Mẹ không chịu nổi uất ức, đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng minh sự trong trắng.

Sau khi biết được sự thật, cha và tôi vô cùng hối hận. Thật may là mẹ tôi vẫn luôn hướng về gia đình nên đã nhờ Phan Lang – Một người cùng làng để đến để gửi gắm đôi lời với gia đình. Nhưng cũng thật tiếc làm sao khi mà mẹ chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại trở về chốn thủy cung.

Câu chuyện về mẹ là bài học đắt giá cho tôi và cho tất cả mọi người. Vậy nên bạn hãy trân trọng và yêu thương những người thân yêu khi còn có thể. Hãy xây dựng một gia đình hạnh phúc dựa trên nền tảng của lòng tin tưởng và yêu thương. Đừng để đến khi xảy ra những chuyện đau lòng thì mới hối hận cũng không còn kịp nữa.

Mẫu 7 – Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương qua lời bé Đản

Mặc dù cha đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại, sự ra đi của mẹ không phải lỗi của tôi. Tuy nhiên, tôi lại chính là một phần nguyên nhân khiến gia đình chia cắt. Nào ai ngờ, chỉ một câu nói vu vơ của trẻ con lại khiến mẹ rời xa cha con tôi mãi mãi. May thay, cuối cùng nỗi oan khuất của mẹ cũng được rửa sạch, cha con tôi mới thanh thản phần nào.

Tôi là Đản, con của bố Trương Sinh và mẹ là Vũ Thị Thiết. Đã gần 20 năm từ thời điểm mẹ rời xa bố con tôi nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ nhưng nhung nhớ đấng sinh thành. Tôi đã đủ lớn để hiểu được lý do tại sao mẹ lại không ở cạnh cha con tôi nữa.

Nghe nhiều người kể lại, mẹ tôi là cô gái xinh đẹp đảm đang, tháo vát. Cha con nhà giàu có nhưng không chịu học hành đàng hoàng, tuy nhiên vẫn là người tử tế dù tính cách có phần bảo thủ thái quá. Năm cưới nhau, cha 20 còn mẹ vừa tròn 18.

Mẹ tôi sống rất được lòng gia đình chồng. Bà hết lòng chăm sóc thu vén khiến cuộc sống êm đềm hạnh phúc, không có xào xáo như nhiều nhà khác. Cưới nhau hơn 1 năm thì mẹ mang bầu tôi, đây cũng là thời điểm triều đình có lệnh tòng quân chống giặc Chiêm. Cha đi được 7 tháng thì mẹ hạ sinh tôi và đặt tên là Đản.

Hai năm sau cha về thì bà nội đã mất do đau ốm dù được mẹ tôi hết lòng chăm sóc. Cha dẫn ra thắp hương cho bà, đó là lúc tôi đang bập bẹ tập nói. Không hiểu lúc đó thế nào, tôi nhất định không gọi ông ấy là cha. Trong thâm tâm luôn nghĩ, cha đêm mới đến, mẹ làm gì thì làm theo đó, đi đâu thì đi đó và không nói bao giờ. Đây là người mà đêm nào mẹ cũng chỉ cho tôi.

Vậy nên người đàn ông trước mặt không phải cha. Tuổi lên 2 ngây ngô không biết gì, tôi nói điều này với cha. Ông tức tốc trở về nhà, đóng cửa nhốt mẹ tôi bên trong. Sau đó là những tiếng ầm ầm, quát tháo, tiếng khóc lóc van xin khiến tôi sợ xanh mặt.

Đến đêm, tôi thấy mẹ tóc tai rũ rượi xách tay nải ra phía cổng. Tôi hết sức chạy theo nhưng mẹ đi càng ngày càng nhanh, khuất sau lũy tre khiến đứa bé 2 tuổi không thể nào theo kịp. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ còn được gặp mẹ nữa.

Sau này lớn lên tôi mới biết, hóa ra cha nghi ngờ mẹ dan díu với người khác nên đuổi bà đi. Không rửa được oan khuất nên bà đã trầm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Tối đến, khi chỉ có hai cha con, tôi vẫn đợi người cha quen thuộc đến. Khi ngọn đèn dầu thắp lên, tôi ngây thơ gọi cha và chỉ theo chiếc bóng trên vách. Lúc đó, tôi thấy người cha thực sự hốt hoảng rơi nước mắt mà chưa hiểu lý do vì sao.

Nghe cha kể lại, 3 năm sau có người đàn ông tên Phan Lang tìm đến nhà, nói rằng biết tung tích của mẹ. Mẹ muốn được lập đàn cầu oan bên bến sông. Năm đó tôi lên 5, đã lờ mờ hiểu được câu chuyện.

Hai cha con đợi mẹ 3 ngày 3 đêm bên bến Hoàng Giang thì thấy người trở về trên thuyền. Thế nhưng dù có gọi thế nào mẹ cũng chỉ mỉm cười với tôi rồi biến mất. Cha quỳ bên đàn tế, nước mắt lưng tròng.

Bản thân tôi giờ đã lớn, cũng không dám nói ai đúng ai sai. Chỉ là, nếu như ngày đó, cha bình tĩnh hơn, nghe mẹ giải thích thì có lẽ đã không xảy ra cơ sự. Hằng đêm, nhìn người trằn trọc ôm gối nhớ mẹ mà lòng tôi cũng nghẹn lại, không nói nên lời.

Mẫu bài văn đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất – Mẫu 8

Thấm thoắt đã hơn mười năm ngày giỗ của mẹ, tôi nhớ mẹ và cảm thấy vô cùng ân hận vì những câu nói ngây ngô của mình đã dẫn đến bi kịch. Những dại khờ thơ trẻ đã khiến tôi phải mất mẹ và dẫn đến gia đình ly tan mỗi người một phương.

Theo lời kể của mọi người, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, hiền lành và có tư dung tốt đẹp, cha tôi cũng vì mến mộ dung hạnh mà cưới mẹ. Cuộc sống gia đình tôi êm ấm, vui vẻ cho đến khi cha tôi phải lên đường sung binh, bảo vệ nước nhà. Vốn cha tôi cũng là con nhà dòng nhưng do không có học nên buộc phải tham gia.

Lúc cha ra đi, mẹ tôi vẫn đương thì mang tôi, mười ngày sau thì tôi ra đời. Ngày qua ngày, cứ thế nửa năm đã qua đi, bà tôi lâm bệnh rồi qua đời vì mỏi mòn đợi con dù mẹ đã hết sức chạy chữa, thuốc thang. Trước giây phút lâm chung, bà đã dặn dò, khuyên nhủ mẹ tôi rằng người sống phúc đức ắt sẽ được dòng giống tươi tốt, con cháu đầy đàn.

Một năm sau, cha tôi trở về từ chiến trường, lúc ấy tôi mới bi bô tập nói và chưa thể diễn đạt rõ ràng mọi thứ. Cha dẫn tôi đi thăm mộ bà nhưng lúc ấy vì mới gặp, chưa quen hơi nên tôi cứ khóc nằng nặc không theo. Ông không hiểu gạn hỏi thì tôi vô mới cau có trả lời: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Phát hiện điều lạ, cha vốn đa nghi liền hỏi kỹ hơn về “người cha” mà tôi nhắc đến. Tôi ngây ngô, không tròn vành rõ chữ kể rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và việc mẹ làm gì cha cũng làm theo. Ra đi đã lâu, nay về nhà lại nghe được tin bất ngờ từ con, cha tôi tin ngay.

Với sự ghen tức trong lòng, ông về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc cho mẹ có gạn hỏi ai nói hay cố giải thích thế nào cũng không tin. Vì không giải được nỗi oan ức, mẹ tôi tắm rửa trai sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình.

Đến tối khi chỉ còn cha con tôi ở nhà, bóng cha hiện trên vách khiến tôi ngỡ cha mình như những lần trước liền cất tiếng gọi. Mẹ vì thương tôi sinh ra đã thiếu vắng bóng cha nên mới giả vờ bảo cái bóng là cha để tôi đỡ tủi hờn. Lúc này cha mới nhận ra nỗi oan khuất, bi kịch của mẹ nhưng chẳng thể làm gì được nữa, người cũng đã ra đi. Ông không thể bỏ lại tôi một mình nên đành sống tiếp trong sự ân hận và nuối tiếc vì không chịu lắng nghe.

Sau này, tôi được biết mẹ đã được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thủy cung. Bà gặp lại một người cùng làng tên Phan Lang và đã nhờ trao kỉ vật cho cha tôi. Cha đã nhận ra lỗi lầm, lập đàn giải oan nhưng mẹ cũng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo, rồi biến mất giữa dòng sông.

Mong rằng mẹ ở nơi xa vẫn có thể nhìn thấy tôi đang sống như thế nào và dõi theo từng bước chân tôi. Hy vọng bà sẽ tha thứ cho những dại khờ của tôi và nhận được hạnh phúc xứng đáng với mình.

Đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất mẫu 9

Tôi là một đứa bé mất mẹ từ sớm, kể từ khi mới lên ba lên bốn đã không còn hơi ấm của mẹ ở bên. Tôi chỉ được biết nơi mẹ sống là miếu Vũ Nương qua lời kể của cha. Tôi vẫn thường xuyên đến miếu thăm mẹ và nói cho bà nghe về những việc mình đã trải qua. Nhân dịp ngày giỗ của mẹ, tôi đã được cha thuật lại về những sự việc trong quá khứ.

Vào một buổi sáng trong lành khi tiết trời mát mẻ, chim muông nhảy nhót và hót líu lo trên cành cây. Vạn vật đầy sức sống, vui mừng như gửi lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của cha tôi Trương Sinh và mẹ tôi Vũ Nương tại Nam Xương.

Cha đã mến mộ tư dung tốt đẹp của mẹ từ lâu nên hỏi cưới và nhận được sự đồng ý. Cuộc sống của họ vui vẻ, êm ấm cho đến khi cha tôi phải đi đánh giặc Chiêm. Vốn là con nhà dòng dõi nhưng cha lại thất học nên bắt buộc chịu sự an bài của triều đình.

Sau khi thắng trận, mẹ hạnh phúc đón cha trở về đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng lúc này bà đã qua đời do quá nhớ thương con trai. Cha buồn bã đưa tôi đi thăm mộ bà nhưng tôi lại dùng dằng không chịu do lạ mặt. Thấy có điều bất thường, cha gạn hỏi thì tôi mới nói về “người cha” mỗi đêm đều bầu bạn cùng mẹ.

Chưa kịp hiểu rõ sự tình, cha đã nóng giận và để nỗi ghen tuông lấn át tâm trí lẫn hành động. Cha trở về nhà không nói rõ sự tình mà đã chất vấn và đánh đuổi mẹ mặc cho bà có giải thích hay gạn hỏi ai nói ông cũng không trả lời.

Cha tôi bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của mẹ cùng sự khuyên ngăn của bà con làng xóm. Tôi chẳng thể ngờ được lời nói ngây dại của mình đã để mẹ phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Bà đã trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ tiết hạnh của mình.

Một thời gian sau, tôi lại chỉ tay lên chiếc bóng của cha mình và cất tiếng gọi. Cha mới ngỡ ngàng nhận ra sự thật sau câu nói ngây ngô của tôi. Những ngày không có cha bên cạnh, mẹ vì thương tôi thiếu thốn tình cảm mà đã bảo chiếc bóng trên vách là cha để dỗ dành tôi. Sự hối hận khiến cha tôi không nói nên lời, chỉ có thể im lặng trầm mặc.

Sau khi nhận được lời truyền tin từ chú Phan Lang sống cùng làng từng gặp mẹ ở thủy cung, cha tôi đã lập đàn giải oan bên sông. Mẹ hiện lên mờ mờ ảo ảo trên chiếc kiệu hoa lung linh, nói lời từ biệt và biến mất giữa sông. Hình ảnh đó vẫn luôn nằm sâu trong ký ức, không thể xóa nhòa dù bao năm trôi qua.

Khi được nghe lại câu chuyện từ lời kể của cha, tôi vẫn cảm thấy hối hận sâu sắc vì những câu nói mình thốt ra không rõ ràng. Qua đó, tôi cũng thấy rõ thực tại phũ phàng về sự bất công đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tôi mong muốn câu chuyện về mẹ mình có thể trở thành bài học để những người chồng có thể lý trí hơn, chịu lắng nghe và thấu hiểu cho vợ của mình.

Văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương mẫu 10

Mỗi lần nhắc đến mẹ, tôi đều cảm thấy ân hận vì một câu nói ngây thơ của mình đã khiến cho mẹ và gia đình mỗi người một phương. Đã tròn 10 năm kể từ ngày mẹ tôi biến mất giữa dòng sông, giờ đây tôi đã đủ chín chắn để hồi tưởng và thấu hiểu về những việc đã xảy ra trong quá khứ.

Tôi vẫn thường nghe người ta nhắc đến mẹ với sự hiền hậu, nết na của một người phụ nữ tư dung vẹn toàn. Ngày ấy cha cũng vì mến mộ những đức tính tốt đẹp mà cưới mẹ về làm vợ. Không bao lâu sau khi cưới, cha tôi được triều đình gọi phải lên đường sung binh đánh giặc Chiêm. Vốn xuất thân con nhà nòi nhưng do không có bằng cấp nên bị buộc ra trận. Lúc bấy giờ, mẹ đang mang thai những ngày cuối và chưa đầy mười ngày sau thì tôi ra đời.

Sau nhiều ngày tháng mong đợi mỏi mòn, bà tôi lâm bệnh nặng vì thương nhớ con. Mẹ không quản nắng mưa, ngày đêm chăm sóc, chạy chữa nhưng bệnh tình của bà vẫn không khá hơn. Trước khi qua đời, bà có gửi gắm lời dặn cho mẹ rằng người sống phúc đức rồi sẽ có được hạnh phúc.

Tròn năm sau khi bà qua đời, cha trở về từ chiến trường, hay tin thì buồn bã dẫn theo tôi đi thăm mộ. Lúc này tôi vừa bắt đầu tập nói, vẫn chưa diễn đạt được hết mọi thứ một cách rõ ràng. Do từ lúc sinh ra chưa từng gặp mặt nên tôi không chịu đi theo mà cứ khóc mãi không thôi. Khi cha gạn hỏi tôi mới nói rằng: “Ông cũng là cha tôi à? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Nghe thấy điều lạ, cha liền hỏi kỹ hơn, tôi cũng ngây thơ kể về việc mỗi đêm đều có một “người cha” khác đến ngủ cùng tôi và mẹ. Mẹ làm gì thì người cha ấy cũng làm theo.

Tính đa nghi và ghen tuông của cha tôi khiến ông không đủ lý trí để phân tích sự việc. Ông tin tưởng lời tôi chỉ theo một hướng tiêu cực nên về nhà liền mắng chửi mẹ thậm tệ mặc cho bà có hỏi ai nói hay cố giải thích. Dù họ hàng, làng xóm có lên tiếng bênh vực hay can ngăn thì cha cũng không nghe.

Mẹ vì bất đắc dĩ mà phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. Mãi đến một đêm phòng không vắng vẻ, khi chỉ còn tôi và cha ở nhà tôi mới chỉ chiếc bóng trên vách bảo là cha mình. Lúc tôi cất tiếng kêu đã giúp cha tôi hiểu ra và vô cùng ân hận vì những việc đã làm. Ông cũng chẳng thể làm gì hơn khi mẹ đã đi xa mãi.

Sau này, tôi được biết mẹ đã được Linh phi đưa đi làm cung nữ dưới thủy cung. Bà gặp Phan Lang là người cùng làng nên đã nhờ giao lại kỷ vật cho cha. Cha tôi lập đàn giải oan ở bến sông để chứng minh cho sự trong sạch của bà. Mẹ cũng chỉ hiện lên mờ ảo, nói lời vĩnh biệt rồi hoàn toàn biến mất, rời xa cuộc sống của cha con tôi.

Dù mẹ đã không còn ở bên cạnh nhưng tôi tin rằng bà vẫn đang dõi theo tôi từ một nơi xa nào đó. Tôi cảm thấy ân hận vì những lời nói ngây thơ của mình đã gây ra sự chia ly cho gia đình. Hy vọng rằng sẽ không có gia đình nào phải gặp hoàn cảnh như gia đình tôi và luôn được hạnh phúc vẹn toàn.

Đóng vai nhân vật bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 11

Tôi là Đản, một đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình cảm của mẹ mà nguyên nhân chỉ bởi vì một câu nói ngây ngô của trẻ thơ. Tôi đã đánh mất mẹ mãi mãi và làm cho gia đình mỗi người một phương. Thế là đã 10 năm kể từ khi mẹ tôi rời khỏi nhân gian, giờ tôi đã đủ lớn để hiểu được những gì đã xảy ra với gia đình mình cũng như nguyên nhân tại sao mình không có mẹ ở bên.

Tôi vẫn thường nghe hàng xóm và cha mình kể lại rằng mẹ là một người phụ nữ hiền lành, có tư dung tốt đẹp. Cha tôi cũng vì mến mộ dung hạnh mà cưới mẹ về làm vợ. Nhưng chẳng được bao lâu sau khi họ cưới nhau, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Cha tôi dẫu con nhà dòng nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh.

Khi cha đi, mẹ đang mang thai và tôi đã ra đời mười ngày sau đó. Mẹ vẫn luôn tảo tần chăm lo cho tôi cũng như bà. Sau nhiều ngày chạy chữa, bà tôi mất vì quá nhớ thương con trai và để lại những lời dặn dò về việc người sống có phúc đức ắt sẽ được hạnh phúc.

Sau khi bà qua đời một năm, cha tôi trở về, vừa lúc tôi mới bi bô tập nói. Cha đưa tôi đi thăm mộ bà nhưng vì chỉ mới gặp mặt, chưa thân quen nên tôi cứ khóc và không chịu theo. Nhiều lần cha gạn hỏi tôi mới không vui trả lời: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Câu hỏi thơ ngây của một đứa trẻ chưa nói chuyện rành mạch đã khiến cha tôi nghi ngờ mẹ. Bởi vốn dĩ, bà là người phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền lành và có rất nhiều người theo đuổi. Cha tôi sinh nghi gạn hỏi tôi mới kể về người đàn ông mỗi đêm đều đến mà mẹ bảo là cha để dỗ dành tôi không khóc. “Người cha” mà mẹ làm gì cũng làm theo, bầu bạn cùng tôi và mẹ trong những ngày vắng bóng cha trong im lặng.

Tôi không thể ngờ rằng, chính câu nói ấy đã khiến cha đem lòng ghen tuông. Với tính đa nghi của mình, cha mắng chửi mẹ thậm tệ ngay khi trở về nhà mặc cho mẹ có giải thích hay hỏi ai nói cũng không chịu trả lời. Họ hàng, làng xóm xung quanh hết lời bênh vực nhưng cha vẫn không tin bởi sự nghi ngờ và nóng giận nhất thời.

Cha một mực đuổi mẹ đi vì cho rằng bà đã phản bội, làm trái lại với dung hạnh của người phụ nữ. Quá oan khuất, mẹ tôi tắm rửa chay sạch rồi ra bến Hoàng Giang gieo mình như muốn rửa sạch nỗi hàm oan cho bản thân. Mẹ hành động để chứng minh tiết hạnh của một người vợ.

Không có mẹ bên cạnh, tôi khóc đòi khiến cha phải dỗ dành. Một đêm thanh vắng, khi cha đang ru tôi ngủ, tôi nhìn thấy bóng cha trên vách rất giống với hình ảnh người cha mà mẹ vẫn chỉ nên cất tiếng gọi. Lúc này cha mới nhận ra nỗi oan của mẹ nhưng đã chẳng thể làm gì được nữa bởi bà đã đi xa mãi. Ông hối hận trong câm lặng và không thể thốt lên lời nào để tự bào chữa cho bản thân.

Sau này tôi được biết rằng mẹ được Linh Phi cứu cho làm cung nữ dưới thủy cung khi gieo mình xuống sông. Bà gặp lại một người cùng làng là Phan Lang và nhờ ông trao lại kỉ vật cũng như nói hộ nỗi lòng. Cha nhận được tin, lập đàn giải oan cho mẹ ở bến sông. Mẹ đã hiện về mờ mờ ảo ảo để nói lời từ biệt và rồi biến mất giữa khoảng không.

Dẫu mẹ đã đi xa mãi nhưng tôi tin rằng dù ở bất cứ nơi nào, mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước chân của tôi. Tôi rất ân hận cũng như thương xót cho mẹ, vì nếu ngày ấy tôi không nói ra những lời ngây ngô của trẻ nhỏ thì sẽ không có sự tình như thế. Tôi hy vọng mẹ ở nơi xa có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc như bà hằng mong ước.

Văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hấp dẫn mẫu 12

Tình mẹ là một trong những điều không thể thiếu để sưởi ấm trái tim của những đứa con. Thế nhưng, tôi đã lớn lên mà không có mẹ ở bên, dù cha luôn bầu bạn nhưng chẳng thể bù đắp sự trống vắng. Tôi vẫn thường xuyên hỏi cha về mẹ và chỉ nhận được câu trả lời vào ngày giỗ tròn mười năm sau khi bà ra đi.

Dòng hồi tưởng của cha đưa tôi trở về nhiều năm trước, mẹ tôi là Vũ Thị Thiết, một người phụ nữ xinh đẹp, nết na thùy mị. Cha đem lòng yêu mẹ cũng bởi những đức tính tốt đẹp này. Cả hai cưới nhau và trải qua những ngày tháng bình yên, hòa thuận dù cha tôi tự nhận là người bốc đồng, thường xuyên ghen tuông.

Cuộc sống êm ấm trôi qua, mãi cho đến khi cha tôi được triều đình gọi đi đánh giặc Chiêm, bảo vệ đất nước. Mặc dù xuất thân nhà dòng nhưng vì không có học thức nên ông bắt buộc phải ra trận. Cha ra đi để lại mẹ đang mang thai ở tháng cuối và bà tuổi già sức yếu. Chỉ mười ngày sau đó, tôi ra đời, được một tay mẹ nuôi nấng, dạy dỗ.

Không chịu nổi cảnh đợi chờ con mòn mỏi, bà lâm bệnh nặng và qua đời dù mẹ đã tận lực chạy chữa, chăm sóc. Bà đã khuyên mẹ rằng người có phúc đức sẽ nhận được hạnh phúc xứng đáng trước lúc lâm chung. Điều này như báo hiệu về những chuyển biến xấu trong gia đình tôi sắp diễn ra.

Một năm sau đó, cha tôi từ chiến trường trở về và hay tin bà đã qua đời. Ông buồn khổ đưa tôi đi thăm mộ nhưng tôi chưa quen mặt nên không muốn theo. Nhận thấy thái độ xa lạ của tôi, cha hỏi nguyên nhân thì tôi trả lời: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Cha sinh nghi nên hỏi kỹ lần nữa, tôi mới đem chuyện về người đàn ông mỗi đêm đều đến bầu bạn cùng mẹ, mẹ làm gì cũng làm theo đó. Chưa kịp hỏi rõ, cha đã tức giận trở về nhà, chất vấn và chửi bới mẹ. Ông không để mẹ giải thích cũng không trả lời ai nói, chỉ một mực đuổi bà ra khỏi nhà. Lúc này, trong lòng cha chỉ toàn những ghen tuông, ngờ vực nên không còn đủ lý trí để lắng nghe hay mảy may đến điều không hợp lý.

Vì quá oan ức, mẹ tắm sạch rồi ra bờ sông Hoàng Giang gieo mình tự tử để chứng minh cho tiết hạnh của mình. Không còn mẹ bên cạnh, tôi không ngừng khóc đòi nhưng cha chẳng nói lời nào. Mãi đến một đêm, khi nhìn thấy chiếc bóng của cha trên vách, tôi cất tiếng gọi thì cha mới nhận ra sự thật sau những lời nói ngây ngô của tôi.

Lúc này, cha lặng im, không nói nên lời, ân hận cho những sai lầm của mình. Khi nhận được lời truyền tin do chú Phan Lang sống cùng làng chuyển lại, cha liền lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trên chiếc kiệu hoa lung linh, nói lời từ biệt với cha con tôi và biến mất giữa dòng sông.

Sự ra đi của mẹ đã khiến tôi mãi mãi mất đi tình yêu thương ấm áp nhất trên đời mà mãi cũng không tìm lại được. Tôi cảm thấy vô cùng ân hận vì những lời nói ngây ngô đã dẫn đến bi kịch cho gia đình mình. Dù thiếu thốn tình mẹ nhưng những ký ức tươi đẹp mà bà để lại trong tim tôi mãi không phai nhòa. Tôi hy vọng mẹ ở nơi xa sẽ được hạnh phúc và thực hiện được những điều mình mong muốn.

Đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết mẫu 13

Chẳng mấy chốc thời gian đã qua hơn 10 năm kể từ ngày cha tôi lập đàn giải oan cho mẹ bên bờ sông Hoàng Giang. Hình ảnh mẹ hiện về trên chiếc kiệu hoa lung linh rồi biến mất vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Những câu chuyện về mẹ sẽ còn lưu lại mãi trong dân gian để trở thành bài học cho mỗi người.

Tôi tên Đản, là con của Trương Sinh và Vũ Thị Thiết, sinh ra và lớn lên tại Nam Xương. Khi tôi sinh ra, cha tôi vẫn đang trên đường đi đánh giặc, ở nhà chỉ có mẹ cùng bà. Mẹ một mình nuôi nấng, dạy dỗ và chăm lo cho tôi dù không có cha ở bên cạnh. Trong ký ức, mẹ dịu dàng ôm tôi vào lòng, hôn lên má và yêu thương hát ru tôi ngủ.

Cha tôi từ chiến trường trở về khi tôi đã lên ba, bắt đầu bập bẹ nói chuyện. Ông sầu khổ vì bà đã qua đời sau thời gian mòn mỏi chờ đợi con trai ở nơi xa. Cha dẫn tôi đi thăm mộ bà nhưng tôi không bằng lòng theo mà khóc lóc mãi bởi chưa thân quen. Tôi nói với ông về người cha quen thuộc với sự thắc mắc: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Lúc đó, theo lời mẹ thì cha chỉ xuất hiện vào ban đêm, không nói lời nào, mẹ làm gì thì làm theo đó. Tôi ngây ngô nói ra những điều mình biết mà chẳng ngờ đó lại là nguyên nhân gây ra bi kịch cho mẹ. Sau khi nghe tôi kể về “người cha” mỗi đêm đều bầu bạn với mẹ, cha liền tức giận trở về nhà. Ông không ngừng chửi bới và không cho mẹ cơ hội giải thích hay hồi đáp về việc ai nói, chỉ khư khư kết luận bà có tội.

Dù họ hàng, làng xóm can ngăn như thế nào cha cũng không nghe mà một mực cho rằng bà không giữ đức hạnh. Không chấp nhận được nỗi oan khuất, mẹ quyết định ra bờ sông Hoàng Giang gieo mình tự vẫn để chứng minh sự trong sạch. Không có mẹ ở bên, tôi khóc đòi không thôi nhưng cha không nói gì cả.

Mãi cho đến một tối, tôi nhìn thấy chiếc bóng của cha trên vách thì cất tiếng gọi. Cha muộn màng nhận ra “chiếc bóng” chính là “người cha” mà tôi nhắc đến những ngày trước. Ông vô cùng ân hận vì đã không chịu lắng nghe mẹ giải thích và chỉ lặng im trầm mặc.

Khi nhận được tin từ chú Phan Lang cùng làng đã gặp mẹ ở thủy cung, cha mới lập đàn giải oan cho bà. Mẹ hiện về mờ mờ ảo ảo, nói lời từ biệt rồi biến mất mãi mãi giữa dòng sông. Sự ra đi của bà đã khiến tôi không bao giờ có lại được hơi ấm của mẹ.

Tôi đã rất ân hận vì những lời nói ngây ngô của mình mà dẫn đến kết cục đau thương cho cả gia đình. Dẫu mẹ đã không còn ở bên nhưng tôi biết bà vẫn luôn dõi theo từng bước chân của cha và tôi. Tôi mong rằng mẹ ở nơi xa sẽ nhận được những gì xứng đáng như bà nội đã từng gửi gắm. Dù trải qua bao lâu, tình yêu thương mẹ dành cho tôi vẫn sẽ nằm sâu trong trái tim tôi, không bao giờ biến mất.

Mẫu bài văn thay lời bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 14

Tôi tên Trương Đản, cha tôi là Trương Sinh, mẹ là Vũ Thị Thiết, gia đình tôi sống ở Nam Xương. Mẹ tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ và đến giờ tôi đã không thể nhớ rõ khuôn mặt của mẹ nữa, chỉ còn đâu đó cảm giác về vòng tay ấm áp cùng tiếng hát ru êm dịu mà thôi.

Suốt nhiều năm sống trong sự thiếu vắng tình yêu thương và chăm sóc của mẹ, tôi đã được cha kể cho nghe về cái chết của mẹ. Sau khi biết rõ sự tình, tôi vô cùng ngỡ ngàng, càng nhớ mẹ và ân hận vì những lời nói ngây ngô mà đã gây ra bi kịch. Để rồi mọi sự chẳng thể quay lại như lúc đầu và gia đình đều mỗi người một phương.

Qua dòng hồi tưởng của cha, mẹ tôi hiện lên là một người phụ nữ thùy mị, nết na, hết mực khuôn phép, hòa nhã. Cha đem lòng yêu mẹ cũng bởi ngưỡng mộ những đức tính tốt đẹp của bà. Hai người cưới nhau và chung sống êm ấm chưa được bao lâu thì triều đình bắt cha đi đánh giặc Chiêm. Dù xuất thân nhà dòng nhưng cha vẫn phải đầu quân vì không có học.

Gia đình chia xa lúc mẹ đang mang thai tôi vào những ngày cuối. Tôi ra đời, mẹ phải một mình nuôi nấng, dạy bảo và lo mọi việc trong nhà chu toàn. Không lâu sau, bà tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh mất sớm dù mẹ đã hết lòng chạy chữa, thuốc men, sớm hôm chăm sóc.

Ngày chiến thắng, cha trở về và biết tin bà đã qua đời nên đưa tôi ra thăm mộ bà. Trong lúc giãy nảy không muốn theo cha vì xa lạ, tôi đã thốt ra những lời khiến mình hối tiếc: “Ông cũng là cha tôi ư?”. Cha nhận thấy sự khác thường nên gạn hỏi thì tôi đáp: “Cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Lời nói ngây ngô ấy của tôi đã khiến cha tôi nghi oan cho mẹ và dẫn đến một kết cục chẳng thể ngờ. Trở về nhà, cha liền chửi bới, đuổi mẹ ra khỏi nhà dù cho bà có giải thích như thế nào cũng không chịu tin. Vì uất ức, mẹ đã gieo mình xuống sông tự vẫn, chứng minh cho sự trong sạch của mình.

Không thấy mẹ, tôi khóc đến thất thanh, đòi mẹ mãi mà cha chẳng nói lời nào. Khi nhìn thấy bóng cha trên tường vào buổi đêm tôi liền hô to: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc bấy giờ, cha mới biết mình đã trách oan mẹ và cảm thấy vô cùng đau khổ, hối hận.

Sau này cha nhận được lời truyền tin từ chú Phan Lang cùng làng do mẹ gửi gắm từ thủy cung thì mới lập đàn giải oan bên sông. Mẹ xuất hiện trên chiếc kiệu hoa lung linh, nổi bật giữa sông, mờ mờ ảo ảo. Bà chỉ nói vài câu từ biệt rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung. Cha tôi vì day dứt nên không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi nên người.

Sự ra đi của mẹ khiến tôi vô cùng ân hận và dằn vặt, chẳng thể nguôi ngoai. Chỉ vì một lời nói khờ dại mà tôi đã khiến rời ra mình, mãi mãi đánh mất hơi ấm và lời hát ru êm dịu. Tôi cảm thấy thật có lỗi với mẹ và luôn xin được mẹ tha thứ. Ở nơi xa, tôi hy vọng mẹ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bài văn đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 15

Tôi vẫn còn nhớ như in những ký ức về cái ngày tồi tệ ấy, ngày tôi biết được sự thật về cái chết của mẹ. Tôi đã rất đau đớn, vùng chạy đi mặc cho cha đang rơm rớm nước mắt hồi tưởng những bi kịch trong quá khứ. Tôi cứ khóc và chạy mãi, chạy mãi, oán trách cha, cũng oán trách chính bản thân mình vì những lời nói ngây ngô khi đó.

Mẹ tôi là Vũ Thị Thiết, người con gái thùy mị, nết na, tư dung vẹn toàn của vùng đất Nam Xương. Cha tôi – Trương Sinh đã đem lòng yêu bà bởi những đức tính tốt đẹp. Cả hai cưới nhau và có một cuộc sống ấm êm, vui vẻ cho đến khi cha phải đi đánh giặc Chiêm. Tuy xuất thân từ gia đình dòng dõi nhưng vì không có học thức nên cha bị triều đình buộc ra trận.

Cha đi khi mẹ vẫn đang mang thai, chỉ mười ngày sau đó thì bà hạ sinh tôi. Mẹ một thân một mình chăm lo cho cả tôi và bà trong suốt những năm không có cha bên cạnh. Tuy vậy, bà vẫn lâm bệnh nặng vì nhớ mong con trai rồi qua đời không lâu sau đó. Trước lúc lâm chung, bà đã khuyên nhủ mẹ về việc sống có phúc đức để gặp điều lành, nhận được hạnh phúc.

Một năm sau, cha trở về từ chiến trường, ông hay tin bà qua đời nên buồn khổ đưa tôi ra thăm mộ. Vì chưa quen mặt nên tôi không chịu theo, không ngừng khóc lóc. Cha hạn hỏi thì tôi liền rằng mình đã có cha và kể về người mỗi đêm đều đến bầu bạn cùng mẹ. Lời nói của tôi khiến cha nảy sinh nghi ngờ, ghen tuông trở về nhà, chửi bới và đuổi mẹ đi.

Dù mẹ có cố giải thích hay hỏi ai nói thì cha cũng không mảy may trả lời mà một mực chỉ trích bà. Quá oan khuất, bà tắm rửa chay sạch rồi ra sông Hoàng Giang gieo mình tự vẫn.

Mẹ mất, tôi không ngừng khóc đòi nhưng cha không nói lời nào. Đến một đêm, khi chỉ có tôi và cha trong nhà, tôi thấy chiếc bóng của cha trên vách nên đã cất tiếng gọi. Lúc này cha mới bừng tỉnh nhận ra chiếc bóng kia chính là “người cha” mà tôi từng nhắc đến. Ông ngỡ ngàng phát hiện sự thật và ân hận bởi những gì mình đã làm.

Sau khi nhận được lời truyền tin từ Phan Lang là người trong làng, cha đã lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ hiện về trên chiếc kiệu hoa lung linh, bà nói lời từ biệt và biến mất giữa dòng sông.

Tôi trách cha vì đã hành động bốc đồng khiến mẹ phải ra đi trong uất hận nhưng lại càng trách bản thân đã nói ra những lời ngây ngô ấy. Qua câu chuyện của mẹ, tôi hy vọng sẽ không có gia đình nào phải gặp phải hoàn cảnh tương tự để rồi hối hận muộn màng. Sự thấu hiểu, tin tưởng rất quan trọng giúp duy trì hạnh phúc của những người thân trong một nhà.

Văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 16

Tôi vẫn thường nghe mọi người kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, tính tình hiền lành. Cha tôi cưới mẹ cũng vì mến mộ dung hạnh của bà. Hai người sống êm ấm bên nhau chẳng được bao lâu thì cha tôi phải lên đường đánh giặc Chiêm vì không có học. Bấy giờ mẹ đương thì mang thai, được mười ngày thì sinh tôi ra.

Thời gian thoi đưa, chẳng mấy chốc đã qua nửa năm, bà tôi lâm bệnh nặng vì tuổi già sức yếu cũng như không chịu được cảnh mòn mỏi chờ con. Mẹ ngày đêm chăm sóc, chạy chữa nhưng tình hình vẫn chẳng khá hơn. Trước thời điểm lâm chung, bà khuyên mẹ tôi nên sống có phúc đức để được hạnh phúc, con cháu đầy nhà.

Một năm qua đi, cha tôi trở về từ chiến trường, đúng lúc tôi mới bập bẹ tập nói. Cha dẫn tôi đến thăm mộ bà nhưng vì chỉ mới gặp vài ngày, chưa quen hơi nên tôi cứ khóc mãi. Cha gạn hỏi thì tôi mới vô tình đáp: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”

Lời nói của tôi khiến cha nghi ngờ hỏi lại, tôi cũng ngây ngô nói rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và kể mẹ làm gì cha cũng làm theo. Tôi không hề biết rằng, chính câu nói ấy đã khiến cha sinh lòng ghen tuông. Vốn tính đa nghi, cha ngay lập tức tin lời tôi và trở về nhà liên mắng chửi mẹ thậm tệ. Cha đuổi mẹ đi mặc cho bà có hỏi ai nói hay cố gắng giải thích thế nào đi chăng nữa.

Người trong làng đều hết lời bênh vực và biện bạch nhưng cha chẳng để chữ nào vào tai. Sự nóng vội và thiếu lắng nghe của cha đã đưa mẹ đến bờ vực của sự tuyệt vọng, đặt dấu chấm hết cho một gia đình ấm êm. Mẹ tôi bất đắc dĩ phải gieo mình trên bến Hoàng Giang để chứng tỏ sự trong sạch.

Mọi việc qua đi cho đến một đêm phòng không vắng vẻ, khi chỉ còn cha và tôi ở nhà. Tôi đã chỉ chiếc bóng cha trên vách, cất tiếng gọi. Những đêm không có cha, mẹ vì thương tôi nên đã vờ như chiếc bóng là cha để dỗ dành tôi. Lúc này cha mới nhận ra tất cả mọi sự chỉ là hiểu lầm và mẹ không hề làm điều gì có lỗi với ông.

Sau này tôi nghe kể lại, mẹ đã được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thủy cung. Một người cùng làng là Phan Lang đã có dịp gặp và được mẹ nhờ trao kỉ vật cho cha. Nhận lời truyền tin, cha lập đàn giải oan ở bến sông nhưng mẹ chỉ xuất hiện mờ mờ ảo ảo, nói lời từ biệt và biến mất trên chiếc kiệu hoa giữa sông.

Mẹ đã không còn ở cạnh hai cha con tôi nhưng những ký ức tươi đẹp về bà vẫn tồn tại mãi mãi. Tôi tin rằng dù ở bất cứ nơi đâu, mẹ vẫn sống tốt và đang theo đuổi những điều mình mong ước. Tôi rất hối hận vì nếu ngày ấy tôi hiểu chuyện hơn, chẳng nói ra những lời ngây ngô đó thì đã không có sự tình như vậy.

Bài văn hóa thân thành bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 17

Tôi là Trương Đản, con trai của Trương Sinh và Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Mẹ tôi đã qua đời từ khi tôi còn rất nhỏ, ký ức của tôi về bà chỉ mờ ảo về vòng tay ấm áp và tiếng hát ru dịu dàng. Dẫu không được rõ nét nhưng đó vẫn là những hồi ức tốt đẹp tôi muốn lưu giữ thật lâu trong trái tim mình.

Sự thiếu vắng tình yêu và chăm sóc của mẹ đã cùng tôi đi qua hết quãng thời gian tuổi thơ. Tôi đã nhiều lần hỏi cha về mẹ nhưng không nhận được lời hồi đáp rõ ràng. Mãi đến sau này, khi cha kể lại, tôi mới biết mẹ mình là một người phụ nữ nết na, khuôn phép, thùy mị, dịu hiền, bà luôn được mọi người trong làng mến mộ, yêu thích.

Cha tôi đã xin cưới mẹ bởi những đức tính tốt đẹp và hai người sống rất hòa thuận bên nhau. Cuộc sống có sự chuyển biến khi cha tôi phải đầu quân đi đánh giặc Chiêm. Gia đình chia xa tại thời điểm mẹ tôi đang mang thai và chỉ còn khoảng mười ngày là hạ sinh.

Sinh tôi ra, mẹ một tay nuôi nấng, dạy bảo và tự mình lo toan mọi việc trong nhà chu toàn. Dẫu có con dâu bầu bạn sớm tối, bà tôi vẫn vì nhớ con trai mà sinh bệnh và qua đời sau đó không lâu. Trước lúc lâm chung, bà đã dặn dò mẹ về việc người có phúc đức sẽ được sống hạnh phúc.

Cha tôi trở về nhà sau khi đất nước đánh bại giặc Chiêm nhưng hay tin bà mất nên cha rất buồn. Ông đưa tôi đi thăm mộ nhưng tôi lại không bằng lòng vì chưa quen mặt. Khi cha hỏi tôi mới ngây ngô kể về “người cha” hàng đêm đều bầu bạn cùng mẹ. Chẳng mảy may nghi ngờ lời nói của tôi, cha nổi trận lôi đình và đuổi mẹ ra khỏi nhà, khiến bà uất ức đến mức tự tử.

Không thấy mẹ, tôi khóc nấc và đòi mẹ mãi nhưng cha chỉ lặng im, chẳng nói lời nào. Mãi đến một đêm, khi tôi chỉ tay lên chiếc bóng của cha trên vách gọi cha thì mọi việc mới trở nên rõ ràng. Cha tôi nghẹn ngào không thốt nên lời và cảm thấy vô cùng ân hận vì đã vu oan cho mẹ khi chưa hiểu rõ sự tình.

Sau khi nhận được lời truyền tin từ chú Phan Lang là một người cùng làng về lời mẹ gửi gắm, cha tôi mới lập đàn giải oan cho mẹ. Ông gặp lại mẹ bên bờ sông và cả hai nói lời từ biệt trước lúc mẹ biến mất trên chiếc kiệu hoa lung linh. Cha tôi ôm lấy tôi, trầm mặc không nói lời nào, chỉ lặng lẽ nhìn theo bóng mẹ khuất dần.

Sau khi mẹ biến bất, cha thường dẫn tôi ra bờ sông ngắm cảnh, nghe chú Phan Lang kể những chuyện về mẹ. Tôi cũng dần hiểu ra rằng, tình yêu và sự quan tâm của mẹ vẫn luôn bên cạnh tôi dù bà đã đi xa.

Khi tôi trưởng thành, cha đã nhiều lần kể lại câu chuyện về mẹ cho tôi cũng như thể hiện sự hối hận của ông vì đã không chịu lắng nghe và tin tưởng mẹ. Tôi cũng luôn tự nhủ rằng mình sẽ không bao giờ để những lời nói của mình dẫn đến hiểu lầm hoặc bi kịch như đã từng.

Dù mẹ đã không còn ở bên cạnh nhưng tôi vẫn luôn ghi nhớ những ngày tháng có vòng tay của bà sưởi ấm. Tình yêu và sự quan tâm của bà vẫn còn đọng lại trong trái tim tôi, mãi mãi không bao giờ phai mờ.

Thay lời bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất mẫu 18

Sự hiểu lầm là một trong những vũ khí có thể ép con người đi đến đường cùng. Thiếu thấu hiểu và tính đa nghi sẽ dẫn đến kết cục đáng tiếc cho một mối quan hệ hay kết thúc hạnh phúc của cả một gia đình. Đó là câu chuyện về gia đình tôi tại Nam Xương.

Tôi tên Trương Đản là con của Trương Sinh và Vũ Thị Thiết, sinh ra và lớn lên ở Nam Xương. Mẹ tôi là một người phụ nữ thùy mị, nết na, ở bà hội tụ đủ dung hạnh tốt đẹp nhất. Cha đã đem lòng yêu bà cũng vì những đức tính tốt này. Cả hai cưới nhau và chung sống thuận hòa, vui vẻ mãi cho đến khi cha phải đi đánh giặc.

Triều đình buộc những người không có học như cha tôi ra trận để bảo vệ quê hương tổ quốc. Cha lên đường khi mẹ vẫn đang mang thai và chỉ mười ngày sau thì hạ sinh tôi trong cảnh không có người đàn ông bên cạnh. Một mình mẹ lo toan, nuôi nấng tôi trong những ngày tháng thiếu vắng bóng cha.

Nửa năm sau khi cha đi đánh giặc, bà lâm bệnh nặng vì quá thương nhớ con trai. Mẹ tận tâm chạy chữa, chăm sóc nhưng bệnh tình vẫn không khá hơn. Trước lúc lâm chung, bà dặn dò mẹ phải sống có phúc đức để nhận được hạnh phúc.

Cha trở về từ chiến trường một năm sau đó, ông rất buồn khi hay tin bà mất và đưa tôi đi thăm mộ. Do chưa quen hơi nên tôi không chịu theo, khóc lóc suốt đường đi. Ông hỏi thì tôi nói rằng: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.” Cha tôi hoài nghi liền gạn hỏi về “người cha” kia, tôi liền kể cho ông nghe về người mỗi đêm đều đến bầu bạn cùng mẹ, mẹ làm gì cũng làm theo.

Chưa kịp hiểu rõ sự tình, cha tôi vội trở về nhà, chửi bới mẹ và đuổi bà ra khỏi nhà. Mặc kệ bà có giải thích hay hỏi ai nói ông cũng không trả lời, nhận định mọi lỗi sai đều do mẹ. Mẹ không chịu nổi oan ức, liền tắm sạch rồi ra bờ sông Hoàng Giang gieo mình tự tử.

Sau khi mẹ ra đi, tôi không ngừng khóc lóc, đòi mẹ nhưng cha không nói lời nào. Tôi trải qua những ngày buồn bã nhất trong đời. Đến một đêm chỉ có cha và tôi ở nhà, khi nhìn thấy bóng cha trên vách, tôi đã cất tiếng gọi. Cha nhận ra người đàn ông mà tôi từng nhắc đến thì ra chính là chiếc móng của mẹ liền ân hận không thôi. Ông lặng im trong đau đớn vì đã trách lầm mẹ.

Hôm nọ, cha nhận được tin từ chú Phan Lang là người trong làng từng gặp mẹ ở thủy cung nên lập đàn giải oan cho bà. Mẹ hiện về mờ mờ ảo ảo, nói lời từ biệt rồi biến mất giữa dòng sông. Tôi chỉ biết khóc, với gọi theo bóng mẹ xa dần. Cha ôm tôi vào lòng và không ngừng tự trách mình vì chưa kịp hiểu rõ sự tình đã vội kết tội mẹ dẫn đến cớ sự như ngày hôm nay.

Dù thời gian đã trôi qua nhiều năm nhưng tôi vẫn không thể nào quên đi hình bóng người mẹ thân thương mình. Tôi vô cùng ân hận vì lời nói thơ trẻ đã gây ra bị kịch cho gia đình, khiến mỗi người một phương. Tôi mong rằng sẽ không có gia đình nào phải chịu cảnh ly tan như vậy và người đàn ông nên có sự thấu hiểu, bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.

Lời kết

Đây quả thực là một tác phẩm hay và đáng để chúng ta suy ngẫm trong chương trình văn học lớp 9. Sau khi The POET Magazine đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương thì càng thấy được rõ hơn sự oan ức của người phụ nữ thời xưa nói chung và Vũ Nương nói riêng. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những gia đình hãy xây dựng cuộc sống hạnh phúc dựa trên niềm tin để bền vững.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *