Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính – Mệnh danh là gì? Tiểu sử tác giả
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính bao gồm tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ đồng quê. Dù ra đi từ rất sớm nhưng những tác phẩm thơ, truyện của ông vẫn còn nguyên giá trị và là nguồn cảm hứng bất tận cho người yêu thơ.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính
Tiểu sử Nguyễn Bính như sau:
- Tên thật: Nguyễn Trọng Bính.
- Ngày sinh: 13/2/1918 – 20/1/1966.
- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.
- Xuất thân: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ từ sớm.
Vì mồ côi cha mẹ từ sớm, năm 10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Ông làm rất nhiều công việc và bắt đầu làm thơ khi mới 13 tuổi.
Năm 1943, Nguyễn Bính vào nam rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Tới năm 1954, ông được tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí.
Sau này, Nguyễn Bính kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu và có một người con gái tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Tiếp đó, ông kết hôn với bà Mai Thị Mới và có thêm một người con gái, đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Nguyễn Bính còn có 2 người vợ nữa là bà Phạm Vân Thanh và bà Trần Thị Lai. Mỗi người sinh cho ông thêm một người con là cô Nguyễn Hiền (bị mất tích khi còn nhỏ) và anh Nguyễn Mạnh Hùng.
Vậy Nguyễn Bính quê ở đâu? Theo thông tin tiểu sử, Nguyễn Bính sinh ở làng Thiện Vịnh, Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định. Tuy nhiên từ năm 10 tuổi ông đã chuyển lên Hà Nội sống cùng chị và em trai ruột của mẹ.
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính mà không nhắc tới sự nghiệp thơ ca của ông thì quả là thiếu sót lớn. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi và nhanh chóng thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực thơ ca, nghệ thuật.
Khi lớn hơn, Nguyễn Bính sống cùng anh cả Trúc Đường và được anh dạy về văn học Pháp. Vì vậy, ông gắn bó sâu sắc với anh cả về văn chương lẫn cuộc sống.
Từ năm 1932 – 1933, Nguyễn Bính theo một người bạn lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học. Lúc này ông vẫn hăng say sáng tác và bài thơ đầu tiên được đăng báo là Cô hái mơ.
Tới năm 1937, Nguyễn Bính dự thi và đạt giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi.
Từ năm 1940 trở đi, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng tác phẩm lớn, đề tài sáng tác phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình.
Tới năm 1954, sau thời gian dài tham gia kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Bính ra tập kết ở miền Bắc và công tác tại Nhà xuất bản Văn Nghệ. Sau đó, ông làm chủ bút cho báo Trăm hoa.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính
Nguyễn Bính sáng tác rất nhiều với đa dạng thể loại từ thơ, truyện thơ cho đến chèo. Các tác phẩm thơ Nguyễn Bính hay nhất bao gồm:
- Tâm hồn tôi – 1937.
- Lỡ bước sang ngang – 1940.
- Mười hai bến nước – 1942.
- Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà – 1944.
- Gửi người vợ miền Nam – 1955.
Nguyễn Bính được mệnh danh là gì?
Nguyễn Bính được mệnh danh là Nhà thơ của tình quê hay Thi sĩ của tình quê. Ông là một trong những nhà thơ nổi bật nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông mang giọng diêng riêng, quê mùa, dân dã khó trộn lẫn.
Khi tìm hiểu phong cách sáng tác của Nguyễn Bính, bạn sẽ hiểu rõ lý do tại sao nhà thơ được mệnh danh là thi sĩ tình quê.
Những nhận định về Nguyễn Bính
Có rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng để lại nhận định sau khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Bính. Đại đa số các ý kiến đều cho rằng thơ ông đậm chất thôn quê, sử dụng ngôn ngữ thầm kín mà thể hiện được cái khát vọng tình yêu đẹp đẽ.
- Lê Đình Kỵ: Nguyễn Bính đứng riêng một cõi so với các nhà thơ lãng mạn trước đây.
- Nguyễn Duy: Thơ Nguyễn Bính có thi pháp trời cho những bậc thiên tài, vì vậy có tên gọi là tự nhiên như thở.
- Hoài Thành: Thơ Nguyễn Duy có một điều vô ngần quý giá, đó là hồn xưa của đất nước.
Ngoài ra còn những nhận xét khác như:
- Thơ ông là thơ của đồng quê, hình tượng thơ càng ngẫm nghĩ lại càng thấy lấp lánh tri thức.
- Nguyễn Bính không chỉ phát hiện cho thời đại nhiều ngôn ngữ tình yêu thầm kín mà còn thể hiện được khát vọng tình yêu đẹp đẽ của con người chân quê.
Lời kết
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những điểm sáng trong kho tàng văn chương mà ông để lại cho đời. Dù nhà thơ đã đi xa nhưng các tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi.