Giáo án Chữ người tử tù, soạn theo NXB Kết nối tri thức 10

Giáo án Chữ người tử tù lớp 10 Kết nối tri thức được thiết kế và chọn lọc mới nhất hiện nay. Qua đó, The POET Magazine giúp giáo viên có thêm tài liệu để tham khảo và hoàn thiện bài giảng trên lớp một cách chất lượng hơn.

Xem giáo án Chữ người tử từ PDF: Tại đây.

Xem giáo án Chữ người tử từ Google Docs: Tại đây.

Mục tiêu giáo án Chữ người tử tù

Giáo án bài Chữ người tử tù được biên soạn chi tiết nhằm phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên. Đồng thời, mục tiêu giáo án được đánh giá qua những yếu tố sau:

Kiến thức

Tác phẩm là một trong những bài học trọng tâm trong chương trình đào tạo ngữ văn lớp 10. Do đó, giáo viên cần đảm bảo học sinh nắm vững được những kiến thức sau:

  • Nắm được thông tin tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
  • Điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác nghệ thuật độc đáo của tác giả.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao. Từ đó, hiểu rõ và biết cách phân tích giá trị nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật.

Năng lực

Chữ người tử tù giáo án được biên soạn giúp giáo viên và người học có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết học. Để đảm bảo được việc này, học sinh cần có một số kỹ năng cơ bản sau:

  • Khả năng tự học: Học sinh đọc hiểu tác phẩm và chủ động soạn bài trước khi đến lớp.
  • Khả năng phân tích: Học sinh hiểu tình tiết câu chuyện. Qua đó, biết cách phân tích nhân vật và nghệ thuật trong thiên truyện này.
  • Khả năng hợp tác: Học sinh cần thảo luận, trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp. Việc này giúp không khí lớp học trở nên sôi động hơn.

Phẩm chất

Học sinh đọc hiểu tác phẩm Chữ người tử tù, qua đó rèn luyện ý thức về cái đẹp và văn hoá cổ truyền của dân tộc – vẻ đẹp còn vang bóng.

giáo án chữ người tử tù
Giáo án được biên soạn theo đúng chương trình giảng dạy

Thiết bị giảng dạy chuẩn bị cho bài giảng Chữ người tử tù

Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để tiết học diễn ra đúng tiến độ.

Đối với giáo viên

  • Giáo án và sách giáo khoa
  • Một số hình ảnh minh họa
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh
  • Powerpoint Chữ người tử tù (nếu có)

Đối với học sinh

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10
  • Bài soạn theo câu hỏi trong SGK
  • Dụng cụ học tập: Vở ghi chép và bút viết

Tiến trình dạy học

Tiến trình tiết học cần được giáo viên giảng dạy theo quy trình giáo án cụ thể. Điều này giúp cho chất lượng giảng dạy được nâng cao. Tuy nhiên, giáo viên có thể thay đổi linh động tùy vào quy mô lớp học.

Mở đầu vào bài mới

Giáo viên có thể ôn lại bài cũ và dẫn dắt vào nội dung bài Chữ người tử tù thông qua những câu hỏi hoặc hình ảnh liên quan đến tác phẩm. Việc này thu hút sự quan tâm và giúp học sinh tập trung vào nội dung bài giảng hơn.

Nội dung bài học

Giáo viên giới thiệu sơ lược tác phẩm, cùng học sinh đọc – hiểu văn bản. Đồng thời, tìm hiểu về tác giả và phân tích tình tiết cũng như nhân vật trong truyện. Từ đó, nắm vững ý nghĩa nghệ thuật và thông điệp của tác phẩm này.

Tổ chức thực hiện

Giáo viên phân chia từng đề mục câu hỏi và nhóm học tập để học sinh tham gia thảo luận và đặt câu hỏi về tác giả – tác phẩm Chữ người tử tù. Việc chia nhóm cũng giúp không khí lớp học trở nên sôi động và tăng hiệu quả cho bài giảng.

Giáo viên đưa ra nhận xét cũng như gợi ý về câu trả lời của học sinh. Sau đó đưa ra kết luận kiến thức cuối cùng.

Kết quả

Kết thúc tiết học, học sinh cần nắm vững những nội dung trọng tâm về tác giả cũng như tác phẩm này. Kết quả của bài giảng tốt hay không, giáo viên có thể đánh giá qua thái độ chủ động của học sinh trong giờ học.

giáo án bài chữ người tử tù
Bài giảng cần được thực hiện theo tiến trình

Quy trình giảng dạy tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Quy trình giảng dạy Chữ người tử tù có thể chia làm 4 hoạt động chính. Việc này giúp giáo viên và học sinh có sự tương tác qua lại trong giờ học. Từ đó, giúp bài giảng trở nên dễ tiếp thu và sinh động hơn.

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin tác giả – tác phẩm

 

Hoạt động của GV – HS Nội dung dự kiến
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin sơ lược có trong sách giáo khoa và bài soạn ở nhà. Sau đó trả lời câu hỏi về tác giả – tác phẩm:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân.
  • Giới thiệu tập truyện Vang bóng một thời.
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Chữ người tử tù.

Bước 2: Học sinh tiếp nhận và đưa ra ý kiến, trả lời câu hỏi. Giáo viên có thể chia nhóm để học sinh thảo luận.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Giáo viên nhận xét và đưa ra thông tin chính xác. Sau đó, gợi mở sang hoạt động giảng dạy tiếp theo.

  • Tác giả:

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho.

– Quê ở làng Mộc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác và có phong cách độc đáo. Nhà văn ý thức về cái tôi cá nhân, một nghệ sĩ xuất đời đi tìm chân – thiện – mỹ.

– Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Ông có sở trường là thể loại tùy bút.

– Một số sáng tác tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960),…

  • Tập truyện Vang bóng một thời:

– Tác phẩm gồm 14 tùy bút hoặc truyện ngắn viết về những nét đẹp của con người trong thời phong kiến xưa.

– Qua tập truyện, Nguyễn Tuân muốn thể hiện sự tiếc nuối về vẻ đẹp của một thời đã qua. Đồng thời, cho thấy sự trân trọng và tự hào đối với những truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

  •  Hoàn cảnh sáng tác Chữ người tử tù:

– Trích trong tập truyện Vang bóng một thời.

– Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng. Đến năm 1940 thì đổi tên thành Chữ người tử tù.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

 

Hoạt động của GV – HS Nội dung dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài và thực hiện yêu cầu sau:

  • Chia bố cục cho văn bản.
  • Tóm tắt tác phẩm.

Bước 2: Học sinh thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên (có thể chia theo nhóm).

Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Giáo viên nhận xét và đưa ra thông tin chính xác. Sau đó, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

  • Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu” – Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.

– Phần 2: Tiếp đến “ “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” – Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

– Phần 3: Còn lại – Cảnh cho chữ trong nhà giam.

  • Tóm tắt:

Huấn Cao là một nhà nho có tài viết chữ nhanh và đẹp, nhưng vì chống lại triều đình lúc bấy giờ mà trở thành một tử tù. Huấn Cao bị giam và gặp được viên cai ngục và thầy thơ lại, là những người rất hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Vào đêm trước ngày bị xử tử, viên quản ngục cùng thầy thơ lại xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn liên tài” và tấm lòng yêu cái đẹp của cả hai người nên đã đồng ý cho chữ.

 

Hoạt động 3: Phân tích nội dung và giá trị của văn bản

 

Hoạt động của GV – HS Nội dung dự kiến
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về tình huống và nhân vật trong tác phẩm:

  • Nhận xét về tình huống truyện.
  • Nhận xét thái độ của viên quản ngục khi gặp Huấn Cao.
  • Nhận xét về phẩm chất tốt đẹp của viên quản ngục và thầy thơ khiến Huấn Cao cảm kích.
  • Nhận xét về vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao.
  • Nhận xét về cảnh cho chữ đặc biệt trong tác phẩm.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm hoặc tự thảo luận để đưa ra ý kiến.

Bước 3: Học sinh đưa ra ý kiến và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời. Sau đó, đưa ra thông tin chính xác và chuyển sang hoạt động giảng dạy tiếp theo.

  • Tình huống truyện:

– Kể về cuộc gặp gỡ khác thường tại nhà giam tối tăm, chật hẹp giữa viên quản ngục và Huấn Cao.

– Viên quản ngục được xem là người đại diện cho quyền ngực nhưng lại yêu thích nghệ thuật thư pháp và tài viết chữ của Huấn Cao.

– Huấn Cao là người tử tù nhưng lại có tài viết chữ đẹp.

=> Nguyễn Tuân đã xây dựng tình huống truyện đầy kịch tính. Từ đó, làm nổi bật lên vẻ đẹp và tính cách của nhân vật. Đồng thời, thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm là cái thiên lương sẽ chiến thắng cái ác.

  • Thái độ của viên quản ngục khi gặp Huấn Cao:

– Lần gặp đầu: Viên quản ngục bí mật sai thầy thơ lại dâng rượu thịt cho Huấn Cao.

– Lần gặp thứ hai: Viên quản ngục tỏ thái độ khiêm tốn nhưng lại bị Huấn Cao miệt thị và xua đuổi.

– Viên quản ngục muốn xin chữ Huấn Cao, có niềm yêu thích cái đẹp và chính nghĩa nhưng chọn nhầm nghề.

– Viên quản ngục khi được Huấn Cao cho chữ và lời khuyên bảo: Viên quản ngục tỏ thái độ trân trọng – “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

  • Phẩm chất của viên quản ngục và thầy thơ:

– Cả viên quản ngục và thầy thơ đều là người quý trọng cái đẹp và người tài.

– Dù sống trong môi trường ngục tù nhưng vẫn giữ được phẩm chất thiên lương cao quý.

  • Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao:

– Người nghệ sĩ tài hoa: Có tài viết chữ rất nhanh và đẹp.

– Người có thiên lương trong sáng: Ông không vì vàng ngọc hay quyền thế mà cho chữ. Huấn Cao đưa ra lời khuyên cho viên quản ngục.

– Người có khí phách hiên ngang: Coi thường cái chết, ông bình tĩnh khi nghe tin mình bị giải về kinh để xử tử.

=> Huấn Cao không những là một người nghệ sĩ tài hoa mà còn là người anh hùng nghĩa khí và thiên lương trong sáng.

  • Cảnh cho chữ:

– Cảnh cho chữ diễn ra lúc nửa đêm nơi nhà tù chật hẹp và hôi thối.

– Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: Việc cho chữ thông thường phải diễn ra ở thanh cao, trái ngược với nhà tù tăm tối.

– Sự thay đổi về địa vị: Viên quản ngục có quyền thế mà lại xin chữ kẻ tử tù. Điều này thể hiện vị thế giữa họ giờ đây chỉ còn là những người tri kỷ.

=> Cái đẹp được sản sinh trong lòng sự xấu. Từ đó, tác giả muốn thể hiện rằng cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, sự lương thiện sẽ chiến thắng các ác.

=> Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản và ngôn ngữ tạo hình để tái hiện cảnh tượng đặc biệt này.

 

Hoạt động 4: Tổng kết

 

Hoạt động của GV – HS Nội dung dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đưa ra những thông tin bao gồm:

  • Giá trị nghệ thuật của bài.
  • Ý nghĩa tác phẩm.
  • Tư tưởng của Nguyễn Tuân được thể hiện thông qua tác phẩm.
  • Cảm nghĩ của học sinh về hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo những thông tin đã được giảng.

Bước 3: Học sinh đưa ra ý kiến.

Bước 4: Giáo viên nhận xét câu trả lời và tổng hợp kiến thức chính xác.

  • Giá trị nghệ thuật:

– Tác giả xây dựng tình huống truyện độc đáo và vô cùng đặc sắc.

– Thủ pháp đối lập được đẩy lên cao trào.

– Ngôn ngữ kể chuyện góc cạnh và giàu hình ảnh, vừa cổ kính vừa hiện đại.

  • Ý nghĩa tác phẩm:

Tác phẩm đã khắc họa thành công chân dung người nghệ sĩ Huấn Cao tài hoa có thiên lương trong sáng. Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân về hình tượng người anh hùng tài hoa, hiên ngang và khí phách.

  • Tư tưởng của tác giả:

Thông qua Chữ người tử tù, ta có thể thấy được tư tưởng của tác giả Nguyễn Tuân về cái đẹp là bất khả chiến bại. Dù thực tại có tối tăm và tàn bạo nhưng cuối cùng cũng không thể tiêu diệt được cái đẹp, cái thiện lương. Điều này thể hiện giá trị nhân văn rằng cái thiên lương có sức mạnh cảm hóa cái xấu.

  • Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao:

– Huấn Cao là người anh hùng hiên ngang: Không run sợ trước quyền thế và cái chết. Ông luôn theo đuổi hoài bão lớn.

– Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa thực thụ: Ông có tài viết chữ đẹp và xem chữ viết như chính con người mình.

– Huấn Cao có nhân cách cao đẹp: Đồng ý cho chữ và đưa ra lời khuyên dành cho viên quản ngục vì nhận ra quản ngục là người có tấm lòng tốt đẹp.

=> Huấn Cao là người tài đức vẹn toàn.

 

chữ người tử tù giáo án
Quy trình bài giảng gồm bốn hoạt động chính

Hoạt động bổ sung

Giáo viên có thể mở rộng nội dung bài giảng dựa vào những tác phẩm có sự tương đồng về nội dung và ý nghĩa thông điệp. Việc mở rộng nội dung kiến thức sẽ giúp học sinh có thêm sự so sánh khi làm bài phân tích.

Thêm vào đó, giáo viên nên giao bài tập về nhà. Điều này giúp học sinh ôn tập. Qua đó, thầy cô giáo cũng có thể đánh giá mức độ đọc hiểu của học sinh trong giờ học.

Tổng kết

Giáo án Chữ người tử tù lớp 10 Kết nối tri thức được tổng hợp và xây dựng một cách chuẩn xác. Theo đó, giúp giáo viên và học sinh dễ dàng bám sát vào chương trình đào tạo. Từ đó, nắm vững kiến thức trọng tâm có trong tác phẩm này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *