Giáo án bài Con Đường Mùa Đông – Kết nối tri thức lớp 11

Giáo án Con đường mùa đông được chọn lọc kỹ lưỡng và chi tiết. Giáo viên có thể tham khảo file văn lớp 11 Kết nối tri thức được The POET tổng hợp để hoàn thiện bài giảng và mang đến một tiết học chất lượng.

  • Xem Giáo án Con đường mùa đông PDF: Tại đây
  • Xem Giáo án Con đường mùa đông Google docs: Tại đây

Mục tiêu giáo án bài Con đường mùa đông

Giáo án văn 11 Con đường mùa đông được biên soạn và thiết kế chi tiết nhằm mang đến tiết học chất lượng và sôi động cho học sinh. Mục tiêu của giáo án được đánh giá qua những tiêu chí khác nhau.

Kiến thức

Tác phẩm Con đường mùa đông nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 yêu cầu học sinh phải nắm vững những mục tiêu kiến thức sau:

  • Hiểu về hoàn cảnh sáng tác và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
  • Nhận biết nội dung tác phẩm thông qua cảm xúc của tác giả.
  • Nắm vững cấu tứ và các yếu tố tượng trưng có trong bài.
  • Luyện tập đọc hiểu tác phẩm.

Năng lực

Trong quá trình giảng dạy cần có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Để tiết học diễn ra thuận lợi, ta cần đáp ứng những năng lực sau:

  • Năng lực phân tích về ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm trữ tình.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp để trao đổi về thảo luận theo nhóm về nội dung bài học.
  • Năng lực tư duy và chủ động tìm hiểu thông tin về tác phẩm, tác giả trước khi đến lớp.

Phẩm chất

Thông qua tác phẩm học sinh cần nhận thức được về quan niệm sống đúng đắn và cách ứng xử nhân văn. Qua đó, thể hiện tình yêu nước yêu quê hương thắm thiết.

giáo án văn 11 con đường mùa đông
Giáo án về tác phẩm được thiết kế chi tiết

Thiết bị giảng dạy và học liệu

Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị đầy đủ đến đảm bảo tiết học diễn ra thuận lợi.

Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Hình ảnh minh họa cho bài giảng.
  • Phiếu bài tập.
  • Bảng phân công nhiệm vụ các hoạt động học tập trên lớp.
  • Bảng phân công nhiệm vụ bài tập về nhà.

Đối với học sinh

  • Sách giáo khoa văn lớp 11
  • Bài soạn theo hệ thống câu hỏi có trong SGK
  • Vở ghi

Tiến trình giảng dạy

Tiến trình của buổi học cần diễn ra theo những nội dung cụ thể. Điều này đảm bảo nội dung kiến thức được giảng dạy đầy đủ. Ngoài ra, giáo viên có thể linh động thay đổi tùy thuộc vào quy mô lớp học và khả năng tiếp thu của học sinh.

Mở đầu

Giáo viên cần khởi động tiết học bằng cách đặt câu hỏi liên quan để dẫn dắt học sinh tập trung vào nội dung bài giảng. Việc này giúp tạo sự thu hút và thoải mái hơn cho tiết học.

Nội dung

Nội dung bài giảng bao gồm phần đọc – hiểu tác phẩm. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến liên quan đến bài học. Từ đó, giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức có trong bài.

Tổ chức thực hiện

Giáo viên đưa ra những câu hỏi và nhiệm vụ để học sinh tìm ra câu trả lời. Sau đó, thầy cô giáo sẽ là người nhận xét và tổng hợp những kiến thức trọng tâm của bài.

Mục tiêu

Học sinh cần tích cực trong tiết học. Thông qua đó có thể nắm vững nội dung kiến thức có trong tác phẩm này.

giáo án bài con đường mùa đông
Bài giảng cần đảm bảo cung cấp đủ nội dung kiến thức cho học sinh

Quy trình giảng dạy

Quy trình giảng dạy của giáo viên yêu cầu phải có đủ 3 nhiệm vụ chính sau đây:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Hoạt động của GV – HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

Bước 2: Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời dựa trên bài soạn đã chuẩn bị trước.

Bước 3: Giáo viên mời một vài học sinh trình bày về các nội dung trên. Ngoài ra, yêu cầu những học sinh khác lắng nghe để nhận xét và bổ sung câu trả lời.

Bước 4: Giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức cuối.

Tác giả:

  • A- lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin sinh năm 1799, mất năm 1837.
  • Ông là một trong những đại thi hào nổi tiếng của nước Nga thế kỉ XIX.
  • Pu-skin để lại di sản vô giá với nhiều thể loại văn học, nổi tiếng nhất là 800 bài thơ trữ tình.

Hoàn cảnh sáng tác:

  • Vào tháng 12 năm 1985, một cuộc khởi nghĩa do đông đảo người tri thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế.
  • Sau đó cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt. Vào mùa đông năm ấy, chung nỗi buồn với nhân dân tác giả đã sáng tác bài thơ Con đường mùa đông.

Nhiệm vụ 2: Đọc hiểu và phân tích tác phẩm

Hoạt động của GV – HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên cùng học sinh đọc văn bản và chia nhóm để thảo luận về các câu hỏi:

  • Ý nghĩa nhan đề của bài thơ
  • Những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
  • Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm để đưa ra câu trả lời dựa theo kiến thức đã học. Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Giáo viên mời đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Đồng thời yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt kiến thức cuối.

Ý nghĩa nhan đề:

  • Con đường mùa đông gợi những liên tưởng về con đường lạnh lẽo, thậm chí không một bóng người. Đó là một con đường mờ mịt với cái giá lạnh đang ăn sâu vào da thịt của người độc hành. Tác giả mượn hình ảnh con đường ấy để ẩn dụ cho hoàn cảnh cô đơn, lạnh lẽo và thấm đượm nỗi buồn đau của chính mình vào thời điểm ấy.

Hình ảnh và âm thanh có trong bài:

  • Thể hiện tâm trạng buồn rầu của nhân vật trữ tình.
  • Tuy nhiên ở mỗi sự vật, ta đều bắt gặp sự gắng gượng xốc lại tinh thần của tác giả bằng những từ mang ý nghĩa tích cực: cột sọc chỉ đường – chào ta, kim đồng hồ tích tắc – xua lũ người tẻ nhạt…
  • Cho thấy nội tâm của nhân vật trữ tình đang đấu tranh mạnh mẽ giữa nỗi cô đơn, nhớ nhà, nhớ quê hương với sự gắng gượng và lời tự an ủi tác giả dành cho mình.

=> Qua đó, ta thấy được một hình tượng con người đa sầu, đa cảm, đang phải đấu tranh để giữ vững nội tâm của mình trước hoàn cảnh khổ đau.

Cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật:

  • Không gian: Trốn cũ của nhân vật trữ tình, đó là nơi ông sống khi chưa bị lưu đày.
  • Thời gian: Vào một buổi tối mùa đông bên lò lửa.

=> Cuộc đấu tranh nội tâm đã đưa tác giả về với những tháng ngày hạnh phúc bên người mình yêu, được trò chuyện và ngắm người con gái ấy. Đó chính là niềm hạnh phúc và khát khao mà tác giả muốn được trải nghiệm cũng như cảm nhận một lần nữa. Tuy nhiên, khi nhìn vào hiện thực phũ phàng, nỗi buồn ấy lại bao trùm bởi ông biết những ngày tháng ấy sẽ không thể trở lại.

Nhiệm vụ 3: Tổng hợp kiến thức

Hoạt động của GV – HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh  tổng kết, rút ra cấu tứ, hình ảnh có trong bài thơ.

Bước 2: Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời dựa trên nội dung kiến thức đã học. Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Giáo viên mời một vài học sinh trình bày về các nội dung yêu cầu. Thêm vào đó, yêu cầu những học sinh khác lắng nghe để nhận xét và bổ sung câu trả lời (nếu có).

Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức cuối.

Cấu tứ:

  • Các hình ảnh về con đường mùa đông và trong tâm tưởng nhà thơ bao gồm “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” đều lặp đi lặp lại. Điều này tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

Hình ảnh có trong bài:

  • Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh và âm thanh tương phản để miêu tả nỗi niềm của nhân vật.
giáo án con đường mùa đông
Giáo viên có thể đánh giá chất lượng tiết học thông qua quy trình giảng dạy

Hoạt động luyện tập

Giáo viên mở rộng kiến thức về tác phẩm thông qua phiếu bài tập và phần câu hỏi có trong sách giáo khoa. Ngoài ra, giáo viên có thể liên hệ đến những tác phẩm có nét tương đồng về nội dung để học sinh tham khảo.

Xem thêm:

Kết luận

Giáo án Con đường mùa đông được ThePOETMagazine thiết kế chi tiết và chuẩn xác theo chương trình giảng dạy căn bản. Từ đó sẽ giúp giáo viên cũng như học sinh bám sát được vào nội dung ý nghĩa trong tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *