Giới thiệu tiểu sử Thế Lữ – Nhà thơ được mệnh danh là gì?

Tiểu sử Thế Lữ tổng hợp đầy đủ cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những đóng góp của nhà thơ cho nền văn học Việt Nam. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới cùng Xuân Diệu và Huy Cận.

Giới thiệu tiểu sử Thế Lữ

Thông tin giới thiệu Thế Lữ:

  • Bút danh: Thế Lữ.
  • Tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ.
  • Ngày sinh: 10/6/1907 – 3/7/1989.
  • Quê quán: Hà Nội.
  • Phong trào: Phong trào Thơ Mới.
  • Vợ: Nguyễn Thị Khương và Phạm Thị Nghĩa.
Tiểu sử Thế Lữ
Tiểu sử Thế Lữ

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và bắt đầu học chữ Quốc Ngữ khi lên 10. Thuở nhỏ ông phải sống xa mẹ, mãi đến khi anh trai mất Thế Lữ mới quay về Hải Phòng ở với mẹ.

Trong thời gian ở Hải Phòng, nhà thơ học tư rồi chuyển vào học lớp Đồng Ấu của trường Pháp Việt. Năm 1924, Thế Lữ thi đỗ Sơ học.

Năm 1925 ông theo học Cao đẳng Tiểu Học Bonnal ở Hải Phòng nhưng học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành Chung sau này, Thế Lữ chịu tác động từ tinh thần yêu nước của hội học sinh.

Năm 1928 ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chị Hội. Tới năm 1930 khi Hội Thanh niên chuyển thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Thế Lữ tán thành đường lối của Đảng nhưng do gia đình theo công giáo nên không thể gia nhập.

Năm 1929, Thế Lữ lên Hà Nội và thi đỗ dự thính trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tuy nhiên ông cũng chỉ theo học 1 năm rồi bỏ do bất mãn với giáo sư và ban giám hiệu trường.

Thế Lữ bắt đầu viết văn và thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực này. Hai tác phẩm Một truyện báo thù ghê gớm và Tiếng hú hồn của mụ Ké của ông đều được in ra. Chính điều này đã khuyến khích ông từ bỏ hội họa, chuyển sang hoạt động sáng tác văn chương.

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ

Thế Lữ bắt đầu nổi danh trên văn đàn từ những năm 1930 với tác phẩm thơ mới, đặc biệt là bài thơ Nhớ rừng cùng nhiều tác phẩm văn xuôi khác.

Năm 1934 ông trở thành thành viên nhóm Tự Lực văn đoàn, đồng thời đảm nhận vai trò nhà báo, nhà phê bình và biên tập viên của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay. Từ năm 1937, Thế Lự chuyển sang sáng tác kịch nói và trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch và trưởng các ban kịch lớn.

Giới thiệu Thế Lữ
Sự nghiệp sáng tác của ông

Sau hiệp định Geneve, Thế Lữ tiếp tục hoạt động sân khấu và là Chủ tịch đầu tiên của hội Nghệ Sĩ Sân khấu Việt Nam. Ông là người tiên phong trong phong trào Thơ mới, văn chương trinh thám kinh dị và nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam.

Năm 2000, Thế Lữ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Những tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ

Là người nghệ sĩ đa tài, Thế Lữ sáng tác ở rất nhiều thể loại, từ thơ, văn xuôi đến báo chí, phê bình, dịch thuật và sân khấu.

Thế Lữ
Các tác phẩm tiêu biểu

Các tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ gồm:

Thơ

  • Nhớ rừng.
  • Tiếng trúc tuyệt vời.
  • Tiếng sáo Thiên Thai.
  • Vẻ đẹp thoáng qua.

Truyện

  • Vàng và máu.
  • Bên đường Thiên Lôi.
  • Lê Phong và Mai Hương.

Kịch

  • Dương Quý Phi.
  • Người mù.
  • Cụ đạo sư ông.
  • Cụ đạo sư ông.

Thế Lữ được mệnh danh là gì?

Thế Lữ được mệnh danh là Người khai sáng phong trào thơ mới. Tuy ông không đi cùng thơ đến cuối mà rẽ sang sáng tác truyện, kịch nhưng những nhà thơ xuất hiện sau ông và được ông giới thiệu đã có thành tựu vượt trội.

Từ trước đến nay Thế Lữ luôn là người cách tân của thơ Việt Nam thế kỷ 20. Nhờ có ông thơ Việt mới chuyển đổi từ cổ điển sang lãng mạn. Phong cách sáng tác của Thế Lữ xuất phát từ nhu cầu đích thực của tâm hồn con người thời ông và kết thúc bằng tài năng của ông.

Tóm tắt về tác giả Thế Lữ

Thế Lữ (1907-1989), tên thật Nguyễn Thứ Lễ, là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch nổi tiếng của Việt Nam. Sinh ra ở Hà Nội và trải qua tuổi thơ ở Lạng Sơn, ông có những ấn tượng sâu sắc từ truyện đường rừng và thơ nhớ rừng. Ông học trung học tại Hải Phòng và từng thi vào Trường Mỹ thuật, nhưng sau đó chuyển sang viết truyện và làm thơ. Tác phẩm của ông nổi bật với tính bí ẩn và suy luận trinh thám, đặc biệt là trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Ông đã có đóng góp quan trọng cho sân khấu kịch nói, được xem là tư cách khai sáng cho bộ môn này. Về thơ, Thế Lữ là người khởi xướng phong trào Thơ Mới và đóng góp tích cực trong khoảng 7 năm sáng tác từ năm 1933 đến 1941, với các tập thơ như “Mấy vần thơ” (1935) và “Mấy vần thơ Tập mới” (1941), góp phần khai sinh một chặng phát triển mới cho văn học Việt Nam.

FAQ về Thế Lữ

Dưới đây là một số giải đáp liên quan đến nhà thơ Thế Lữ:

Thế Lữ quê ở đâu?

Thế Lữ sinh ra ở Hà Nội nhưng trải qua tuổi thơ ở Lạng Sơn. Từ 10 tuổi, ông sống cùng mẹ tại Hải Phòng.

Thế Lữ sinh năm bao nhiêu?

Thế Lữ sinh ngày 10/6/1907.

Thế Lữ còn sống không?

Thế Lữ mất ngày  3/7/1989.

Lời kết

Qua tìm hiểu về tiểu sử Thế Lữ và sự nghiệp sáng tác, không ngạc nhiên khi ông được gọi là một tài năng muôn mặt. Trong suốt thời gian hoạt động nghệ thuật, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ, truyện, và kịch hay. Dù đã ra đi nhưng kho tàng văn học mà ông để lại vẫn mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ thời nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *