Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Hoàng Tiến Tựu)

The POET Magazine cung cấp thông tin tổng quan về tác giả, tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Hoàng Tiến Tựu đã giúp chúng ta hình dung vẻ đẹp, sự thanh thuần tinh khiết của bông sen dù sống trong nghịch cảnh.

Tác giả Hoàng Tiến Tựu

Nhà văn Hoàng Tiến Tựu sinh năm 1933 và mất năm 1998. Ông là một người con của quê hương Thanh Hóa. Về cuộc đời và sự nghiệp, từ năm 1969 đến 1987 ông giữ chức chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh.

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Hoàng Tiến Tựu)
Tác giả Hoàng Tiến Tựu

Với vốn hiểu biết sâu sắc về văn học dân gian, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyên ngành này với các tác phẩm nổi tiếng về:

  • Văn học dân gian Việt Nam
  • Bình giảng ca dao
  • Bình giảng truyện dân gian

Hoàng Tiến Tựu có một số tác phẩm nổi tiếng như: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, Vẻ đẹp của một bài ca dao, Bàn về nhân vật Thánh Gióng… Ngoài các bài viết văn học phê bình ông còn có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn.

Các tác phẩm của ông ghi dấu ấn trong lòng độc giả nhờ phản ánh đời sống xã hội tinh tế, giọng văn khi sắc sảo khi nhẹ nhàng. Ông đã khéo léo thể hiện và khắc họa các nhân vật một cách sống động với câu chuyện đầy ý nghĩa.

Khái quát Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Tiến Tựu về chủ đề văn học dân gian. Bài bình giảng phân tích vẻ đẹp trong sáng thuần khiết của loài hoa này cũng như phân tích những triết lý sống sâu sắc được tác giả dân gian gửi gắm.

Thể loại

Tác phẩm thuộc thể loại văn bản nghị luận. Tìm hiểu về thể loại văn bản này trong bài soạn Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen để hiểu rõ hơn.

Xuất xứ văn bản

Tác phẩm “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” được trích trong “Bình giảng ca dao” của Hoàng Tiến Tựu thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 1996.

Bố cục văn bản

Sau khi đọc văn bản có thể chia thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu cho đến đoạn “triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam”: Tác phẩm giới thiệu bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” và đưa ra vấn đề sẽ bàn luận trong nội dung.
  • Phần 2: Phần tiếp theo đến “chảy thông, chảy mạnh”: Tác giả Hoàng Tiến Tựu phân tích nét độc đáo về mặt nội dung và nghệ thuật qua các hình ảnh, ví von và biện pháp tu từ.
  • Phần 3: Nội dung còn lại: Đưa ra quan điểm và bàn luận về triết lý sống được tác giả dân gian gửi gắm thông qua nội dung và hình ảnh bông sen thanh thuần.

Phương thức biểu đạt

Tác phẩm sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận.

Giá trị nội dung

Nội dung chính của bài bình giảng “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nói về triết lý sống, ca ngợi vẻ đẹp thanh cao, không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực bên ngoài của con người dựa trên hình ảnh bông sen sống trong bùn.

Giá trị nghệ thuật

Tác giả Hoàng Tiến Tựu có cách triển khai luận điểm và phân tích từng phần hợp lý, logic. Bên cạnh đó là những dẫn chứng, lập luận thông minh, sắc bén. Điều này giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của bông sen cũng như liên tưởng, hình dung được những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Sơ đồ tư duy

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Sơ đồ tư duy bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Tóm tắt Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Bài cao cao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” trong sách Ngữ văn lớp 7 miêu tả tài tình vẻ đẹp của hoa sen trong đầm nước. Tất cả chi tiết được miêu tả cụ thể, chi tiết và tỉ mỉ từ lá, bông, nhụy. Từng câu văn đều thể hiện sự tài tình, khéo léo của tác giả dân gian.

Đầu tiên là khẳng định sen là cây đẹp nhất trong đầm dựa trên một câu hỏi nghi vấn. Việc sử dụng trạng ngữ “trong đầm” trước giúp hạn chế hóa sự tuyệt đối trong ca dao mà không gây cảm giác khó chịu cho người nghe.

Câu thứ hai đã miêu tả vẻ đẹp của bông sen với “Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”. Việc quan sát từ ngoài vào trong đặc điểm của hoa sen mang đến cái nhìn chân thực nhất.

Đến câu thứ ba, vẫn là hình ảnh bông hoa đó nhưng lại với sự quan sát từ trong ra ngoài. Điều này thể hiện sự chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý tinh tế nhẹ nhàng. Chính điều này khiến bài ca dao cứ ngân mãi như một dòng chảy, không bị vấp, không bị ngưng trệ.

Đây cũng là bước chuyển biến cho lời khẳng định “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Không những nói về sự trong sáng, thanh khiết của hoa sen khi sống dưới bùn nhơ, đây còn là lời khẳng định cho sự cao thượng, cách sống trong sạch của người Việt dù cho bên cạnh là những thứ dơ bẩn không tốt đẹp.

Lời kết

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” của tác giả Hoàng Tiến Tựu đã phân tích được sự tài tình của các tác giả dân gian. Bên cạnh đó cũng thể hiện góc nhìn của ông qua những lời lẽ tinh tế, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy sức nặng.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *