Soạn giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông được soạn thảo chi tiết, bám sát chương trình SGK Ngữ văn 11. Giáo viên có thể sử dụng cho mục đích giảng dạy hay tham khảo để củng cố, hoàn thiện nội dung bài giảng.

  • Xem Giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông PDF: Tại đây
  • Xem Giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông Google doc: Tại đây

Mục tiêu soạn giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông được sử dụng phục vụ cho hoạt động giảng dạy trong trương trình. Mục tiêu của bộ tài liệu này như sau:

1. Kiến thức

Những kiến thức giáo viên cần truyền đạt được cho học sinh sau khi đọc tác phẩm bao gồm:

  • Hiểu cách tác giả sử dụng yếu tố tự sự và trữ tình để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương cũng như nhân cách hóa những hình ảnh.
  • Hiểu chủ đề, tư tưởng cũng như những yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng. Bên cạnh đó là thông điệp Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn nhắn gửi đến người đọc.
  • Biết được những giá trị văn hóa, triết lý nhân sinh liên quan đến con người và đời sống được thể hiện thông qua văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc trưng trong việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ trong tác phẩm.

2. Năng lực

Có một số yêu cầu về năng lực mà học sinh cần đạt được sau bài giảng. Bao gồm:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh cần có khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm. Khuyến khích hoạt động trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh cần chủ động tiếp thu, phân tích nội dung bài giảng. Từ đó chia sẻ ý kiến cá nhân với thầy cô và các bạn trong lớp, tích cực tham gia các hoạt động.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh biết phối hợp với bạn bè khi làm nhiệm vụ nhóm. Rèn luyện tư duy logic, sáng tạo khi được yêu cầu giải quyết vấn đề.
giáo án ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất
Soạn giáo án ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất

3. Phẩm chất

Qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, học sinh hiểu được vẻ đẹp của sông Hương nói riêng và quê hương xứ sở nói chung. Điều này bồi đắp tình yêu đất nước và có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

II. Trang thiết bị giảng dạy

Để hoàn thành tiết học giáo viên cần chuẩn bị giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất và những trang thiết bị dưới đây:

1. Đối với giáo viên

Giáo viên cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây để hoàn tất bài giảng của mình:

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, phiếu trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh có liên quan đến tác phẩm (sông Hương, xứ Huế).
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho các học sinh
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh

2. Đối với học sinh

Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cùng vở ghi bài học. Trước tiết học phải hoàn thanh bài soạn theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

II. Tiến trình dạy học

Tiến trình giảng dạy giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông Chân trời sáng tạo bao gồm các phần sau đây:

  • Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho học sinh. Kích thích và dẫn dắt học sinh tham gia các nhiệm vụ học tập một cách tích cực. Từ đó tiếp thu bài học nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Nội dung: Giáo viên đặt một số câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề giúp học sinh trao đổi thông tin, sự hiểu biết cá nhân về Huế, về sông Hương.
  • Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của học sinh qua bài giảng.
  • Tổ chức thực hiện hoàn thiện với những hoạt động bao gồm: Giáo viên đặt một số câu hỏi liên quan đến xứ Huế, sông Hương để dẫn dắt vào bài học. Ví dụ yêu cầu đọc một bài thơ, câu thơ hoặc hát một bài hát viết về xứ Huế, Điều học sinh ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế là gì?,….. Sau đó học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian quy định.
giáo án bài ai đã đặt tên cho dòng sông
Soạn giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

III. Quy trình giảng dạy

Quy trình giảng dạy theo giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất được Thepoetmagazine cập nhật như sau:

1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo viên nhận xét về phần trình bày của học sinh, điều hướng về bài học: Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”​

Những vần thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”? .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức soạn bài tại nhà. Yêu cầu trả lời câu hỏi:

– Đặc điểm thể loại tùy bút

– “Trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

– Xác định bố cục văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bước 2: Học sinh tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ được giáo viên giao phó. Học sinh vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi thông qua sự trợ giúp, gợi ý của giáo viên (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận theo nhóm. Sau đó, giáo viên mời 1 – 2 học sinh đại diện nhóm trình bày các nội dung, yêu cầu các học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Sau đó chuyển sang nội dung mới của bài giảng.

Đặc điểm thể loại tùy bút:

Tùy bút thuộc thể loại hình ký, thể hiện rõ nét cái tôi của tác giả qua những yếu tố tự sự xen lẫn trữ tình. Thông qua những chi tiết, sự kiện, tác giả sẽ bộc lộ những cảm xúc, nhận thức cá nhân và sự đánh giá về con người, cuộc sống.

Ngôn ngữ được sử dụng giàu hình ảnh nhân hóa, so sánh và đậm chất thơ. Tác tác phẩm đều mang tính chất tự do, thể hiện được tâm hồn của người sáng tác cũng như mang đậm dấu ấn cá nhân.

Tác giả

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Dưới đây là tiểu sử chi tiết của nhà văn này:

– Năm sinh: 1937 – 2023

– Quê quán: Thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

– Sự nghiệp: Bút ký: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam, 1980 – 1981); Ai đã đặt tên cho dòng sông (NXB Thuận Hóa, Huế, 1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Hoa trái quanh tôi (1995); Huế – di tích và con người (1995); … Về các tác phẩm thơ ông có Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1992); …

– Phong cách sáng tác: Hoàng Phủ Ngọc Tường mang phong cách sáng tác riêng biệt, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều. Ông có vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý và thể hiện chúng một cách rõ ràng và đầy tính nghệ thuật thông qua lối hành văn hướng nội, súc tích nhưng cũng rất mơ mộng.

Tác phẩm:

Dưới đây là một số thông tin về tác phẩm văn học Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường:

– Thể loại: Bút kí

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài kí được viết tại Huế tháng 1 – 1981, in trong tập bút ký cùng tên.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Bố cục:

Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông được chia làm 3 phần. Bao gồm:

– Phần 1: ″Trong những dòng sông…dưới chân núi Kim Phụng″: Sông Hương dòng chảy thượng nguồn, có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.

– Phần 2: Từ ″Phải nhiều thế kỷ … quê hương xứ sở″: Sông Hương có mối quan hệ mật thiết với vùng đất Huế.

– Phần 3: ″Hiển nhiên là sông Hương… cho dòng sông? ″: Sông Hương mang nhiều dấu ấn trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.

2. Nhiệm vụ 2: Đọc tác phẩm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập, chia học sinh cả lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại tác phẩm và trả lời các câu hỏi sau:

– Tóm tắt tác phẩm

– Phân tích điểm đặc biệt của nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông. Nêu ý nghĩa của nhan đề.

– Chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của dòng sông Hương qua một số câu văn nổi bật.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ sau khi thảo luận. Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận, học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Tóm tắt tác phẩm:

Ai đã đặt tên cho dòng sông kể về sông Hương – một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông khi thì mang vẻ hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Trông nó không khác gì một cô gái trẻ nổi loạn nhưng cũng không kém phần dịu dàng, yêu kiều.

Con sông ấy trong mỗi tác phẩm của mỗi nghệ sĩ lại được biểu đạt theo một cách riêng biệt, mang bóng hình độc đáo không hề lặp lại. Nó trong mắt mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, nhưng tất cả đều rất đẹp đẽ. Dòng sông này gắn bó mật thiết với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. Nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Ý nghĩa nhan đề:

Tác giả dẫn dẫn người đọc tìm hiểu cội nguồn tên gọi sông Hương.

Vẻ đẹp của dòng sông Hương

Hoàng Phủ Ngọc Tường phải cảm khái: “Ôi dòng sông Ðời Người, ôi con sông Huế, nó đã chở đầy phận người từ thuở từng giọt địa chất sinh ra” => Con sông đậm “tính người”, có cảm giác nó dường như là một con người, khiến nhà văn cảm thấy như một người tri kỉ đồng điệu.

″Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn″ => Dòng sông Hương mãnh liệt và hoang dại.

″Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng″ => Dòng sông Hương mang nét đẹp dịu dàng, say đắm, đầy màu sắc.

″Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại″ (nhân hoá) => Sông Hương đẹp rực rỡ, hoang dại như cô gái Di – Gan, tràn đầy nhựa sống, trôi mạnh mẽ, phóng khoáng như không có bát kỳ rào cản nào.

⇒ Sông Hương là ″một bản trường ca của rừng già″ với nhịp điệu khi thi hùng tráng, khi lại dữ tợn. Man rợ. Thế nhưng cũng có lúc ngọt ngào trầm bổng như người thiếu nữ mạnh mẽ, đầy cá tính. Dòng sông hiện lên với đa sắc hình, không bị ràng buộc bởi bất kỳ khuôn khổ nào.

3. Nhiệm vụ 3: Phân tích tác phẩm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm và trả lời những câu hỏi sau:

– Tác giả miêu tả sông Hương theo những góc độ nào?

– Mối quan hệ của sông Hương với Huế

– Phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Bước 2: Giáo viên khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Góc độ miêu tả sông Hương:

a. Địa lý: Lần lượt từ dòng sông ở thượng nguồn đến đi vào thành phố Huế và trước khi đổ ra biển. Sự chuyển biến độc đáo như người con gái mới biết yêu lần đầu. Khi ở thượng nguồn thì hoang dại mạnh mẽ như cô gái Di-gan, đến thành phố thì “vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Cuối cùng, trước khi ra biển thì “đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”.

b. Lịch sử: Được miêu tả như chứng nhân lịch sử, chứng kiến sự thăng trầm của dân tộc từ đời Hùng Vương đến thế kỉ trung đại “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”. Dòng sông lịch sử đi qua thời Nguyễn Huệ, chứng kiến sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Tám.

c. Góc độ thi ca: Dòng sông trở thành niềm cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả “Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”.

Mối quan hệ của dòng sông với vùng đất Huế:

″ Người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng″ được ″ người tình mong đợi đến đánh thức″: Sông Hương chảy tới đồng bằng và ngoại ô thành phố:

“Ở cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”: Dòng sông Hương khi này là ″cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng″.

Rời khỏi vùng núi, xuôi về đồng bằng: “Chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm… vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”→ Cô gái sông Hương dường như đã được đánh thức, sáng lên sức trẻ và trỗi dậy sự khát khao tuổi thanh xuân.

Tới ngoại ô thành phố: Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn… Tới chân núi Ngọc Trản, sắc nước xanh thẳm, dòng sông bình lặng trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. “ Dòng sông mềm như tấm lụa… những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố”,″ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím″… “giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng thượng lưu”.

⇒ Sông Hương khi tới ngoại ô thành phố dường như lị khác biệt hẳn, Nét đẹp khi ngọt ngào, đôi khi kiêu hãnh, rực rỡ, tươi trẻ như cô gái đôi mươi, đôi khi êm đềm như triết lý, và phong trần như vị vua chúa.

Phân tích cái tôi của tác giả:

Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp của dòng sông với nhiều liên tưởng, so sánh thú vị. Sông Hương thượng nguồn như cô gái Di-gan, khi về đến vùng châu thổ lại mang vẻ đẹp ‘dịu dàng pha lẫn trầm tư’ và nhiều câu văn miêu tả thể hiện sự tài hoa, nghệ thuật.

Cái tôi tiếp theo được thể hiện đó là sự uyên bác, hiểu biết về địa lý lịch sử. “từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hoá của nó.”

Bên cạnh đó là sự hiểu biết về địa lý, những địa danh dòng sông đi qua như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, vùng ngoại ô Kim Long, Cồn Giã Viên, Cồn Hến… Ông cũng giải thích việc con sông đột ngột đổi dòng nhưng lại nhân hóa lên như hình ảnh người con gái có “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

Giá trị nội dung: Tác phẩm mang vẻ tao nhã, thể hiện cảm xúc hướng nội tài hoa, cách cảm nhận tinh tế của một cây bút giàu trí tuệ. Văn phong độc đáo của ông được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng với nhiều lĩnh vực. Nhờ đó đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của bài ký về con sống đã xuất hiện nhiều lần trong văn học.

Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương và xứ Huế, vừa trữ tình, mộng mơ lại cũng rất mạnh mẽ. Qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ ràng tình yêu của tác giả cũng như niềm tự hảo tha thiết với sông Hương, xứ Huế cũng như đất nước Việt Nam. Qua đây, nhà văn cũng gửi gắm mong muốn cho mọi người hãy trân trọng và giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.

Giá trị nghệ thuật: Bài ký mang giá trị nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ qua từng câu văn, từ ngữ. Nổi bật như:

Ngôn từ gợi cảm, liên tưởng độc đáo, tạo sức hút hấp dẫn, dẫn dắt người đọc đến với sông hương. Qua những lời văn đậm chất thơ thực tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông này như mang linh hồn, sự sống.

Văn phong xúc tích, ngắn gọn, ngắt nghỉ đúng chỗ thể hiện được mặt mạnh mẽ, dường như gấp khúc của con sông.

3. Nhiệm vụ 4: Tổng kết

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, rút ra kết luận. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành (nếu cần thiết).

Bước 3: Giáo viên mời đại diện học sinh các nhóm trình bày về nội dung, hình thức văn bản. Sau đó yêu cầu những học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm, chốt kiến thức.

– Nội dung: Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong từng thời điểm. Qua đoạn trích, ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và dành cho đất nước.

– Nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết hợp của nhiều yếu tố, biến pháp nghệ thuật. Cùng với đó, ta có thể cảm nhận được sự tài hoa của nhà văn, sự am hiểu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực thông qua từng lời văn.

V. Hoạt động bổ sung

Giáo viên giao một số bài tập, chủ đề thảo luận liên quan đến tác phẩm để học sinh ôn tập. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tham khảo thêm giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Kết nối tri thức) để có thêm hiểu biết về tác phẩm này.

Nhận xét, đánh giá thái độ học tập và hiệu quả bài học, tiến hành tổng kết nội dung, giao bài tập về nhà cũng như chuẩn bị cho tiết học sau.

Ngoài Giáo án Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc chương trình soạn văn 11 Chân trời sáng tạo, học sinh cũng cần tìm hiểu thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet