Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương được thiết kế khoa học và chọn lọc kỹ lưỡng. Giáo viên có thể tham khảo để chủ động hoàn thiện bài giảng nhằm mang đến những tiết học chất lượng cho học sinh.

The POET Magazine gợi ý giáo án chuẩn bị cho bài giảng trước buổi học. Quý thầy cô và học sinh có thể sử dụng để tham khảo, chuẩn bị trước tác phẩm truyền kỳ này.

  • Xem Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương PDF: Tại đây
  • Xem Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương Google doc: Tại đây

Mục tiêu soạn giáo án văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án văn lớp 9 kết nối tri thức được xây dựng phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Nắm rõ mục tiêu soạn thảo đối với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thông qua những tiêu chí cụ thể sau.

Kiến thức

Là một trong những bài học trọng tâm trong chương trình đào tạo, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt được những nội dung chính dưới đây:

  • Hiểu rõ cốt truyện và cách thức xây dựng tính cách nhân vật của tác phẩm.
  • Nắm chắc các tình tiết truyền kỳ và ý nghĩa hàm chứa được tác giả gửi gắm.
  • Điểm đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sự thành công trong việc khắc họa số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Năng lực

Để đạt được kết quả giảng dạy như mong muốn, quá trình dạy và học cần có sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh. Người học cần có một số kỹ năng cơ bản sau:

  • Khả năng tự học: Học sinh cần chủ động tìm hiểu và soạn bài trước để dễ dàng bắt kịp nội dung bài giảng.
  • Khả năng hợp tác: Hoạt động trao đổi, hỏi – đáp tích cực giữa giáo viên và học sinh là mấu chốt quan trọng giúp không khí học tập trở nên sinh động và hào hứng hơn.
  • Khả năng phân tích: Mỗi tình tiết trong câu chuyện là chất liệu quan trọng làm nổi bật lên hình tượng nhân vật. Quan sát và phân tích là kỹ năng cần thiết giúp học sinh nhận diện được nét đặc trưng trong tính cách.

Phẩm chất

Người đọc thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: người phụ nữ tảo tần, hy sinh nhưng gặp hoàn cảnh bất hạnh bởi những định kiến của xã hội gia trưởng.

Trang thiết bị giảng dạy bài giảng Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo bài giảng diễn ra thuận lợi nhất.

Đối với giáo viên

  • Giáo án
  • Hình ảnh liên quan đến bài giảng
  • Bảng phân công nhiệm vụ

Đối với học sinh

  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 9
  • Vở ghi chép và bút viết
  • Bài soạn văn

Tiến trình dạy học giáo án ngữ văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương

Quá trình giảng dạy giáo án Chuyện người con gái Nam Xương được thực hiện theo tiến trình cụ thể dưới đây. Tùy thuộc vào quy mô lớp học và khả năng của học sinh, giáo viên có thể linh động thay đổi sao cho phù hợp nhất.

Mở đầu bài giảng

Đưa ra những câu hỏi hoặc hình ảnh thú vị liên quan đến bài học để thu hút sự quan tâm và kích thích sự hứng thú của học sinh. Từ đó, giáo viên dẫn dắt đến nội dung trọng tâm của bài giảng.

bài giảng chuyện người con gái nam xương
Những hình ảnh liên quan đến bài giảng Chuyện người con gái Nam Xương

Nội dung bài giảng

Giáo viên giới thiệu tác giả tác phẩm lớp 9 Chuyện người con gái Nam Xương và hướng dẫn học sinh đọc – hiểu và phân tích từng chi tiết đắt giá của tác phẩm. Từ đó, hiểu được tính cách nhân vật và thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải.

Tổ chức thực hiện

Giáo viên giải quyết từng mục tiêu nhỏ thông qua việc đặt câu hỏi và gợi ý trả lời. Đại diện học sinh nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giao nhiệm vụ tìm hiểu..

Các học sinh còn lại tập trung lắng nghe và đưa ra góp ý nếu có. Quá trình thảo luận kết thúc, giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

Có thể tổ chức nhiệm vụ theo nhóm để không khí trở nên sinh động hơn. Kết hợp với các phần thưởng hoặc cộng điểm khuyến khích để đạt được hiệu quả cao.

Kết quả bài giảng

Học sinh nắm được những nội dung trọng tâm của tác phẩm. Thái độ chủ động và tích cực của học sinh là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả giảng dạy.

Quy trình giảng dạy giáo án ôn tập Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương được chia thành 4 nhiệm vụ chính.

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên đưa ra một vài câu hỏi dựa trên nghiên cứu của học sinh thông qua bài soạn văn ở nhà:

  • Những hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ?

 

 

 

 

 

  • Truyền kỳ là gì?

 

  • Thế nào là truyền kỳ mạn lục?

 

  • So sánh truyền kỳ và truyện dân gian?

Bước 2: Học sinh tiếp nhận công việc và phân nhóm nghiên cứu từ 2 đến 4 người.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận . Các học sinh còn lại chú ý lắng nghe và đưa ra góp ý, nhận xét.

Bước 4: Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt lại kiến thức.

Tác giả Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ XVI, vào thời kỳ nhà Lê bắt đầu suy yếu. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Mạc phân tranh quyết liệt gây ra những cuộc nội chiến kéo dài và loạn lạc liên miên.

Nguyễn Dữ quê ở huyện Trường Tân (nay là Thanh Miện – Hải Dương). Ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ông có thời gian làm quan một năm và sau đó nhanh chóng lui về ở ẩn. Cuộc sống của Nguyễn Dữ gắn liền với thôn quê và người lao động.

Truyền kỳ là một loại văn xuôi bằng chữ Hán. Các tác phẩm thường chứa đựng những yếu tố kỳ ảo từng được lưu truyền trong dân gian.

Truyền kỳ mạn lục là tuyển tập những ghi chép tản mạn về những điều kỳ lạ, có yếu tố hoang đường được lưu truyền rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền kỳ không phải truyện dân gian. Tác giả mượn những cốt truyện dân gian có sẵn để từ đó sáng tạo, bồi đắp thêm các chi tiết, tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

giáo án chuyện người con gái nam xương
Hình ảnh Vũ Nương ngóng trông tin chồng từ chiến trường

Nhiệm vụ 2: Đọc tác phẩm

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại toàn bộ tác phẩm và thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tóm tắt tác phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Chia bố cục tác phẩm

Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.

Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả nghiên cứu.

Bước 4: Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận

Tóm tắt: Vũ Nương, quê ở Nam Xương là người con gái đẹp người, đẹp nết. Trương Sinh – một chàng trai trong làng đem lòng yêu mến và xin cưới nàng về nhà. Đất nước chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính. Trong suốt thời gian đó, Vũ Nương ở nhà một lòng một dạ chờ chồng, chăm con và phụ dưỡng mẹ già cho đến khi bà mất.

Khi Trương Sinh trở về, nghe lời ngây thơ của trẻ nhỏ, giở thói ghen tuông nghi oan cho nàng. Để chứng minh cho tấm lòng thủy chung son sắc, nàng quyết định tìm đến cái chết.

Sau này, khi Trương Sinh hiểu được câu chuyện thì mọi sự hối hận đều muộn màng. Chàng lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương chỉ lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

Tác phẩm được chia thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân và phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương
  • Phần 2: Tiếp theo đến “những việc trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cách thức giải quyết của Vũ Nương.
  • Phần 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương.

Nhiệm vụ 3: Phân tích tác phẩm

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm thông qua những câu hỏi gợi mở:

1/Nhân vật Vũ Nương

a/Trước khi Trương Sinh đi linh

  • Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào?
  • Trước tính hay ghen của chồng, Vũ Nương cư xử như thế nào?

b/ Khi Trương Sinh đi lính

  • Vũ Nương nói gì với Trương Sinh khi tiễn chồng đi lính?
  • Tình cảm của nàng khi xa chồng như thế nào?
  • Cách đối xử của Vũ Nương với mẹ chồng như thế nào?
  • Lời trăn trối của mẹ chồng trước khi qua đời thể hiện điều gì?

c/ Khi bị Trương Sinh vu oan

  • Khi bị chồng nghi oan không chung thủy, Vũ Nương đã phản ứng như thế nào? Nàng phân trần với chồng như thế nào?
  • Lời nói của Vũ Nương ở bến Hoàng Giang có ý nghĩa gì?

2/ Nhân vật Trương Sinh

  • Trương Sinh được tác giả giới thiệu như thế nào?
  • Cảm nhận của em về cuộc sống hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương?
  • Phản ứng của Trương Sinh khi nghe lời của con nhỏ?

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lần lượt phân tích từng chi tiết để học sinh dễ dàng nắm bắt bài giảng.

 

 

Vũ Nương được tác giả giới thiệu là một cô gái đẹp người đẹp nết:

  • Tính cách: Thùy mị, nết na, công dung ngôn hạnh
  • Ngoại hình: Xinh đẹp

Trong cuộc sống bình thường, Trương Sinh là một người có tính hay nghi ngờ và đề phòng vợ.

=> Để gia đình không rơi vào tình trạng thất hòa, Vũ Nương luôn cố gắng gìn giữ khuôn phép => Gia đình thuận hòa ấm êm.

 

Trước khi chồng ra trận, Vũ Nương dặn dò chồng với tình cảm thiết tha, đằm thắm:

  • Không mong vinh hiển, áo gấm phong hầu
  • Mong chồng được bình an trở về
  • Cảm thông, lo lắng trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng

Khi xa chồng, Vũ Nương thủy chung son sắc một lòng đợi chồng. Nỗi buồn kéo dài miên man, luôn ngóng trông tin tức của chồng từ nơi xa.

Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, tận tình như mẹ ruột. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật lo lắng cho sức khỏe của bà.

Lời trăn trối của mẹ chồng trước khi qua đời thể hiện sự ghi nhận và biết ơn công lao của Vũ Nương với bản thân và gia đình chồng.

Khi bị nghi oan, Vũ Nương tìm cách phân trần với chồng mong được chồng thấu hiểu:

  • Lời 1: “ Thiếp vốn con kẻ khó … cho thiếp”

=> Vũ Nương nhắc tới xuất thân của mình và tình nghĩa vợ chồng để khẳng định tấm lòng thủy chung sắc son của bản thân.

  • Lời 2: “Thiếp sở dĩ … Vọng phu kia nữa”

=> Sự đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương khi bị đối xử bất công, gia đình tan nát mà không thể tìm cách hàn gắn.

Lời Vũ Nương nói tại bến Hoàng Giang: “Kẻ bạc mệnh …. phỉ nhổ”

=> Lời bộc bạch đầy tuyệt vọng, hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Nàng quyết định lựa chọn cái chết để rửa sạch oan khuất và chứng minh cho tấm lòng thủy chung của mình.

Trương Sinh được giới thiệu là con nhà giàu, ít học và đặc biệt là có tính hay nghi ngờ.

Qua các chi tiết:

  • Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lượng vàng cưới về
  • “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”

=> Hình ảnh của Trương Sinh được tạo dựng với nhiều lợi thế về tiền bạc => Có địa vị và quyền hành cao hơn.

=> Cuộc sống thiếu bình đẳng, mang đậm giáo lý phong kiến.

Khi nghe lời cơ nhỏ ngây thơ “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi… đêm nào cũng đến”

  • Không tin tưởng vợ, thường xuyên có hành động mắng nhiếc, mỉa mai.
  • Bỏ ngoài tai lời phân trần của Vũ Nương và những lời làm chứng bênh vực của hàng xóm, họ hàng.
  • Nhất quyết không nói nguyên cớ, không cho vợ cơ hội thanh minh.

=>  Đa nghi, độc đoán, cư xử hồ đồ, không đủ bình tĩnh để phân định đúng – sai.

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung sau:

  • Các yếu tố kỳ ảo được đưa vào trong tác phẩm?
  • Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm?
  • Ý nghĩa chính của tác phẩm là gì?

Bước 2: Học sinh chia thành nhóm từ 2 đến 4 người và thảo luận.

Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả nghiên cứu

Bước 4: Giáo viên nhận xét và tổng kết bài học.

Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
  • Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi dưới thủy cung.
  • Vũ Nương xuất hiện lúc ẩn lúc hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho Nàng.

Sử dụng cốt truyện dân gian có sẵn, tác phẩm gây được nhiều ấn tượng bởi nghệ thuật sắp xếp chi tiết tài tình. Thông qua việc bổ sung nhiều chất liệu hoàn toàn mới, câu chuyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn.

Những tình tiết có ý nghĩa được tô đậm nhằm đẩy câu chuyện lên cao trào, tăng cường tính bi kịch.

Những lời tự bạch được tác giả lồng ghép vào trong tác phẩm giúp tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét hơn.

Tác phẩm là câu chuyện bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc. Một lòng thủy chung sắc son nhưng phải lựa chọn cái chết để chứng minh cho tấm lòng của mình. Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm với số phận bất công của người phụ nữ, đồng thời lên án mạnh mẽ xã hội bất bình đẳng, độc đoán.

giáo án ôn tập chuyện người con gái nam xương

Số phận ngang trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc

Hoạt động bổ sung

Ngoài nội dung trọng tâm trong bài giảng, giáo viên có thể mở rộng nội dung thảo luận đến những tác phẩm có liên quan. Học sinh có thể giới thiệu sơ lược và tóm tắt những tác phẩm có thông điệp tương tự để mọi người cùng tìm hiểu.

Giáo viên chủ động đánh giá thái độ và kết quả học của học sinh. Tiến hành giao bài tập về nhà cũng như đưa ra những yêu cầu cho buổi học tiếp theo.

Xem thêm:

Kết luận

Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương chuẩn xác, được xây dựng bám sát chương trình đào tạo là thông tin bổ ích bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chủ động trong công tác giảng dạy và nghiên cứu nói chung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet