Giáo án Bếp lửa lớp 9 và lớp 8 đầy đủ nhất
Giáo án Bếp lửa lớp 9 và lớp 8 bao gồm đầy đủ mục tiêu bài học, chuẩn bị tài liệu và tiến trình tổ chức dạy học. Những hướng dẫn chi tiết giúp bạn giảm thời gian soạn bài nhưng vẫn có tài liệu giảng dạy đúng cách, đảm bảo học sinh hiểu bài.
Giáo án Bếp lửa lớp 9 Chân trời sáng tạo
Giáo án Bếp lửa dành cho chương trình lớp 9 (Chân trời sáng tạo) chia thành 2 tiết.
Giáo án văn 9 Bếp lửa tiết 1
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh sẽ nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc chân thành của tác giả (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
- Hiểu rõ sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự và bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng
- Học sinh nhận diện và phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả xa Tổ quốc, và mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương đất nước.
3. Thái độ
- Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu thương những người thân trong gia đình.
Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung bài học.
2. Học sinh
Soạn văn Bếp lửa, chuẩn bị bài (trả lời các câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập SGK).
Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận và nêu nội dung cùng nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ, nên gần gũi với bạn đọc trẻ.
- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu sự nghiệp thơ ca. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình cảm bà cháu sâu sắc, thấm thía, gần gũi với người đọc.
Hoạt động | Kiến thức cần đạt |
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. |
|
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản |
Phần 1 (3 dòng đầu) => Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng. Phần 2 (4 khổ tiếp) => Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ bên bà, hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa. Phần 3 (khổ 5) => Suy ngẫm về đời bà. Phần 4 (khổ cuối) => Nỗi nhớ bà và tình cảm của cháu.
|
Giáo án văn 9 bài Bếp lửa tiết 2
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc chân thành của tác giả (người cháu) và hình ảnh người bà đầy tình thương và hy sinh.
- Hiểu được sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng
- Học sinh nhận diện và phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để nhận thấy nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm dành cho quê hương đất nước.
3. Thái độ
Kính trọng và biết ơn ông bà cha mẹ, yêu thương những người thân trong gia đình.
Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu kỹ nội dung bài học.
2. Học sinh
Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời các câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập SGK).
Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa”.
3. Bài mới
- Hình ảnh “bếp lửa” trong ký ức khi người cháu nhớ về bà đã gợi lại cả một thời thơ ấu bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Tuổi thơ nhọc nhằn nhưng ấm áp tình bà cháu.
- Từ đó, người cháu suy nghĩ như thế nào về cuộc đời bà? Khẳng định tình cảm của mình với bà và với quê hương ra sao?
- Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học thứ 2 của bài thơ “Bếp lửa”.
Hoạt động | Kiến thức cần đạt |
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản | Phân tích tiếp:
=> Kỉ niệm bên bà là những kỉ niệm đẹp, tràn đầy tình bà cháu. Bà nuôi cháu lớn khôn và chắp cánh cho ước mơ của cháu.
=> Hình ảnh người bà, người mẹ Việt Nam anh hùng. => Cháu yêu, trân trọng và nâng niu tình cảm của bà. Hiểu được những khó nhọc mà bà đã phải trải qua. => Hình ảnh bà trở thành biểu tượng của quê hương đất nước. Đây là những nội dung quan trọng, học sinh cần ghi nhớ để làm bài phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. |
Hướng dẫn HS tổng kết |
Sáng tạo hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. Giọng điệu + thể thơ 8 chữ phù hợp. Các phép tu từ điệp ngữ bếp lửa xuyên suốt bài thơ.
Những kỷ niệm thân thương nhất của tuổi thơ luôn có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời. Tình yêu và lòng biết ơn đối với bà chính là minh chứng rõ ràng cho tình cảm gắn bó với gia đình và quê hương, đồng thời cũng là nền tảng cho tình yêu con người và đất nước. |
Giáo án Bếp lửa lớp 8 Kết nối tri thức
Đối với chương trình lớp 8 bạn hãy tham khảo giáo án Bếp lửa sau:
Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được bức chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu đầy yêu thương, ấm áp.
=> Qua đó, học sinh sẽ thấy những “chân dung cuộc sống” được thể hiện khác nhau qua các thể loại như tiểu thuyết, truyện và thơ.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thông qua từ ngữ, hình ảnh và bố cục.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản “Bếp lửa.”
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản “Bếp lửa.”
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Phẩm chất
Trân trọng, yêu thương vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.
Thiết bị dạy và tài liệu
1. Giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy.
- Phiếu học tập, câu hỏi trả lời.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
Tiến trình dạy học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng bước vào bài “Bếp lửa.”
- Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình.
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động | Mục tiêu |
Đọc hiểu văn bản |
Đọc và tìm hiểu các thông tin về tác giả, tác phẩm.
Biết thể loại thơ, cách gieo vần, mạch cảm xúc, bố cục văn bản. Phân tích hình ảnh bếp lửa, hồi tưởng về bà và tình cảm bà cháu, những suy nghĩ của cháu về bà khi ở nơi phương xa. |
Tổng kết |
|
Lời kết
Giáo án Bếp lửa lớp 9 và lớp 8 có đôi chút khác biệt về tiết trình tổ chức dạy học. Bạn nên phân biệt rõ mục tiêu giảng dạy của hai khối lớp, từ đó lựa chọn phương thức tiếp cận phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh.
Xem thêm các nội dung khác từ Thepoetmagazine:
- Trọn bộ các tác phẩm thuộc chương trình văn 9.
- Những tác phẩm thuộc chương trình văn 8.
- Danh sách tác phẩm văn 9 chân trời sáng tạo.
- Tuyển tập tác phẩm văn 8 kết nối tri thức.