Hóa thân Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể Chuyện người con gái Nam Xương, những nỗi oan mà người vợ phải gánh chịu. Dẫu nàng một lòng chung thủy chờ chồng, toàn tâm toàn ý chăm sóc, vun vén cho gia đình nhưng lại phải nhận cái kết đắng.

Câu chuyện đậm tính nhân văn, nhắn gửi đến mỗi người cần phải giữ bình tĩnh, nhìn nhận tình huống một cách khách quan để không phải trả giá cho bất kỳ sai lầm nào. Tổng hợp những bài kể chuyện hay được thepoetmagazine.org cập nhật chi tiết.

Table of Contents

Dàn ý đóng vai Vũ Nương kể Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trong SGK Ngữ văn 9 dưới góc nhìn của nhân vật Vũ Nương sẽ như thế nào? Người phụ nữ trong chế độ phong kiến không có tiếng nói, sống như “con sâu, cái kiến”, hết lòng vì gia đình nhưng lại phải trả cái giá quá đắt với nỗi oan khuất tột cùng.

nhập vai vũ nương kể lại chuyện người con gái nam xương
Dàn ý hóa thân Vũ Nương kể Chuyện người con gái Nam Xương

Mở bài:

Nhân vật tôi – Vũ Nương giới thiệu bản thân, khái quát cuộc đời trước khi bị hàm oan.

Thân bài:

Tôi một lòng chờ Trương Sinh đi lính về, dỗ dành bé Đản bằng những câu chuyện ấm áp về người cha thông qua hình ảnh bóng chiếu trên tường. Chồng tôi trở về và nghe lời nói ngây thơ của con, tưởng vợ ngoại tình. Tôi uất ức không cách nào giải oan, lựa chọn tử tử để chứng minh trong sạch.

Tôi được Linh Phi cứu giúp, tái ngộ với Phan Lang tại động rùa và nhờ gửi lời đến Trương Sinh, mong chàng lập đàn giải oan. Tôi và chồng gặp lại, nói lời cảm ơn và từ biệt chàng để quay lại thủy cung.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của Vũ Nương, rút ra bài học từ câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương trong sách Văn lớp 9 Kết nối tri thức.

Top 15 bài văn mẫu đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương trong SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo được tái hiện toàn cảnh dưới góc nhìn của nhân vật nữ chính – Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương. Những nỗi oan khuất mà cô phải chịu đựng sẽ được phơi bày toàn bộ, chứng minh tấm lòng son sắt.

Mẫu 1 – Đóng vai nhân vật vũ nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Vũ Thị Thiết, mọi người thường gọi là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng được cha mẹ hết lòng dạy bảo nên mọi người thường khen ngợi tôi thuỳ mị, nết na. Khi trưởng thành lại thêm tư dung tốt đẹp nên có rất nhiều người theo đuổi tôi. Tôi và Trương Sinh, con của một nhà hào phú đã thành đôi. Cuộc sống hôn nhân không môn đăng hộ đối mang đến cho tôi không ít khó khăn, bất hạnh.

Chồng tôi tính hay ghen tuông, biết vậy nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép. Cùng bởi vậy mà vợ chồng trước nay chưa từng xảy ra bất hoà. Thế nhưng cuộc sống vui vẻ chẳng được bao lâu, giặc Chiêm xâm lăng, đất nước loạn lạc. Chồng tôi bị bắt đi lính, tôi nhắn nhủ chàng yên tâm chinh chiến, mọi việc trong nhà sẽ giúp chàng lo liệu chu toàn.

Sau đó không lâu, tôi sinh đứa con đầu lòng nhưng không có chồng bên cạnh, đặt tên đứa bé là Đản. Thằng bé ở bên cũng đã giúp tôi vơi đi nỗi cô đơn. Mẹ chồng tôi vì quá nhớ thương con trai nên chẳng màng ăn uống, lâu dần sinh bệnh. Bà đã không qua khỏi, tôi được hàng xóm phụ giúp hoàn thành ma chay.

hóa thân vũ nương kể lại chuyện người con gái nam xương
Một mình tôi chăm con thơ mẹ chồng đau yếu

Từ đó trong nhà chỉ còn mình tôi và bé Đản. Mỗi lúc thằng bé hỏi cha hay quấy khóc, tôi thường chỉ lên tường và bảo con “Cha Đản lại đến kìa”. Thằng bé ngây thơ, tin là thật, vui vẻ chơi đùa cùng chiếc bóng.

Ba năm trôi qua, chồng tôi bình an trở về sau trận chiến. Vợ chồng đoàn tụ vừa mừng vừa tủi, biết bao chuyện muốn nói. Tôi kể chàng nghe chuyện mẹ mất, chàng rất đau lòng và đã bế con cùng ra thăm viếng mộ. Nhưng khi chàng vừa trở về đã nổi cơn thịnh nộ, mắng chửi tôi không tiếc lời. Chàng nói tôi hư thân, không giữ đạo làm vợ. Mặc cho tôi hết lời phần trần nhưng chàng không chịu để vào tai, quyết tâm đuổi tôi ra khỏi nhà.

Tôi không cách nào minh oan, đành ôm nỗi oan ức, tủi hổ đến bên bờ sông Trường Giang gieo mình tự vẫn. Thế nhưng khi tỉnh lại, tôi biết mình chưa chết nhờ có sự cứu giúp của Linh Phi. Sau đó, tôi ở lại thủy cung và có cơ duyên gặp lại Phan Lang là người cùng làng. Nghe Phan Lang kể lại, Trương Sinh một hôm ngồi bế con bên ngọn đèn dầu, con chỉ bóng chàng kêu cha. Khi đó chàng mới thấu hiểu nỗi oan ức bấy lâu tôi phải chịu và vô  cùng hối hận.

Nghe Phan Lang kể lại sự hối tiếc và cuộc sống tan tác tiêu điều của nhà tôi hiện tại, tôi nghe mà không thể cầm được nước mắt. Mặc dù rất giận Trương Sinh và không có ý định quay lại nhưng tôi vẫn lựa chọn tìm về để nhắn nhủ đôi lời. Tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn nhủ Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Trường Giang. Sau ba ngày đến nến, tôi trở về trong cảnh võng lọng cờ hoa rực rỡ đầy sông. Tôi nói lời cảm tạ chồng đã giúp tôi minh oan nhưng tôi cũng không thể trở về trần gian.

Cuộc sống cõi trần thật bạc, người phụ nữ thấp cổ bé họng gần như không có cách nào chứng minh nỗi oan của mình. Mong rằng xã hội sẽ xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ đầy định kiến, khiến nhiều người phải gặp cảnh khổ như tôi.

Mẫu 2 – Nhập vai vũ nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thường được mọi người gọi là Vũ Nương. Được sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng cha mẹ tôi dạy bảo rất tận tình, đến nơi đến chốn. Chính bởi vậy nên tôi biết trên biết dưới, cư xử đúng mực.

Tới tuổi lấy chồng, cha mẹ tôi đã nhận 100 lượng vàng nhà họ Trương và gả tôi cho Trương Sinh. Chồng tôi là con một nhà giàu có, tính tình nóng nảy hay ghen. Biết tính chồng nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép, xử sự hòa nhã, không bao giờ để vợ chồng bất hoà.

Lấy nhau chưa được bao lâu, đất nước có giặc ngoại xâm và chồng tôi phải ra trận chiến đấu. Sau khi chồng đi, tôi một mình hạ sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, đặt tên là Đản. Niềm vui chưa kéo dài, mẹ chồng tôi đã mất không lâu sau đó do nhớ nhung con trai mà sinh bệnh.

Ngày trở về biết tin mẹ qua đời, chồng tôi đã vô cùng đau xót. Sau đó, chồng tôi bế bé Đản ra viếng mộ bà nhưng sau khi trở về lại nổi cơn thịnh nộ với tôi. Chàng nói tôi không chung thuỷ, phản bội chàng, cho dù tôi đã hết sức giải thích nhưng chàng không hề quan tâm. Chàng vẫn luôn miệng mắng mỏ và  nhất quyết đuổi tôi ra khỏi nhà, bỏ ngoài tai lời phân trần của tôi và sự can ngăn của xóm giềng.

Quá oan ức và buồn tủi, tôi đã tắm rửa sạch sẽ và tới bên bờ sông Trường Giang tự vẫn. Xót thương cho hoàn cảnh của tôi, Linh Phi – Chủ thủy cung đã cứu giúp và cưu mang tôi.

Một ngày nọ tôi có cơ duyên gặp được một người cùng làng tên là Phan Lang. Chàng ta kể lại, chồng tôi rất ân hận khi đã vu oan cho tôi sau khi biết được sự thật. Kể từ khi tôi ra đi nhà cửa vườn tược không ai chăm sóc, trở nên vắng vẻ đìu hiu.

Mặc dù thương chồng xót con nhưng vì trả ơn đức Linh Phi và cũng không muốn trở lại cuộc sống nhân gian, tôi đã nhờ Phan Lang giúp tôi nhắn nhủ Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình ở bờ sông. Theo lời dặn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho tôi, tôi kiệu hoa tráng lệ trở về giữa sông mờ mờ ảo ảo. Tôi nói lời cảm tạ và từ biệt với chồng con, quay lại nơi thủy cung.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thật vô cùng rẻ mạt, không bằng con sâu cái kiến. Tôi cảm thấy bản thân vẫn còn may mắn hơn nhiều người bởi ít nhất còn được minh oan. Mong rằng xã hội sẽ sớm loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tôn trọng bình đẳng để cuộc sống của mọi người trở nên yên bình, dễ dàng hơn.

Mẫu 3 – Hóa thân vũ nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Vũ Nương, tên thật là Vũ Thị Thiết, quê gốc ở Nam Xương, nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng được cha mẹ giáo dục kỹ lưỡng. Tôi được mọi người khen công dung tốt đẹp, không ít người tới hỏi cưới khi đến tuổi cập kê.

Tôi và Trương Sinh nên duyên vợ chồng sau khi nhà chàng mang trăm lạng vàng hỏi cưới tôi về. Chàng là người nóng nảy, hay ghen nhưng tôi biết tính chồng nên cũng cư xử rất đúng mực, chưa từng xảy ra bất hòa. Cuộc sống ấm êm chưa được bao lâu thì chồng tôi phải đầu quân đi lính.

Sau khi chàng đi, tôi ở nhà giữ đúng bổn phận, chăm sóc nhà cửa cũng như mẹ chồng chu đáo. Một thời gian sau, tôi sinh hạ con trai đầu, đặt tên thằng bé là Đản. Thế nhưng cuộc sống tưởng như êm ấm không kéo dài bao lâu, mẹ chồng tôi vì nhớ nhung con trai mà sinh bệnh, không lâu sau đó thì mất.

đóng vai nhân vật vũ nương kể lại chuyện người con gái nam xương
Vợ chồng cùng nhau làm lụng, sống cuộc sống đầy đủ hạnh phúc

Tôi lo liệu ma chay cho bà xong xuôi và tiếp tục một lòng chờ chồng, chăm con. Những đêm vắng bóng chồng, con trai quấy khóc đòi cha, tôi bèn chỉ tay lên chiếc bóng trên tường, nói với con rằng đó là cha. Thằng bé ngây thơ tin đó là thật và đây cũng là nguồn cơn cho sự bất hạnh của tôi sau này.

Một thời gian sau chồng tôi trở về, vợ chồng đoàn tụ vừa mừng vừa tủi. Nghe tin mẹ mất, chàng bế con ra mộ thăm mẹ. Sau khi trở về, chàng nổi cơn thịnh nộ, không ngừng mắng nhiếc tôi thậm tệ, nhất tuyết đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi không rõ nguyên do, hết mực thanh minh nhưng bất thành. Dẫu cho tôi phân trần, hàng xóm can ngăn, chàng vẫn không tin.

Tuyệt vọng, tôi tắm rất sạch sẽ và ra bờ sông Trường Giang tự tử. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình vẫn còn sống bởi đã được Linh Phi cứu giúp. Từ đó tôi ở lại trong thủy cung nguy nga, sau đó gặp lại Phan Lang là một người cùng làng. Nghe anh ta kể về chuyện Trương Sinh hiểu được nguồn cơn mọi chuyện và đã rất hối hận.

Tôi cũng đã tha thứ cho chàng và thương tiếc cảnh nhà cửa tiêu điều. Do đó, tôi đã gửi Phan Lang chiếc trâm vàng, nhờ nhắn gửi Trương Sinh lập đàn giải oan. Chồng tôi làm theo và tôi đã trở về. Tôi nói vài lời căn dặn và từ biệt chàng, quay trở lại thủy cung.

Cuộc sống trần gian đọa đày không còn chỗ để tôi dung thân. Phụ nữ thời đại phong kiến quả thật sống không bằng con sâu cái kiến. Mong rằng sẽ không còn ai gặp phải cảnh khổ như tôi.

Mẫu 4 – Đóng vai Vũ Nương kể Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn

Tôi tên là Vũ Thị Thiết, tên thường gọi là Vũ Nương, quê ở huyện Nam Xương tức tỉnh Hà Nam hiện nay. Tôi sống trong sự dạy bỏ chuẩn mực của cha mẹ. Dẫu gia đình nghèo hèn nhưng tư cách tốt, nhan sắc xinh đẹp nên khi tôi lớn được rất nhiều người mến mộ. Tôi nên duyên với Trương Sinh – con một nhà giàu có.

Chàng là một người nóng nảy, hay ghen. Biết tính chồng nên tôi cũng cư xử rất phải phép, vợ chồng gần như chưa từng nảy sinh  bất hòa. Sau đó không lâu, giặc Chiêm xâm lược, chồng tôi bị bắt đi lính. Tôi chia ly chồng, dặn dò chàng yên tâm, côg việc nhà sẽ giúp chàng lo liệu cho toàn.

Sau đó, tôi sinh được đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh, đặt tên là Đản. Thằng bé ngoan ngoãn, cũng giúp tôi với bớt đi nỗi nhớ nhung chồng. Để dỗ con, đôi khi tôi sẽ chỉ vào bóng mình trên tường, nói với con rằng đó là cha.

Mẹ chồng tôi đau buồn, bỏ ăn bỏ uống vì thương nhớ con trai. Sau đó không lâu thì bà mất do bệnh tật dù tôi đã chăm sóc hết lòng. Tôi cũng đã lo liệu ma chay cho mẹ chồng đúng với bổn phận. Một mình tôi tiếp tục cuộc sống chăm con, một tay lo liệu việc nhà.

Sau khi đất nước hòa bình, chồng tôi trở về bình an, đoàn tụ với gia đình. Nghe tin mẹ mất, chàng rát đau lòng, vừa về đã bế con đi viếng mẹ. Khi trở về, chàng nổi nóng vô cớ, nói tôi hư thận, không giữ đạo làm vợ. Tôi oan uổng, hết lời phân trần nhưng chàng không bỏ vào tai. Hàng xóm cũng giúp tôi thanh minh nhưng chàng nhất quyết không nghe, nhất định đòi đuổi tôi khỏi nhà.

Tôi bất lực, đau khổ, tìm đến bờ sông Trường Giang tự vẫn. Nhưng tôi không chết, được Linh Phi dưới thủy cung cưu mang. Sau đó tôi có cơ duyên gặp lại Phan Lang, một người cùng quê. Anh ta kể lại cho tôi nghe nguyên do Trương Sinh hiểu lầm và cũng cho tôi biết chàng rất hối hận, tiếc thương tôi.

Tôi cũng đã tha thứ cho chàng, đồng thời tương tiếc cảnh nhà cửa tiêu điều. Do đó, tôi nhờ Phan Lang nhắn chồng lập dàn giải oan bên bờ sông. Sua ba ngày, tôi hiện về với kiệu hoa lộng lẫy, nói lời từ biệt với chồng. Sau đó tôi quay lại thủy cung, không bao giờ trở về nữa.

Xã hội phong kiến bất bình này không thể có chỗ dung thân cho những người phụ nữ thấp cổ bé họng như tôi. Tôi hy vọng câu chuyện của tôi sẽ là bài học lớn cho tất cả mọi người, hãy tôn trọng nữ quyền và tin tưởng tôn trọng người mình yêu.

Mẫu 5 – Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Cuộc sống hiện tại bình yên dưới động rùa của Linh Phi vẫn không thể khiến tôi quên chuyện cũ. Mặc dù đã tha thứ cho chồng nhưng bản thân vẫn luôn đau lòng khi không nhận được sự tin tưởng từ người chung chăn gối. Câu chuyện cuộc đời và sự oan khuất khiến tôi phải gieo mình xuống Hoàng Giang tự vẫn sẽ để lại bài học cho nhiều người.

Tôi là Vũ Nương, sinh ra trong gia đình nghèo ở Nam Xương. Tuy nghèo nhưng cha mẹ dạy dỗ chu toàn nên tôi biết lễ nghi, vun vén gia đình. Có khá nhiều bà mai đến nhà làm mối, cuối cùng cha mẹ gật đầu nên duyên cùng chàng Trương Sinh – con một gia đình khá giả làng bên.

Họ Trương cha mất sớm, chỉ còn mẹ già. Cưới nhau về, tôi hết sức chu toàn lo cho gia đình, chăm mẹ chăm chồng nên rất được bà yêu mến. Tuy nhiên, trong lòng tôi luôn có cảm giác chàng đa nghi, kém tin tưởng. Vậy nên trong mọi hoạt động, bản thân luôn chú ý giữ mình tránh để điều tiếng.

Cưới nhau 1 năm chúng tôi có tin vui, đây cũng là thời điểm triều đình có lệnh tòng quân chống giặc. Tuy là gia đình khá giả nhưng chàng ít chữ nên vẫn bị gọi đi. Ngày ra chiến trường, lòng tôi đau như cắt nghĩ về những ngày tháng xa nhau không biết sống chết thế nào. Cuối cùng vẫn không đành lòng mà để chàng đi xa.

7 tháng sau tôi sinh một cậu con trai kháu khỉnh đặt tên là Đản. Khi Đản hơn 1 tuổi thì mẹ chồng qua đời. Nén đau thương, mẹ trẻ con côi tôi đã dốc sức lo đám chu toàn cho bà, mong bà nơi suối vàng phù hộ Trương Sinh mạnh khỏe trở về.

Hơn 1 năm sau đó, buổi chiều đi làm đồng về tôi thấy có giọng đàn ông trong nhà. Nghe rõ thì hóa ra chàng Trương đã trở lại. Mừng mừng tủi tủi vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc trong niềm hạnh phúc. Khi nghe tin mẹ mất, chàng cùng Đản đưa nhau ra mộ thắp hương.

Tối trở về cơm canh đợi sẵn nhưng sắc mặt chồng không vui. Khi tôi gặng hỏi thì chàng chỉ hỏi trong suốt thời gian chàng đi lính, tôi đã qua lại với ai, ai đêm nào cũng đến nhà. Người chồng biền biệt 2 năm khi trở về mắng nhiếc thậm tệ, cho rằng tôi nhân lúc mẹ mất chồng vắng đã gian díu cùng người đàn ông khác.

Chàng không hề cho tôi cơ hội giải thích một lời, nhanh chóng thu dọn đồ đạc ném ra sân trong đêm đó. Mưa to gió lớn, tôi chẳng nơi nương tựa, chẳng biết đi đâu về đâu. Danh dự, trinh tiết, gia đình tan vỡ mà không thể minh hoan.

Cùng cực, tôi chỉ đành đến sông Hoàng Giang trầm mình, mong chàng và người đời hiểu được tấm lòng chung trinh. May mắn, tôi được Linh Phi cứu sống và từ đó sống dưới động rùa của nàng. Nghĩ về trần gian bản thân chỉ thấy lòng đau như cắt.

Ngày nọ, động Linh Phi tiếp đón một vị khách, là ân nhân đã cứu nàng năm xưa. Người này là Phan Lang, có khuôn mặt khá quen thuộc, dường như tôi đã từng gặp. Kết thúc tiệc rượu, họ Phan đến tìm tôi và hỏi tôi có phải Vũ Nương, anh ta là người cùng làng.

Qua lời Phan Lang tôi được biết, hai cha con Trương Sinh ngần ấy năm vẫn nương tựa vào nhau. Chàng cũng đã biết được sự thật về việc tôi dan díu với người đàn ông khác. Hóa ra hôm đó, Đản đã nói có người đêm nào cũng đến với mẹ. Con thơ trẻ dại đâu biết đó chỉ là chiếc bóng trên tường tôi tự bịa ra để an ủi con, cũng là an ủi chính mình.

Bản thân chẳng trách con, chỉ trách chồng không cho mình cơ hội giải thích. Oan khuất không được giải bày khiến tôi phải kết thúc sinh mạng nơi đáy nước. Phan Lang cho biết, Trương Sinh rất ân hận, ngày đêm nhung nhớ như người mất hồn, chỉ mong chuộc lỗi với tôi.

Tôi nhờ họ Phan về nhắn chồng, nếu muốn gặp lại hãy lập đàn giải oan và đưa cho chàng chiếc trâm cài kỷ vật. Vài ngày sau, Trương Sinh đã lập đàn 3 ngày 3 đêm bên sông Hoàng Giang nơi tôi tự vẫn. Linh Phi khuyên hãy trở về với gia đình, nhưng bản thân trong lòng tôi đã có sẵn dự tính.

Đêm thứ 3, tôi xuất hiện với cờ hoa võng lọng giữa dòng. Trên bờ là hình bóng quen thuộc của người đàn ông năm đó kết duyên. Con trai Đản của tôi đã lớn, nước mắt lưng tròng gọi mẹ.

Trương Sinh ra sức cầu xin tôi trở về để chàng chuộc lỗi, con cái không còn thiếu vòng tay của mẹ. Thế nhưng, tôi đã quyết ở lại động rùa để đền ơn cứu mạng của Linh Phi. Hơn nữa, bản thân đã không còn vương vấn cuộc sống nơi dương gian, chỉ mong cha con nương tựa đùm bọc nhau mạnh khỏe.

Mẫu 6 – Đóng vai nhân vật Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Vũ Thị Thiết – Vũ Nương – vợ của Trương Sinh. Cha mẹ gả tôi cho chàng khi vừa tròn 18, chàng 20. Cuộc sống với chồng và mẹ chồng bình yên trôi đi cho đến ngày có lệnh tòng quân của triều đình. Đây cũng là lúc bản thân biết mình có bầu nhưng chẳng thể vì tình riêng mà giữ chàng ở bên cạnh.

Trương Sinh tòng quân được 7 tháng, tôi sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh, đặt tên là Đản, Hơn 1 năm sau, mẹ chồng tuổi cao sức yếu, quá nhớ con trai mà qua đời. Cuộc sống chỉ còn lại 1 mẹ 1 con trong căn nhà trống nhưng tôi vẫn cố gắng vượt qua, tránh mọi điều tiếng không hay.

Đi lính 2 năm chàng quay về, cùng con trai ra mộ thắp hương cho mẹ. Tuy nhiên khi trở về, thay vì niềm nở thì Trương Sinh lại liên tục tra khảo tôi về việc suốt thời gian qua đã gian díu cùng ai. Khi tôi hỏi về tin đồn, chàng không trả lời mà chỉ quy chụp tôi không giữ trung trinh và đuổi ra khỏi nhà.

Quá uất ức tủi nhục, cuối cùng tôi đành chọn cách tệ nhất là trầm mình tự vẫn để rửa oan. May thay, khi đang chơi vơi giữa dòng tôi được một con rùa xanh cứu mạng. Đó chính là Linh Phi. Từ đó tôi trở thành người của động rùa, chẳng còn lưu luyến trần gian nữa.

Một ngày có Phan Lang xuất hiện ở động rùa và nhận ra tôi là Vũ Nương. Tôi được biết tình trạng Trương Sinh và Đản hiện tại. Phan Lang cũng giải thích việc chồng đuổi tôi ra khỏi nhà do Đản nói đêm nào cũng có người đàn ông đến. Sau này Trương Sinh mới biết, người đàn ông đó chính là cái bóng trên tường tôi vẫn bảo Đản gọi bằng cha để dỗ con.

Tôi đã nhờ Phan Lang trở về nhắn Trương Sinh, nếu biết đã nghi oan cho vợ, hãy lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang. Đủ ngày tháng tôi sẽ trở về. Đàn được lập nên, đêm thứ 3 tôi mới dám đối mặt với chồng và con. Chỉ nhắn nhủ vài lời rồi phải từ biệt vì bản thân đã quyết định ở lại động rùa đền ơn Linh Phi cứu mạng mãi mãi.

Mặc dù cuộc sống hiện tại bình yên, nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ hết suy nghĩ. Tại sao người chồng tôi tin tưởng lại không hề tin mình. Nếu ngày đó chàng nghe lời giải thích rõ sự việc chắc chắn sẽ không xảy ra chia cắt như hôm nay. Hy vọng, mỗi gia đình hãy tin tưởng lẫn nhau và bao dung cho những sai lầm của đối phương để luôn hạnh phúc.

Mẫu 7 – Nhập vai Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Vũ Thị Thiết, lấy chồng cùng làng nên được gọi là Vũ Nương. Chồng tôi là Trương Sinh, con một gia đình khá giả nhưng học hành không đến nơi đến chốn lại có tính đa nghi. Biết tính chàng nên bản thân hết sức giữ gìn khuôn phép để gia đình thuận hòa.

Cuộc sống hạnh phúc hơn 1 năm thì triều đình có lệnh tòng quân đánh giặc. Trương Sinh phải theo lệnh lên đường dù tôi mới mang thai được hơn 5 tháng. Ngày đưa tiễn, mẹ chồng dặn dò chàng nơi chiến trường phải cẩn thận. Tôi chỉ biết rót chén rượu đầy rồi thề nguyện sẽ ở nhà giữ trung trinh chờ chồng trở về.

4 tháng sau, tôi sinh hạ một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Đản. Hơn 1 năm sau, mẹ chồng tôi ngày một già yếu và vì quá thương nhớ con trai mà qua đời. Sau vài lời trăn trối bà đã trút hơi thở cuối cùng.

Qua năm sau, Trương Sinh từ chiến trận trở về. Khi nghe tin mẹ đã mất, chàng đã dẫn con đến mên mộ thắp hương. Thế nhưng khi trở về thì thái độ của chồng khác hẳn. Chàng tức giận, vu oan cho tôi tằng tịu gái trai trong lúc mình vắng nhà. Tôi đã cố gắng dùng hết lời để minh oan nhưng dù nói thế nào thì chàng cũng không tin.

Quá đau xót và thất vọng, tôi đã bỏ lại tất cả, trầm mình xuống Hoàng Giang tự vẫn và được Linh Phi cứu giúp. Từ đó, tôi sống ở thủy cung nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi hàm oan.

Thời gian sau đó tôi gặp Phan Lang – người cùng làng dưới thủy cung. Qua lời người này được biết, Trương Sinh đã nhận ra sai lầm, vì hiểu nhầm mà vu oan cho tôi. Hóa ra hôm đó, bé Đản đã nói với cha “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư! Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Vì thiếu vắng hình bóng cha, vì nhớ chồng, tôi đã tự mình chỉ lên chiếc bóng và nói đó là cha Đản. Sự việc chỉ được giải bày khi Đản thấy bóng cha trên vách và reo lên “Cha lại đến”.

Phan Lang khuyên tôi trở về để gia đình đoàn tụ. Tuy nhiên từng ấy năm, tôi đã không còn vương vấn cuộc sống trần thế. Tôi chỉ gửi cho họ Phan chiếc trâm kỷ vật và nhắn với Trương Sinh “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Đúng như dự liệu, chàng đã lập đàn giải oan cho tôi bên sông. Đến đêm thứ ba tôi trở về, nhưng chẳng còn muốn tiếp tục cuộc sống trần thế. Tôi nhắn với chàng “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”.

Tôi quyết định ở lại thủy cung đền đáp ơn cứu mạng của Linh Phi. Thế nhưng trong lòng vẫn luôn suy nghĩ, nếu Trương Sinh tin tưởng mình hơn, chắc chắn đã không xảy ra chuyện đau lòng.

Mẫu 8 – Hóa thân Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Là phụ nữ, ai cũng mong muốn có cuộc sống bình an hạnh phúc bên chồng con. Tuy nhiên, nếu vì ghen tuông mù quáng mà người chồng đẩy vợ vào chỗ chết thì liệu có nên cho anh ta cơ hội sửa sai? Đây là câu chuyện cuộc đời tôi – Vũ Nương.

Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng gia giáo tôi được cha mẹ dạy đầy đủ công dung ngôn hạnh. Vậy nên 18 tuổi tôi đã trở thành cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều đám trong làng để ý. Trong đó có chàng Trương Sinh – con một nhà khá giả trong vùng.

Chàng Trương cùng cha mẹ mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới. Tôi chính thức trở thành Vũ Nương. Cuộc sống bình an hạnh phúc bên chồng, mẹ chồng và chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng cứ thế bình yên nếu năm đó giặc Chiêm không xâm lược.

Triều đình có lệnh tòng quân và Trương Sinh là một trong số những người được chọn. Ngày ra đi ai cũng đau lòng xót xa vì ra chiến trường không biết sống chết, chẳng hẹn ngày về. Mẹ chỉ biết dặn con giữ gìn sức khỏe còn tôi rót chén rượu đầy tiễn biệt, mong ngày đoàn tụ.

Vài tháng sau, con trai ra đời được tôi đặt tên là Đản. Một tay chăm mẹ chồng già yếu một tay săn sóc con thơ, quán xuyến gia đình đôi khi khiến tôi mệt mỏi. Nhưng nhớ đến chồng, nghĩ về con tôi lại cố gắng.

Trong suốt thời gian đó, bản thân cũng luôn ý tứ chừng mực, tránh để xảy ra những hiểu nhầm và điều tiếng không đáng có. Suốt những năm chồng xa nhà, tôi được bà con xóm giềng quý mến, chưa từng có lời ra tiếng vào.

Nửa năm sau mẹ chồng mất. Thêm 1 năm nữa là Trương Sinh quay về. Chàng cùng con ra thắp hương mộ mẹ. Khi trở về, niềm vui trên mặt tôi vụt tắt khi thấy gương mặt hằm hè của chồng. Chàng ra sức tra hỏi tôi về người đàn ông nào đêm đêm đều đến, về việc tôi gian díu tằng tịu với ai.

Không thể minh oan, tôi chỉ còn cách trầm mình tự vẫn. May thay được các nàng tiên tại long cung cứu đưa về động Linh Phi. Cuộc sống trôi qua nhưng trong lòng tôi luôn canh cánh về nỗi oan mình phải mang bao giờ mới được gột rửa.

Ngày qua ngày, một hôm dưới long cung tôi gặp Phan Lang – người cùng làng năm xưa. Người này đã kể sự tình mọi việc. Hóa ra, là bé Đản đã nói với cha về việc có người đàn ông đến hằng đêm. Sau này Trương Sinh mới biết, đó là chiếc bóng tôi tự huyễn hoặc mình là chồng, là cha của con để vơi đi nỗi nhớ.

Mặc dù ân hận nhưng Trương Sinh chẳng biết tìm tôi ở đâu, chỉ ngày đêm dằn vặt nhung nhớ. Phan Lang cũng có khuyên tôi trở về “Nương Tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước. Nay thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt, há lại không tưởng nhớ đến quê hương ư?”.

Tuy nhiên bản thân đã không còn vương vấn cuộc sống đó nữa. Lời của Phan Lang cũng có đôi chút khiến tôi suy nghĩ xót xa “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?”.

Vậy nên, khi họ Phan trở về, tôi có gửi một chiếc trâm cài cho Trương Sinh và nhắn “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Đúng như lời hẹn, chàng đã lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm bên bến Hoàng Giang. Thế nhưng, tôi chỉ có thể xuất hiện phút chốc, nhìn chồng nhìn con rồi gửi lời từ biệt. Tôi đã tha thứ cho chồng, nhưng cũng không muốn quay về tiếp tục cuộc sống bên người chưa từng tin tưởng mình.

Mẫu 9 – Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương dưới lời kể của Vũ Nương

Tôi là Vũ Nương – vợ của Trương Sinh, một người cùng làng. Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng từ nhỏ tôi đã được người trong làng khen ngợi là xinh đẹp, dịu dàng, nết na, Có thể nói tôi là người phụ nữ điển hình thể hiện cho bốn chữ công – dung – ngôn – hạnh.

Kể từ khi lấy Trương Sinh, tôi cũng vun vén chuyện gia đạo đảm đang, chu đáo. Chồng tôi là con trai của một gia đình khá giả nhưng học hành không đến nơi đến chốn, tính tình lại hay ghen.

Hiểu rõ tính chồng đa nghi nên tôi luôn biết thân biết phận, không bao giờ làm mất khuôn phép gia đình. Cuộc sống cứ diễn ra êm đềm cho đến hơn 1 năm sau thì chồng tôi có lệnh đi lính đánh giặc.

Ngày xuất binh, mẹ chồng dặn dò Trương Sinh đủ điều, còn tôi thề rằng sẽ trung trinh chờ chồng. 4 tháng kể từ ngày chồng đi, tôi hạ sinh một bé trai dễ thương, kháu khỉnh đặt tên là Đản.

Khi con trai tôi được hơn 1 tuổi thì mẹ chồng tôi tuổi cao sức yếu, lại quá thương nhớ con trai nên lâm bệnh qua đời. Chờ đợi đến năm sau thì Trương Sinh từ chiến trường trở về, tôi vừng mừng vừa tủi.

Nghe tin mẹ đã mất, chàng vô cùng đau xót và dẫn bé Đản cùng đến mộ mẹ thắp hương. Sau khi đi viếng mộ mẹ về thái độ của chồng đối với tôi vô cùng lạnh nhạt, cáu kỉnh.

Chàng vô cùng phẫn nộ và vu oan tôi ở nhà cặp kè, tằng tịu gái trai trong thời gian anh đi lính. Tôi hoang mang không hiểu vì sao Trương Sinh lại nghĩ tôi là loại người như vậy.

Mặc dù ra sức giải thích nhưng chàng vẫn không tin, quá đau xót tôi gieo mình xuống sông Hoàng Giang. Nhờ được Linh Phi cứu giúp nên tôi sống ở thủy cung kể từ đó. Mặc dù vậy nhưng trong lòng vẫn vô cùng đau đớn, xót xa vì chồng không tin tưởng mình.

Một thời gian sau, tôi gặp được Phan Lang – một người cùng làng ở dưới thủy cung này. Qua lời kể của Phan Lang, tôi đã biết được nguồn cơn vì sao chồng mình lại nổi cơn ghen tuông như vậy.

Hóa ra trong lúc viếng mộ mẹ, bé Đản đã nói với cha mình rằng trong lúc Trương Sinh đi lính, ngày nào cũng có một người đàn ông đến tìm mẹ. Người này mẹ đứng cũng đứng, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng tuyệt nhiên không nói chuyện với con.

Trương Sinh nghe vậy nảy sinh hoài nghi và sự căm phẫn, cho rằng tôi ngoại tình. Chàng đâu biết rằng người đàn ông trong lời kể của người con ngây thơ lại chính là cái bóng của vợ.

Mãi sau này trong một buổi tối, bé Đản thấy bóng của cha qua ánh nên và gọi đó là cha thì Trương Sinh mới vỡ lẽ. Chàng vô cùng hối hận và luôn muốn tìm cách để tạ lỗi với tôi, muốn tôi trở về với gia đình.

Tuy nhiên tôi đã quen với cuộc sống dưới thủy cung và không còn vương vấn thế gian. Tôi chỉ gửi cho Phan Lang chiếc trâm kỷ vật của mình và truyền lời đến Trương Sinh hãy lập cho tôi một đàn giải oan ở bến sông.

Chàng quả nhiên đã lập đàn giải oan để có thể gặp lại người vợ tần tảo năm xưa. Tôi xuất hiện và bỏ qua lỗi lầm năm đó của người từng đầu ấp tay gối. Trương Sinh ngỏ ý muốn tôi quay về với gia đình nhưng tôi từ chối vì muốn ở lại báo ơn Linh Phi.

Chỉ vì tin lời con trẻ ngây thơ không hiểu chuyện mà gia đình 3 người hạnh phúc đã không còn. Mong rằng sau bài học này, Trương Sinh sẽ bớt tính đa nghi và chăm sóc cho bé Đản thật tốt.

Mẫu 10 – Hóa thân Vũ Nương để kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Nam Xương (nay là Lý Nhân, Hà Nam). Mặc dù xuất thân bần hàn nhưng tôi luôn được cha mẹ dạy dỗ cẩn thận về lễ nghi, phép tắc.

Do đó trong làng tôi nổi tiếng là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Đến tuổi cập kê, cha mẹ gả tôi cho Trương Sinh – một chàng trai có gia cảnh khá giả nhưng ít học.

Từ khi bước chân vào nhà chồng, tôi luôn vun vén mọi chuyện chu toàn, cẩn thận, cung phụng mẹ chồng. Biết tính Trương Sinh đa nghi lại hay ghen nên tôi cũng luôn giữ mình cẩn thận, không bao giờ đi quá giới hạn với người khác giới.

Cuộc sống hôn nhân của tôi và chồng diễn ra chưa được bao lâu thì chồng tôi có lệnh gọi đi lính. Ngày chia tay, tôi và mẹ chồng khóc hết nước mắt, bịn rịn quyến luyến không thôi.

Tôi hứa với chồng sẽ chăm sóc mẹ già và trung trinh chờ ngày anh thắng trận trở về. Trong suốt khoảng thời gian Trương Sinh đi lính, tôi vẫn vun vén việc nhà chu đáo. Tôi còn hạ sinh cho chàng một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh và đặt tên là Đản.

Bé Đản được hơn một tuổi thì mẹ chồng tôi tuổi già sức yếu, sinh bệnh mà mất. Con trai tôi thấy bạn bè xung quanh đều có cha còn nó thì không nên luôn hỏi tôi rằng cha đâu.

Vì quá thương nhớ chồng nên tôi đã chỉ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha. Từ đó cứ mỗi đêm đến, bé Đản luôn nghĩ rằng cái bóng phản chiếu qua ánh nến chính là cha của mình.

Mẹ chồng mất được một thời gian thì Trương Sinh đi lính trở về, hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi. Biết tin mẹ đã lâm bệnh qua đời, chàng vô cùng đau xót và cùng bé Đản đến thăm mộ mẹ.

Trong lúc thăm mộ, bé Đản ngây thơ đã vô tình nói với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư!”. Rồi thằng bé kể rằng đêm nào cha nó cũng đến, mẹ đi thì cha đi, mẹ ngồi cha cũng ngồi, có điều tuyệt nhiên không nói chuyện với Đản.

Nghe đến đây, tính đa nghi và máu ghen trong người Trương Sinh nổi lên. Chàng tức tốc bồng con về nhà và chì chiết tôi không giữ được công dung ngôn hạnh, là người phụ nữ dơ bẩn.

Tôi đã giải thích đủ kiểu nhưng chàng vẫn không tin, quá ấm ức tôi gieo mình xuống dòng sông Trường Giang. May mắn thay tôi được Linh Phi cứu giúp và nương nhờ trong thủy cung.

Một thời gian sau tôi gặp được Phan Lang – một người cùng làng và biết tin Trương Sinh đã rõ sự thật. Người cha từng đến hàng đêm và chơi cùng bé Đản là cái bóng của tôi chứ không phải ai khác.

Qua lời của Phan Lang tôi biết được chồng mình rất hối hận và muốn tôi quay về bên gia đình. Tôi gửi Phan Lang chiếc trâm định tình và nhờ chuyển lời tới Trương Sinh rằng hãy lập đàn giải oan.

Quả nhiên sau đó chồng tôi lập đàn ngay tại dòng sông Trường Giang này để kêu cầu tôi trở về. Tôi xuất hiện và nói rằng mình đã tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh năm xưa.

Tuy nhiên tôi đã không còn vướng bận trần gian và muốn ở lại báo ơn cứu giúp của Phi Linh. Nói rồi tôi biến mất, để lại cho Trương Sinh sự nuối tiếc và bài học quý báu về lòng tin vợ chồng.

Mẫu 11 – Kể Chuyện người con gái Nam Xương theo ngôi kể của Vũ Nương

Mặc dù chuyện cũ đã qua từ lâu nhưng trong lòng tôi vẫn chưa khỏi đau đớn, chua xót. Tôi kể ra câu chuyện của mình để những người cặp vợ chồng khác nhìn thấy mà làm gương sau này.

Tôi là Vũ Nương, tên thật là Vũ Thị Thiết, quê tại Nam Xương (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ làm nông bình thường, chỉ đủ ăn đủ mặc.

Xuất thân nghèo khó nhưng cha mẹ vẫn luôn dạy tôi đói cho sạch, rách cho thơm. Tôi hiểu rõ lễ nghi phép tắc và nổi tiếng trong làng là xinh đẹp, hội tụ đủ công dung ngôn hạnh.

Đến tuổi cập kê, trai làng đến hỏi cưới tôi nhiều vô số kể khiến lòng tôi cảm thấy có chút hãnh diễn. Trong những người đó có Trương Sinh – xuất thân từ gia đình khá giả và cũng là chồng tôi sau này.

Trương Sinh đem đến một trăm lượng vàng hỏi cưới tôi về làm vợ và được cha mẹ tôi đồng ý. Từ ngày về làm dâu, tôi vun vé mọi thứ chu toàn, mẹ chồng và chồng vô cùng ưng ý.

Khoảng thời gian yên bình cứ thế trôi qua cho đến một ngày chồng tôi có lệnh gọi đi lính, khi đó tôi đang bầu đứa con đầu lòng. Ngày chia tay, mẹ chồng khóc thương con trai, dặn dò đủ điều.

Tôi cũng hứa với chàng sẽ trung trinh đợi chồng trở về và chăm sóc mẹ già, con nhỏ thật tốt. Trương Sinh đi lính được 4 tháng thì tôi hạ sinh đứa con trai đầu lòng của 2 người, đặt tên là Đản.

Bé Đản từ khi mới sinh đã bụ bẫm, đáng yêu, ai nhìn cũng thích. Mỗi tội thằng bé luôn thắc mắc vì sao các bạn bè khác có cha bên cạnh còn mình thì lại không. Vì quá thương con và nhớ chồng nên tôi đã chỉ cái bóng hàng đêm của mình và nói rằng đó là cha con.

Ngày ngày bé Đản ngây thơ vui đùa cùng cái bóng của tôi và cho rằng đó là cha mình thật. Mẹ chồng tôi vì tuổi cao sức yếu lại mong nhớ con trai nên lâm bệnh mất khi Đản hơn 1 tuổi.

Sang năm sau thì chồng tôi cũng từ chiến trường trở về, hai vợ chồng ôm chầm lấy nhau bật khóc. Nghe tin mẹ mình đã qua đời vì bạo bệnh, Trương Sinh vô cùng đau đớn, đưa con trai cùng đi thăm mộ mẹ.

Tại mộ của người mẹ quá cố, Trương Sinh nghe được từ bé Đản rằng ngày nào cũng có một người đàn ông đến thăm hai mẹ con. Người này mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng tuyệt nhiên không nói chuyện với con trai.

Nghe đến đây, sự nghi ngờ và máu ghen trong người Trương Sinh trỗi dậy. Chàng phẫn nộ trở về nhà, chì chiết tôi không giữ gìn công dung ngôn hạnh, là người đàn bà dơ bẩn.

Mặc cho mọi lời giải thích từ tôi, Trương Sinh vẫn vô cùng tức giận và chửi rủa không thương tiếc. Quá ấm ức, tôi tắm rửa sạch sẽ và gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn, chứng minh trong sách.

May thay tôi được Linh Phi cứu giúp và cho nương nhờ trong thủy cung. Một thời gian sau tôi gặp được một người cùng làng tên là Phan Lang. Qua lời kể của người này tôi biết được Trương Sinh đã rõ toàn bộ câu chuyện và vô cùng hối hận.

Phan Lang khuyên tôi hãy quay về với gia đình, tôi chỉ nhờ người này chuyển lời tới chồng hãy lập đàn giải oan. Trương Sinh bế bé Đản đến dòng sông Hoàng Giang, lập đàn giải oan cho tôi.

Tôi cũng xuất hiện để nghe những lời xin lỗi, hối hận muộn màng từ người chồng trước đây của mình. Cuối cùng tôi bỏ qua lỗi lầm của chàng nhưng quyết định không quay về trần gian mà ở lại báo ơn Linh Phi.

Từng là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, công dung ngôn hạnh, tôi đã phải gieo mình xuống sông để chứng minh trong sạch. Câu chuyện của tôi – Vũ Nương là bài học quý giá cho những cặp vợ chồng sau này.

Mẫu 12 – Thuật lại Chuyện người con gái Nam Xương theo ngôi kể của người vợ

Tôi là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, người trong làng thường gọi tôi là Vũ Nương. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng được giáo dục nghiêm khắc. Mọi người thường khen tôi xinh đẹp, đảm đang, hội tụ đầy đủ công dung ngôn hạnh.

Đến tuổi cập kê, cha mẹ gả tôi cho Trương Sinh – một chàng trai xuất thân giàu có ở cùng làng. Biết chồng ít học lại hay ghen nên tôi luôn cố gắng làm tròn bổn phận, không bao giờ vượt quá giới hạn.

Lấy chồng được một thời gian thì tôi mang thai đứa con đầu lòng, Trương Sinh vô cùng mừng rỡ. Đây cũng là lúc chiến tranh nổ ra, chồng tôi nhận lệnh phải tòng quân đi lính.

Ngày chia tay, tôi và mẹ chồng bịn rịn tiễn đưa Trương Sinh trong nước mắt. Bốn tháng sau đó, tôi hạ sinh thành công một bé trai kháu khỉnh và đặt tên là Đản. Bé Đản càng lớn càng hiểu chuyện và luôn tò mò vì sao mình không có bố.

Vì quá nhớ chồng thương con nên hằng đêm, tôi đã chỉ vào cái bóng trên tường và nói rằng đó là cha bé Đản. Con trai tôi tưởng thật nên ngây thơ chơi đùa cùng chiếc bóng hằng đêm.

Mẹ chồng tôi vì quá thương nhớ con trai, lại tuổi cao sức yếu nên đã lâm bệnh và qua đời. Sang năm sau thì Trương Sinh trở về, nghe tin mẹ đã rời xa thế gian thì vô cùng bàng hoàng, đau xót.

Chàng bế bé Đản cùng đến viếng thăm mộ mẹ thì tình cờ nghe được những lời nói vu vơ của con. Rằng ngày nào cha nó cũng đến thăm 2 mẹ con, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ nói chuyện.

Trương Sinh nghe được thì vô cùng phẫn nộ, lập tức trở về chì chiết và mắng chửi tôi thậm tệ. Giải thích hết nước hết cái không thành, tôi đành trầm mình xuống sông để chứng minh trong sạch.

May mắn thay tôi được Linh Phi cứu giúp và cho nương nhờ trong thủy cung. Sau một thời gian tôi gặp được người cùng làng tên Phan Lang và biết chồng mình đã hối hận về hành động năm xưa.

Chàng cũng đã biết được sự thật về người đàn ông đêm nào cũng đến. Hóa ra đó là chiếc bóng mà tôi chỉ cho Đản để con nguôi nhớ cha, vợ nguôi nhớ chồng.

Tôi nhờ Phan Lang chuyển lời đến chồng rằng hãy lập cho mình một đàn giải oan trên dòng sông Hoàng Giang. Ngày lập đàn, tôi xuất hiện và nói đã bỏ qua mọi lỗi lầm của người từng đầu ấp tay gối.

Tuy nhiên tôi không đồng ý quay về với chồng vì đã không vướng bận trần gian và muốn ở lại trả ơn Linh Phi. Dù sao tôi cũng cảm thấy an ủi vì Trương Sinh đã nhận ra lỗi sai của bản thân và có được bài học quý giá.

Mẫu 13 – Hóa thân Vũ Nương để kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Ở Nam Xương nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn tương truyền mãi câu chuyện về người vợ trung trinh. Người phụ nữ đó chính là tôi – Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng được dạy dỗ nghiêm khắc, hội tụ đủ công dung ngôn hạnh. Đến tuổi cập kê, trai làng đến hỏi cưới tôi nhiều vô số kể, khiến tôi cũng cảm thấy có chút hãnh diễn.

Cuối cùng cha mẹ chọn gả tôi cho Trương Sinh – một chàng trai xuất thân khá giả nhưng hay ghen, ít học. Hiểu rõ chồng có tính đa nghi nên tôi luôn cố gắng giữ gìn bổn phận, vun vén gia đình.

Cuộc sống êm đềm cứ thế trôi qua cho đến một hôm gia đình nhận được yêu cầu đi lính. Ngày chia tay vợ chồng tôi bịn rịn quyến luyến không rời, mẹ chồng thì dặn dò con trai đủ điều.

Bốn tháng kể từ ngày chồng đi lính, tôi hạ sinh một bé trai và đặt tên là Đản. Mẹ chồng vì thương nhớ con trai lại tuổi cao sức yếu nên đã mất một năm sau đó. Ngày trở về nghe tin mẹ mất, Trương Sinh suy sụp và bế bé Đản cùng đến viếng mộ mẹ.

Sau khi thăm mộ trở về, chồng tôi bỗng thay tính đổi nết, nói chuyện khó nghe, tính cách cộc cằn. Chàng nói tôi là loại phụ nữ dơ bẩn, cặp kè người khác trong lúc chồng đi lính.

Mặc cho tôi giải thích thế nào Trương Sinh cũng không tin và cực kỳ phẫn nộ. Để chứng minh trong sạch, tôi tắm rửa sạch sẽ và gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn.

May thay tôi được Linh Phi cứu giúp và sống trong thủy cung kể từ đó. Sau này tôi gặp được một người trong làng tên Phan Lang và có nghe người đó kể lại. Hóa ra Trương Sinh lầm tưởng cái bóng của tôi hàng đêm là người đàn ông ngày nào cũng đến.

Tôi làm như vậy là vì nhớ chồng, thương con không có cha, ai ngờ dẫn đến bi kịch hôm nay. Tôi nhờ Phan Lang chuyển lời đến Trương Sinh rằng hãy lập đàn giải oan, tôi sẽ trở về.

Ngày lập đàn, tôi xuất hiện và nghe được lời xin lỗi từ người chồng năm xưa. Tôi đồng ý bỏ qua cho Trương Sinh nhưng không muốn trở lại nhân gian lần nữa. Tôi quyết định ở lại trả ơn Linh Phi đã cứu giúp ngày xưa, sau đó biến mất.

Câu chuyện của tôi chính là bài học quý giá về niềm tin giữa con người với con người. Mong rằng không có bất kỳ một cặp đôi nào khác lại đi vào vết xe đổ của tôi – người con gái Nam Xương.

Mẫu 14 – Đóng vai nhân vật Vũ Nương để kể Chuyện người con gái Nam Xương

Trong hôn nhân thì niềm tin giữa người vợ và người chồng là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng câu chuyện của tôi sẽ là một bài học quý giá cho những cặp đôi sau này.

Tôi tên là Vũ Nương, sinh ra tại Nam Xương, nay là huyện Nhân Lý, tỉnh Hà Nam. Tôi xuất thân từ gia đình làm nông bình thường nhưng từ nhỏ đã được dạy dỗ nghiêm khắc về lễ giáo.

Đến tuổi cập kê, tôi được cha mẹ gả cho chàng Trương Sinh – là người cùng làng. Biết tính chồng mình đa nghi lại hay ghen nên tôi luôn giữ đúng bổn phận, không dám hai lòng.

Trong thời gian tôi mang thai đứa con đầu lòng, chồng tôi nhận được lệnh phải đi lính. Ngày chia tay tôi nói chồng yên tâm, tôi sẽ chăm sóc mẹ già, con thơ thật chu đáo và trung trinh chờ chồng.

Trương Sinh đi được khoảng 4 tháng thì tôi hạ sinh bé Đản, một năm sau thì mẹ chồng lâm bệnh mất. Bé Đản được hơn một tuổi và đã bắt đầu có nhận thức, con hỏi tôi cha nó đâu.

Vì nhớ chồng và thương con, tôi đã chỉ vào cái bóng trên tường và nói rằng đó là cha của Đản. Ngày chồng trở về, nghe tin mẹ mất thì vô cùng đau lòng, chàng đưa bé Đản đi thăm mộ mẹ.

Đứa con nhỏ ngây thơ của chúng tôi đã vô tình nói với Trương Sinh ngày nào cha nó cũng đến tìm mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng tuyệt nhiên không nói chuyện với Đản.

Nghe đến đây Trương Sinh nổi cơn thịnh nộ và lập tức về nhà chửi bới, chì chiết tôi. Giải thích không thành, tôi gieo mình xuống sông chứng minh trong sạch và được Linh Phi cứu giúp.

Tôi sống trong thủy cung và một ngày gặp được Phan Lang – người cùng làng năm xưa. Từ người này tôi biết được chồng mình đã vô cùng hối hận và mong muốn tôi quay trở về làm mẹ hiền, vợ đảm.

Tôi đưa cho Phan Lang chiếc trâm và nhờ người này chuyển lời tới chồng hãy lập cho tôi một đàn giải oan. Ngày lập đàn, tôi xuất hiện và bỏ qua mọi lỗi lầm của Trương Sinh năm xưa.

Tuy nhiên tôi không thể quay về nhân thế vì muốn ở lại thủy cung trả ơn Linh Phi ngày trước đã cứu giúp. Sau tất cả, tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào vì Trương Sinh đã nhận ra được lỗi lầm của mình.

Mẫu 15 – Hóa thân nàng Vũ Nương kể về Chuyện người con gái Nam Xương

Đến Nam Xương (nay là Nhân Lý, Hà Nam) hỏi về nàng Vũ Nương thì không ai là không biết. Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, mọi người trong làng thường gọi tôi với cái tên Vũ Nương. Ngày hôm nay tôi sẽ kể lại câu chuyện éo le của cuộc đời mình.

Tôi sinh ra trong một gia đình làm nông bình thường, được dạy dỗ nghiêm khắc, công dung ngôn hạnh có đủ. Đến tuổi dựng vợ gả chồng, cha mẹ gả tôi cho Trương Sinh – một chàng trai khá giả cùng làng.

Ngày về làm dâu, biết chồng mình tính đa nghi nên tôi luôn giữ đúng bổn phận, tuyệt nhiên không hai lòng. Lúc tôi đang mang thai đứa con đầu lòng của hai người thì Trương Sinh nhận được lệnh đi lính.

Ngày chia tay tôi hứa với chồng sẽ chăm sóc mẹ già, con thơ và trung trinh chờ ngày chồng trở về. 4 tháng sau tôi hạ sinh đứa con đầu lòng là một bé trai bụ bẫm và đặt tên là Đản.

Đản ngày càng một hiểu chuyện, cho đến một ngày đứa bé hỏi cha nó đâu. Vì thương con nhớ chồng nên tôi đã chỉ vào chiếc bóng của mình trên tường và nói rằng đó là cha Đản.

Thằng bé ngây thơ tin thật và vui vẻ chơi đùa với cái bóng của mẹ mình. Khoảng một năm sau thì mẹ chồng tôi tuổi cao sức yếu, lâm bệnh mà ra đi. Ngày Trương Sinh trở về nghe tin mẹ mất thì vô cùng đau xót, chàng bế Đản cùng đi thăm mộ mẹ.

Tại đây bé Đản đã ngây thơ kể với Trương Sinh rằng cha nó đêm nào cũng đến thăm hai mẹ con nhưng không nói lời nào. Nghe đến đây, chồng tôi tức tốc trở về và chì chiết tôi là loại phụ nữ hai lòng hai dạ.

Mặc cho tôi giải thích như nào, Trương Sinh tuyệt nhiên không tin và vô cùng căm phẫn. Để chứng minh trong sạch, tôi tắm rửa sạch sẽ và gieo mình xuống sông tự vẫn. May thay tôi gặp được Linh Phi cứu giúp và nương nhờ chốn thủy cung.

Một thời gian sau, tôi gặp được Phan Lang – là người cùng làng năm xưa với mình. Từ miệng người này tôi biết được Trương Sinh đã hiểu rõ ngọn ngành và vô cùng hối hận, mong tôi trở về.

Tôi gửi Phan Lan chiếc trâm cài của mình, nhờ người này gửi lời đến Trương Sinh hãy lập đàn giải oan cho tôi. Ngày lập đàn giải oan, tôi xuất hiện và đã tha thứ cho những lỗi lầm năm xưa của người cũ.

Trương Sinh cầu xin tôi quay về với gia đình là mẹ hiền, vợ đảm như trước nhưng bị tôi khước từ. Tôi đã không còn lưu luyến gì với nhân gian và muốn ở lại thủy cung phụng sự để trả ơn Linh Phi ngày trước.

Sau tất cả tôi cảm thấy được nhẹ nhõm, an ủi phần nào vì những lời hàm oan năm xưa đã sáng tỏ. Câu chuyện của tôi cũng chính là bài học quý giá về niềm tin giữa người với người.

Mẫu 16 – Văn mẫu thay lời Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã hơn một năm từ khi chàng Trương lập đàn giải oan cho tôi bên sông Hoàng Giang để hóa giải mọi sự hiểu lầm. Giờ đây tôi đã có thể bình tâm để chấp nhận cuộc sống nơi thủy cung xanh thẳm. Dẫu vậy, sâu trong trái tim tôi vẫn luôn nhớ về quê nhà, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc không nguôi, đặc biệt là con trai.

Tôi là Vũ Thị Thiết, vốn sinh ra và lớn lên ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng được phụ mẫu dạy dỗ cẩn thận nên hiểu mọi lễ nghĩa, cư xử đúng mực. Đến tuổi cập kê, các chàng trai trong làng yêu thích, theo đuổi tôi nhưng cha mẹ không muốn tôi vất vả nên quyết định gả tôi cho Trương Sinh – con của gia đình giàu có trong làng. Thế là tôi được yên bề gia thất nhưng cuộc sống êm ấm chẳng kéo dài bao lâu khi chàng Trương phải lên đường đánh giặc.

Vốn xuất thân con nhà dòng dõi nhưng vì không có học nên chồng tôi buộc phải đi lính loạt đầu, phục vụ đất nước. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, không đành lòng tiễn chàng ra đi. Trước lúc đi xa, tôi nói trong nước mắt mong chồng ra trận giữ gìn sức khỏe, bình yên trở về. Chàng nghe vậy xúc động không nói nên lời nhưng vẫn phải hạ quyết tâm dứt áo ra đi. Chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, vừa một lòng thủy chung đợi ngày gia đình đoàn tụ.

Cuộc sống cứ thế trôi, ngày qua ngày, mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức chạy chữa, thuốc thang, bái lễ thần phận mong mẹ mau khỏe nhưng do tuổi già, vận trời khó tránh nên bà đã qua đời. Trước khi mất bà gửi gắm: “Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Tôi vô cùng thương xót, lo ma chay vẹn toàn để bà yên lòng về với đất trời.

Chồng tôi trở về từ chiến trường khoảng một năm sau đó, chàng buồn bã hay tin mẹ mất và bế bé Đản cùng đi thăm mộ bà. Bé Đản chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi hết mực dỗ dành. Chàng bế con đi, tôi ở nhà lo mâm cúng tổ tiên để báo tin vui, mừng chồng bình an về nhà. Chẳng ngờ ngày vui ngắn ngủi, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui thấy rõ. Chàng nặng lời tra hỏi tôi tại sao lại thất tiết, làm trái đạo lý, tôi không hiểu vừa khóc vừa hỏi ai nước nhưng chàng chẳng đáp. Tôi hết lời giải thích, phân trần nhưng chàng không nghe. Họ hàng, làng xóm khuyên ngăn cũng không khiến chàng nguôi giận, một mục đuổi tôi ra khỏi nhà. Sau một lúc giằng co, tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến.

Biết chẳng thể giải thích thêm nữa, bởi chàng vốn tính đa nghi, không chịu tin tưởng bất cứ ai nên tôi tắm gội chay sạch, nghĩ thấy cuộc đời không còn ý nghĩa nên gieo mình xuống dòng Hoàng Giang. Tôi phải tự chứng minh cho tiết hạnh của mình, không thể sống mà mang tiếng xấu để người đời khinh rẻ.

Trước khi gieo mình tự tử, tôi ngửa mặt lên trời than khóc, cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình. Có lẽ các nàng tiên nơi thủy cung đã thấu hiểu nỗi oan của tôi nên đã rẽ đường nước đưa tôi đi. Những ngày sau đó tôi đều sống ở thủy cung ngập tràn tiếng cười.

Mãi cho đến một hôm, tôi gặp lại người cùng làng có ơn với Linh Phi nên được kể về cuộc sống ở làng sau khi tôi rời đi. Hóa ra, sau khi tôi mất, chàng giận nhưng vẫn cố gắng vớt xác vợ dưới sông. Trong đêm, bé Đản nhìn thấy chiếc bóng của cha trên vách mới toang gọi thì chàng mới hiểu ra mọi sự. Lúc này, chàng cảm thấy vô cùng ân hận vì những gì mình đã gây ra.

Nghe Phan Lang kể tôi thấy xót xa cho chồng con vì cảnh hiu quạnh, không có người chăm sóc nhưng cũng chẳng thể làm gì khác. Phan Lang khuyên tôi nên trở về đoàn tụ cùng gia đình nhưng tôi thật chẳng còn mặt mũi nào quay lại. Dẫu vậy, tôi vẫn gửi theo chiếc hoa vàng khi Phan Lang trở về và nhờ nhắn gửi cho chàng Trương về việc lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang. Chàng nhận tin thì ngay lập tức làm theo. Đến ngày thứ ba, tôi hiện về trong làn khói, trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi dần biến mất giữa khoảng không.

Gia đình tôi đã trải qua một câu chuyện buồn khiến mỗi người đều ám ảnh day dứt mãi về sau. Dù có cuộc sống yên bình ở thủy cung nhưng tôi vẫn không ngừng mong nhớ quê nhà và người thân. Tôi mong rằng sẽ không có gia đình nào phải rơi vào bi kịch tương tự.

Mẫu 17 – Bài văn đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Tôi tên Vũ Thị Thiết, sinh sống ở làng Nam Xương. Từ trước đến này đều được mọi người yêu quý bởi tư dung tốt đẹp, hiền dịu, nết na. Trương Sinh mến mộ dung hạnh nên đã xin mẹ mang trăm lượng vàng đến hỏi cưới tôi.  Sau khi phụ mẫu chấp thuận, chúng tôi trở thành vợ chồng và chung sống hạnh phúc, êm ấm bên nhau.

Ngày vui chẳng được bao lâu thì chồng tôi bị triều đình gọi đi lính đánh giặc. Tiễn con trai ra đi, mẹ chồng tôi xúc động dặn dò con phải cẩn thận nơi chiến trường. Còn tôi bùi ngùi rót chén rượu đầy và thề nguyện sẽ giữ đúng tiết hạnh đợi chồng trở về. Kết thúc buổi chia ly đẫm nước mắt, chồng tôi dứt áo ra đi, bóng lưng chàng xa dần trong bụi mờ.

Lúc Trương Sinh đi, tôi đã mang thai những ngày cuối, được mươi ngày thì hạ sinh một bé trai kháu khỉnh, đặt tên là Đản. Một mình tôi chăm lo, nuôi dạy con trong những ngày vắng chồng.

Chẳng bao lâu, mẹ chồng tôi vì thương nhớ con mà ngày một già yếu rồi lâm bệnh nặng. Tôi đã cố gắng chạy chữa khắp nơi, chăm sóc ngày đêm nhưng tình hình vẫn không khá hơn. Trước lúc lâm chung, bà gọi tôi đến nói lời trăn trối rồi trút hơi thở cuối cùng, mãi mãi ra đi. Tôi lo ma chay tế lễ chu toàn để bà được an ủi nơi xa.

Thời gian cứ thế qua một năm, đất nước đã yên bình và đánh đuổi được giặc ngoại xâm, chồng tôi từ chiến trận trở về.  Hay tin mẹ mất, chàng vô cùng đau xót, dẫn theo con đến thăm mộ bà. Tôi vẫn ở nhà lo toan mọi việc trước sau.

Buổi trưa, hai cha con từ mộ về nhà, vẻ mặt chồng tôi hầm hầm tức giận. Thấy lạ nên tôi toang hỏi, chàng nổi trận lôi đình, quát um lên. Nghe rõ mới biết chàng nghi ngờ tôi không giữ tiết hạnh, trăng hoa trong lúc xa chồng. Tôi dùng hết lời giải thích, tự minh oan cho mình nhưng chàng chẳng tin. Không chịu được nỗi oan khuất, tôi ngửa mặt lên trời than khóc rồi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.

Cứ ngỡ mọi sự sẽ chấm dứt nhưng may thay tôi được Linh Phi cứu và cho nương nhờ nơi thủy cung. Một hôm, tôi gặp lại người cùng làng tên Phan Lang. Phan Lang là ân nhân đã giúp Linh Phi khi gặp hoạn nạn nên được đưa xuống thủy cung trả ơn.

Qua lời kể, tôi hay tin hiểu lầm trước đây đã được hóa giải. Hóa ra, nguyên nhân khiến chồng hiểu lầm tôi là do lời nói ngây thơ của bé Đản. Ngày chàng còn chinh chiến, tôi thương con thiếu vắng tình cha nên đã chỉ chiếc bóng của mình trên vách bảo là cha Đản. Thế nên, Đản đã hoài nghi hỏi Trương Sinh: Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?” và khiến chàng nảy sinh ghen tuông. Trong một đêm thanh vắng, con trai thấy bóng cha trên vách nên liền reo lên. Trương Sinh nhận ra mình đã sai và rất ân hận nhưng chàng chẳng thể làm gì khác nữa. Nghe đến đây, tôi cảm thấy vô cùng thương cảm cho cảnh đơn côi của hai cha con.

Phan Lang ngỏ lời khuyên tôi trở về nhưng tôi lấy làm xấu hổ, không còn mặt mũi nhìn mọi người. Nghĩ đến cảnh quê nhà hoang vắng, quạnh quẽ nên tôi cũng có chút mềm lòng. Khi Phan Lang chuẩn bị trở về đất liền, tôi nhờ anh mang theo chiếc hoa vàng và gửi lời: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ, hãy lập đàn giải oan, tôi sẽ quay trở về”. Trương Sinh nhận được tin liền lập đàn ở bến Hoàng Giang. Vào ngày thứ ba, tôi ngồi trên kiệu hoa, hiện lên nói lời cảm tạ rồi từ biệt và trở về thủy cung.

Mẫu 18 – Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương chi tiết

Chớp mắt đã hơn một năm từ ngày tôi nói lời tạ từ với Trương Sinh và tiếp tục cuộc sống nơi thủy cung. Dù thời gian đã lâu nhưng tôi vẫn không thể ngừng nhớ về những ngày ấy. Nỗi đau này cũng đã nguôi, tình của người có lẽ đã cạn, nhưng chuyện cũ vợ chồng thì mãi mãi không thể xoá nhoà.

Tôi xuất thân Nam Xương, tên Vũ Thị Thiết. Những người có quen biết đều nhận xét tôi là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, thùy mị. Đến tuổi thành gia lập thất, Trương Sinh vốn mến mộ đã mang trăm lượng vàng đến nhà hỏi cưới. Tôi nên duyên vợ chồng với chàng sau khi nhận được sự chấp thuận của cha mẹ.

Từ ngày chung sống cùng nhau, cuộc sống của chúng tôi vẫn luôn hòa thuận, êm ấm. Biết tính chồng đa nghi, lại hay phòng ngừa quá sức nên tôi luôn giữ đúng khuôn phép, không làm điều gì khiến chàng bận tâm. Gia đình hạnh phúc chưa được bao lâu thì chồng tôi phải sung binh đi đánh giặc Chiêm.

Khi tiễn chồng đi, tôi nâng chén rượu đầy, thề nguyện sẽ giữ đúng tiết hạnh chờ chàng quay về. Mẹ chồng tôi buồn bã, dặn dò con trai ra chiến trường phải cẩn thận, giữ gìn sức khỏe. Tất cả mọi người đều xúc động nói lời từ biệt cho đến khi chàng dứt áo ra đi.

Mười ngày sau khi chồng đi, tôi chuyển dạ và sinh ra một bé trai bụ bẫm, đặt tên là Đản. Tôi một mình nuôi con, lo cho mẹ chồng, đợi ngày chàng trở về.

Chẳng mấy đã qua nửa năm, mẹ chồng tôi vì thương nhớ con mà đổ bệnh. Tôi chạy chữa, bái lễ thần phật cầu bình an nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Hiểu rõ mình chẳng còn sống được bao lâu, bà gọi tôi đến dặn dò đôi lời rồi từ giã dương gian. Tôi thương xót vô cùng, cố gắng làm ma chay cẩn thận để an ủi linh hồn bà nơi xa.

Độ sang năm, chồng tôi trở về từ chiến trận khi đã đẩy lùi giặc ngoại xâm. Nhận tin mẹ đã mất, chàng đau đớn bế con ra thăm mộ và báo tin bình an. Lúc trở về, chẳng hiểu thế nào, chàng lại chửi bới, một mực nghi ngờ tôi thất tiết, không giữ đúng lời hứa năm xưa. Tôi vừa khóc vừa phân trần, hỏi ai nói nhưng chàng chẳng trả lời, chỉ muốn đuổi tôi ra khỏi nhà.

Dẫu có giải thích thế nào, Trương Sinh vẫn không tin nên tôi chỉ biết khóc than kêu trời. Quá oan ức, tôi tắm gội sạch sẽ rồi chạy ra bến Hoàng Giang, trách than cho số phận: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, bị chồng con rẫy bỏ. Thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Dứt lời, tôi gieo mình xuống dòng nước, để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân.

Tôi may mắn được Linh Phi cứu giúp, cho nương náu nơi Thủy Cung. Một thời gian sau, tôi gặp Phan Lang là người cùng làng, đã có ơn giúp đỡ Linh Phi. Phan Lang kể cho tôi về chuyện ở dương gian, rằng mọi sự hiểu lầm đã được hóa giải. Trương Sinh dẫu tức giận vẫn thương xót khi vợ ra đi, ra sông cố gắng vớt xác vợ về nhưng không thành.

Đêm nọ, chàng ngồi dưới ngọn đèn khuya, bé Đản thấy bóng cha trên vách nên nói cha về. Khi ấy, Trương Sinh mới hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Chàng nhận ra mình đã trách nhầm tôi thất tiết vì cái bóng trên vách chính là “người cha” mà đêm đêm tôi vẫn đùa con lúc chàng vắng nhà. Dẫu hối hận nhưng chàng đã chẳng thể làm gì được nữa, chỉ biết cúi đầu lặng im. Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau đớn và nhớ thương hai cha con vô cùng. Chỉ vì hiểu lầm mà ngôi nhà vốn êm ấm giờ đã vắng vẻ, quạnh hiu.

Phan Lang khuyên tôi trở về dương thế để đoàn tụ cùng gia đình, tiếp tục cuộc sống nhưng tôi chẳng còn mặt mũi nào nữa. Sau một lúc suy nghĩ kỹ càng, tôi quyết định gửi chiếc hoa vàng và nhờ Phan Lang nói vài lời với Trương Sinh. Trương Sinh làm đúng theo lời dặn, lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang để giải oan cho tôi. Ngày thứ ba, tôi trở về trên kiệu hoa và nói lời từ biệt chàng trước khi trở về thủy cung.

Những ký ức buồn ngày ấy vẫn luôn nằm sâu trong ký ức của tôi dẫu thời gian có trôi qua bao lâu đi nữa. Mỗi phút giây tôi đều không ngừng nhớ về gia đình, chồng con và hy vọng họ có được hạnh phúc. Nếu không có hiểu lầm, có lẽ bây giờ tôi đã được sống vui vẻ bên những người thân yêu. Nhưng cuộc đời làm gì có hai chữ giá như, nhất là người ấy chính là tôi và người chồng Trương Sinh.

Mẫu 19 – Bài văn hóa thân thành Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương

Tôi tên Vũ Thị Thiết hay còn được biết đến là Vũ Nương ở làng Nam Xương. Xuất thân từ gia đình nghèo khó nhưng tính tình tôi hiền diệu, thùy mị, nết na, hiểu rõ phép tắt. Chàng Trương Sinh là con nhà giàu trong làng đã đem lòng mến mộ tư dung tốt đẹp và hỏi cưới tôi. Được sự đồng ý của cha mẹ, tôi cùng chàng kết duyên vợ chồng, sống êm ấm bên nhau.

Ngày vui chẳng bao lâu, chồng tôi phải lên đường đánh giặc theo lời kêu gọi của triều đình. Vì ít học nên chàng phải tham gia đi lính loạt đầu, rời xa gia đình ra nơi tiền tuyến. Biết tính chồng hay đa nghi nên trong buổi tiễn đưa tôi đã rót đầy chén rượu, thề nguyện giữ tiết hạnh đợi ngày chàng bình an quay về.

Mười ngày sau khi chàng đi, tôi đến cữ, hạ sinh bé Đản, một mình nuôi nấng con trai trong những ngày vắng bóng chồng. Mẹ chồng tôi vì tuổi già sức yếu, lại thương nhớ con quá độ mà ngã bệnh. Dù tôi đã hết lời khuyên nhủ mẹ gắng ăn uống và chạy chữa, thuốc thang khắp nơi nhưng bà vẫn không qua khỏi. Trước lúc lâm chung, bà dặn dò tôi đôi lời rồi mãi mãi rời xa cõi đời. Tôi vô cùng đau xót, cố gắng lo ma chay lễ tế vẹn toàn như cha mẹ ruột.

Ngày thắng trận, chồng tôi từ chiến trường trở về, hay tin mẹ đã qua đời nên vô cùng đau buồn. Chàng bế bé Đản đến thăm mộ bà nhưng từ mộ trở về thì liền nổi giận la mắng tôi không tiếc lời. Chàng một mực bảo tôi hư thân mất nết, không chung thủy, thất tiết. Tôi chẳng thể ngờ tai họa lại ấp đến bất ngờ như thế, chỉ biết hết lời giải thích và hỏi ai nói nhưng chàng không chịu đáp lời. Dù họ hàng, làng xóm có can ngăn, phân trần thế nào chàng cũng không tin mà muốn đuổi tôi đi.

Tôi một mình nuôi nấng bé Đản, lo toan mọi việc trong nhà chu toàn đợi chàng trở về, chưa từng làm điều gì sai trái nhưng lại bị hàm oan. Không thể chấp nhận, tôi tắm gội sạch sẽ, ra bờ sông Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Đây là cách tôi chứng minh cho sự trong sạch của mình, tự giải nỗi oan cho bản thân.

Người ta thường nói ở hiền gặp lành nên có lẽ nỗi oan khuất của tôi đã lay động trời đất. Các nàng tiên đã rẽ một đường nước đưa tôi xuống thủy cung của Linh Phi, để tôi được sống trong chốn cung điện nguy nga, tráng lệ.

Mãi đến một hôm, tôi được gặp lại người cùng làng là Phan Lang đã có ơn cứu giúp Linh Phi khi lâm nạn. Phan Lang kể cho tôi nghe về những việc đã diễn ra trên mặt đất. Sau khi tôi ra đi, chàng Trương và bé Đản tự chăm lo cho nhau. Một đêm, bé Đản nhìn thấy bóng cha trên vách nên cất tiếng gọi mới khiến chàng hiểu rõ sự tình. Trong những năm chàng vắng nhà, vì thương con không có cha bên cạnh nên tôi đùa rằng chiếc bóng là cha Đản. Hôm đi thăm mộ, Đản đã kể cho cha nghe về người cha mỗi đêm đều đến bầu bạn cùng mẹ, mẹ làm gì cũng làm theo đó nên mới dẫn đến hiểu lầm.

Phan Lang kể cho tôi về cảnh nhà tan tác tiêu điều và khuyên tôi quay về, đoàn tụ cùng người thân, tiếp tục cuộc sống. Dẫu rất đau lòng, thương cho hai cha con nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho việc trở về cũng như không có mặt mũi nào. Sau một lúc suy nghĩ, tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn chàng Trương lập đàn giải oan bên sông cho mình. Chàng nhận được tin liên lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang suốt 3 ngày 3 đêm. Đến ngày thứ 3, tôi hiện về trên chiếc kiệu hoa, nói vọng vào bờ lời từ biệt rồi mãi mãi biến mất giữa dòng.

Cuộc sống ở cõi trần quả thật đen bạc đối với những người phụ nữ như tôi. Qua câu chuyện của mình, tôi hy vọng xã hội bất công sẽ xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh ngữ, cải tiến để tạo ra sự bình đẳng nam nữ. Mong rằng người đời lấy câu chuyện của tôi để làm bài học giữ gìn hạnh phúc, bình tĩnh và tin tưởng giải quyết các vấn đề giữa vợ chồng, gia đình.

Mẫu 20 – Đóng vai nhân vật Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương hay nhất

Vậy là đã tròn năm từ khi tôi bắt đầu cuộc sống nơi thủy cung ngập tràn tiếng cười. Thủy cung cũng có những tục lệ như đất liền, lễ hội đều được tổ chức mỗi năm một lần. Năm nay, mọi thứ đặc biệt và có sự chuẩn bị kỹ càng hơn do đúng vào dịp mừng thọ vua Thủy Tề.

Từ sáng sớm, thủy cung đã được trang trí đẹp mắt với những hàng cờ hội tung bay, tiếng trống, tiếng cồng chiêng sống động vang lên khắp nơi. Khung cảnh tuyệt đẹp như chốn thần tiên hiện ra. Những khóm hoa rực rỡ tỏa hương thơm ngào ngạt, những bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, các cung nữ tết tóc bằng kẹp tóc và mặc trang phục lộng lẫy một cách duyên dáng.

Buổi tiệc diễn ra vui vẻ, tiếng cười nói của các tiên nữ, Linh Phi làm tăng thêm bầu không khí chan hòa, ấm áp. Điều này gợi nhớ cho tôi về những dịp lễ hội ở làng Nam Xương những ngày trước.

Tôi tên Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được dạy dỗ cẩn thận nên tính tình hiền dịu, hiểu rõ lễ nghĩa, luôn cư xử đúng mực. Đến tuổi lập thất, đã có biết bao chàng trai đánh tiếng muốn cưới tôi làm vợ nhưng cha mẹ thương tôi từ nhỏ đã vất vả nên muốn gả cho con nhà giàu có trong làng là Trương Sinh. Chàng sớm đem lòng mến mộ tư dung tốt đẹp của tôi nên cả hai cưới nhau chẳng bao lâu sau. Biết chồng ít học, lại có tính đa nghi nên tôi luôn giữ đúng khuôn phép, cố gắng để vợ chồng thuận hòa, ấm êm.

Cuộc sống hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì chồng tôi phải lên đường đi đánh giặc Chiêm, bảo vệ nước nhà. Dẫu chàng là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải ghi tên ra trận loạt đầu. Hay tin phải chia xa, hai vợ chồng đều buồn bã, không nỡ nhưng đành chấp nhận.

Trong buổi tiễn đưa, mẹ chồng nghẹn ngào dặn dò con phải cẩn thận trên chiến trận, giữ gìn sức khỏe và bình an trở về. Chàng vâng lời, quỳ xuống đất cảm tạ ơn dưỡng dục. Lòng tôi lúc này cũng nặng trĩu âu lo vì chồng phải đi đến nơi nghìn trùng xa cách, thế giặc khôn lường. Tôi bịn rịn rót đầy chén rượu thề, hứa giữ đúng tiết hạnh đợi chàng áo gấm trở về. Chàng dứt áo ra đi sau giờ phút chia ly, tôi thẫn thờ dõi theo đến khi bóng chàng khuất hẳn.

Sau khi Trương Sinh đi được mười ngày thì tôi sinh con trai đặt tên là Đản, một mình nuôi dạy con trong những ngày xa chồng. Ngày qua ngày, thấm thoắt đã hơn nửa năm, mẹ chồng tôi vì không chịu được cảnh mòn mỏi chờ con mà ngã bệnh. Tôi vừa nuôi nấng con thơ vừa chăm sóc mẹ già, lo toan chu toàn mọi việc. Dù đã chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm. Trước khi từ giã dương gian, mẹ dặn dò tôi phải sống phúc đức để gặp được điều lành, con cháu sẽ đầy nhà. Tôi đau xóc tiễn bà ra đi, lo việc ma chay tế lễ như con đẻ trong nhà.

Sang năm, giặc Chiêm bị đánh tan, chồng tôi trở về bình yên nhưng xót xa hay tin mẹ đã mất. Chàng đau buồn bế con ra mộ thăm bà nhưng bé Đản chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận, khóc lóc không chịu theo. Lúc hai cha con trở về, tôi vừa chuẩn bị xong mâm cơm cúng tổ tiên thì Trương Sinh giận dữ mắng chửi tôi thất tiết trong thời gian chàng vắng nhà. Tôi nghe như sét đánh ngang tai, không hiểu nguyên nhân sao chàng lại nói như vậy và hết lời giải thích nhưng chàng chẳng để vào tai. Tôi van xin chàng đừng nghi oan cho mình và hỏi chuyện kia do ai nói nhưng chàng không trả lời. Quá tuyệt vọng, tôi tắm gội sạch sẽ rồi ra bờ Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Tôi phải chứng minh cho sự trong sạch và lòng thủy chung hết mực với chồng.

Những tưởng số phận sẽ kết thúc nhưng may thay tôi đã được Linh Phi cứu giúp, đưa về thủy cung. Một hôm, tôi gặp lại người cùng làng là Phan Lang nên đã hay tin mình được minh oan. Mọi việc bắt đầu từ câu nói ngây ngô của bé Đản về người đàn ông mỗi đêm đều đến thăm hai mẹ con. Khi chồng vẫn đang chinh chiến nơi xa, tôi thương con thiếu vắng tình thương nên đã đùa rằng chiếc bóng của mình là cha. Tối hôm đó, thấy bóng cha trên vách, Đản gọi to nên chàng mới nhận ra sự thật và ân hận vì đã hiểu lầm tôi.

Tôi cảm thấy vô cùng thương xót cho cảnh hiu quạnh của hai cha con nhưng chẳng thể trở về vì không còn mặt mũi nào. Khi Phan Lang chuẩn bị quay lại làng, tôi đã gửi nhờ cành hoa vàng cùng vài lời. Chồng tôi nhận được tin liền lập đàn giải oan bên sông đúng như lời dặn. Đến ngày thứ ba, tôi hiện lên trên kiệu hoa lung linh, nói lời tạ từ rồi mãi mãi biến mất giữa dòng.

Giờ đây, tôi vẫn đang sống tốt ở nơi thủy cung ngập tràn tiếng cười nhưng không ngừng nhớ về quê nhà. Nếu không có sự hiểu lầm ngày trước thì có lẽ tôi sẽ được ở bên người thân, gia đình. Tôi hy vọng sẽ không có gia đình nào gặp phải trường hợp như mình, vợ chồng nên bình tĩnh giải quyết mọi việc để không phải ân hận muộn màng.

Mẫu 21 – Văn mẫu đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Tôi tên Vũ Nương, hiện đang sống ở thủy cung của Linh Phi và có những ngày tháng vui vẻ. Khi còn sống trên đất liền, tôi được biết đến là người con gái nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp. Mọi người đều hy vọng tôi có thể lấy được một người chồng xứng đáng và có được hạnh phúc. Đến tuổi lập thất, tôi đã được cha mẹ gả cho Trương Sinh, cùng chàng xây dựng tổ ấm.

Chàng Trương rất mực yêu thương tôi, nhưng cũng rất đa nghi. Biết vậy nên tôi luôn cố gắng giữ đúng khuôn phép cho gia đình luôn được êm ấm. Cuộc sống hạnh phúc cứ thế trôi qua đến khi chiến tranh xảy ra. Triều đình buộc chồng tôi lên đường đi lính loạt đầu, vì không có học nên chàng phải ghi tên tòng quân.

Ngày tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi nặng những muộn phiền, lo cho an nguy của chàng trong quá trình chinh chiến. Nơi gió cát nghìn trùng xa, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường vô cùng gian nan. Tôi không mong chàng lập công, vinh quang trở về, chỉ cầu chàng yên bình, mạnh khỏe. Rót đầy chén rượu thề, tôi hứa sẽ giữ đúng tiết hạnh đợi chàng trở về.

Ngày tháng khắc khoải trôi qua, nỗi nhớ chồng ngày một nhiều hơn, tôi hạ sinh con trai, đặt tên là Đản. Một mình tôi nuôi nấng con, lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ chồng. Vì quá mong nhớ con trai mà mẹ chồng tôi lâm bệnh nặng rồi qua đời dù tôi đã chạy chữa khắp nơi. Biết rõ mình không qua khỏi nên bà đã dặn dò tôi đôi lời rồi trút hơi thở cuối cùng. Xót thương vô hạn, tôi đã lo ma chay chu toàn cho bà như cha mẹ ruột.

Sau nhiều ngày chờ đợi mòn mỏi, thương nhớ khôn xiết, chàng Trương đã bình an trở về. Tôi vô cùng vui sướng đón chàng, những tưởng gia đình sẽ được đoàn viên hạnh phúc nhưng chẳng ngờ mọi sự đều không thể lường trước. Về đến nhà, chàng hay tin mẹ qua đời nên vô cùng thương xót bế con đi viếng mộ. Khi trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng không thôi, cho rằng tôi phản bội và không giữ lòng thủy chung. Tôi bàng hoàng không rõ ngọn ngành câu chuyện nhưng vẫn cố giải thích và hỏi ai nói những chàng chẳng trả lời. Tôi vừa khóc vừa thổn thức: “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp”. Thế nhưng, bao lời nói chân thành lúc này đều không thể lọt vào tai chàng. Hàng xóm thương tôi cũng hết lòng bênh vực, biện bạch nhưng chàng vẫn muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Lòng tôi đau đớn, tuyệt vọng, không còn lời nào để nói.

Thất vọng, tôi tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than khóc: “Con duyên phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết mà bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. Nếu con phản bội chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tôm, diều quạ và chịu để mọi người phỉ nhổ”. Cuối cùng, tôi gieo mình xuống sông tự vẫn để tự minh oan.

Thần linh như nghe thấy lời khóc than của tôi nên đã cho các nàng tiên dưới thủy cung cứu vớt, rẽ nước cho tôi đi xuống cung điện của Linh Phi. Ở thủy cung vài ngày, tôi gặp lại Phan Lang là một người sống cùng làng. Nghe Phan Lang thuật lại cảnh chồng con tôi ở làng khiến lòng tôi xót thương. Một đêm thanh vắng, chồng cùng con trai ở một mình trong phòng. Bé Đản nhìn thấy bóng cha trên vách nên cất tiếng gọi khiến chàng nhận ra mọi việc đều là hiểu lầm. Ngày trước, vì thương con thiếu vắng tình thương nên tôi đùa rằng chiếc bóng trên vách là cha. Do đó, khi gặp lại cha, Đản đã kể về “người cha” mỗi đêm đều bầu bạn cùng mẹ khơi dậy lòng ghen tuông của chàng.

Phan Lang khuyên tôi nên quay về cùng gia đình và tiếp tục cuộc sống nhưng tôi quả thật không còn mặt mũi nào. Tôi suy nghĩ một lúc thì quyết định gửi nhờ Phan Lang cành hoa vàng và vài lời nhắn. Chàng Trương nhận tin liền lập đàn giải oan cho tôi 3 ngày 3 đêm bên bờ Hoàng Giang. Đến ngày thứ ba, tôi hiện về trên chiếc kiệu hoa, nói vọng vào lời tạ từ rồi dần biến mất.

Tôi đã mãi mãi rời xa chàng Trương và con trai nhưng tôi vẫn hy vọng họ sẽ có được hạnh phúc. Qua câu chuyện của mình, tôi hy vọng không có gia đình nào phải rơi vào hoàn cảnh tương tự và luôn hòa thuận, êm ấm.

Lời kết

Sau khi đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương, ta càng thấy cay đắng, chua xót cho số phận người phụ nữ ngày xưa. Qua đây The POET Magazine cũng muốn gửi đến bạn đọc bài học quý giá về niềm tin trong tình yêu đôi lứa.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *