Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) – Văn 12 Chân trời sáng tạo

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là tác phẩm được ví như “Viên ngọc đẹp long lanh sáng mới theo thời gian” của thơ Đường Trung Quốc. Lầu Hoàng Hạc là di tích văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc, nhà thơ đã thổi hồn vào địa danh này, nói lên những suy ngẫm trong cuộc sống.

Trang phân tích văn học The POET đã tổng hợp thông tin về tác giả, tác phẩm, nội dung chính và các dữ liệu liên quan khác. Bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về văn bản này trước buổi học.

Table of Contents

Nội dung Hoàng Hạc Lâu lớp 12 Chân trời sáng tạo

Thơ chữ Hán:

昔人已乘黃鶴去,

此地空餘黃鶴樓。

黃鶴一去不復返,

白雲千載空悠悠。

晴川歷歷漢陽樹,

芳草萋萋鸚鵡洲。

日暮鄉關何處是,

煙波江上使人愁。

Phiên âm:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi

Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.

Hạc vàng đã bay đi mất không trở lại,

Mây trắng nghìn năm vẫn lững lờ bay.

Dòng sông trong vắt soi bóng cây Hán Dương,

Cỏ thơm xanh rì trên bãi Anh Vũ

Hoàng hôn xuống, quê hương đâu?

Khói sóng trên sông khiến lòng người buồn bã.

Bản dịch của Tản Đà:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?

Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

Hạc vàng đi mất từ xưa,

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn.

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Bản dịch của Nguyễn Khuê:

Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,

Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.

Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,

Mây trắng lững lờ đến mãi sau.

Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,

Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.

Chiều hôm quê cũ nơi nào nhỉ?

Khói sóng trên sông giục khách sầu.

hoàng hạc lâu
Bài thơ của nhà thơ Thôi Hiệu

Thông tin chung về Hoàng Hạc Lâu

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu là bài thơ  do nhà thơ Thôi Hiệu sáng tác. Tổng hợp những nội dung chính cho văn bản:

Tác giả Thôi Hiệu

Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu, hiện nay là thành phố Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm khai nguyên 11 (723) và làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thôi Hiệu có hơn 40 bài được truyền lại, không quá nhiều so với những nhà thơ cùng thời.

Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được viết khi tác giả đến thăm Lầu Hoàng Hạc. Địa danh này là di tích văn hóa nổi tiếng ở Tây Nam (Vũ Xương, Hồ Bắc, Trung Quốc), trên bờ sông Trường Giang.

Thể thơ

Thể thơ bài được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật.

Bố cục

Bài thơ có bố cục gồm 2 phần:

  • Phần 1: 4 câu thơ đầu: Sự tiếc nuối quá khứ
  • Phần 2: 4 câu thơ sau: Nỗi niềm hiện tại, nhớ quê hương

Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả lầu Hoàng Hạc, nói đến những điều nuối tiếc tốt đẹp và đáng suy ngẫm trong cuộc sống, thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Giá trị nghệ thuật

Phép đối đem lại hiệu quả miêu tả tình cảm của người viết một cách rõ nét. Thể thơ đường luật sử dụng nhuần nhuyễn và chọn lọc hình ảnh độc đáo, tác giả đã vẽ nên bức tranh đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng.

Sơ đồ tư duy

Tóm tắt những ý chính về tác phẩm:

sơ đồ tư duy hoàng hạc lâu
Sơ đồ tóm tắt những thông tin cơ bản của bài

Soạn bài Hoàng Hạc Lâu

Soạn văn Hoàng Hạc Lâu làm rõ nội dung, nghệ thuật, các điểm nhấn của tác phẩm. Thơ Đường luật luôn thu hút được nhiều sự quan tâm với những quy định nghiêm ngặt, nhưng không làm giảm sự hấp dẫn về nội dung tác giả muốn truyền tải.

Soạn bài Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu trước khi đọc

Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết về Lầu Hoàng Hạc tại Vũ Hán, Trung Quốc trong bài soạn văn lớp 12 tác phẩm này.

Hoàng Hạc Lâu là ngôi tháp lịch sử trên vực đá Hoàng Hạc, núi Xà Sơn, bên trên sông Dương Tử ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Địa danh này thuộc Tứ đại danh lâu của Trung Quốc, được nhiều thi nhân ca tụng.

Tháp này được xây dựng lần đầu vào năm Hoàng Vũ thứ 2 (Đời nhà Ngô Thời Tam Quốc – 223 Tây Lịch). Hơn 1762 năm trôi qua, đã có hơn 12 lần tháp bị thiêu hủy, 12 lần xây lại (Mỗi lần xây cao hơn).

Tên của địa danh bắt nguồn từ truyền thuyết tu sĩ Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên cưỡi hạc vàng ngao du khắp nơi. Đến khi bay ngang Vũ Hán, tiên và hạc dừng chân “Đồi Rắn” ngắm cảnh, vị trí này được chọn để xây Lầu Hoàng Hạc.

Nhiều cuộc chiến tranh nổ ra khiến tháp nhiều lần bị phá hủy, nhưng sau đó lại được tái thiết. Lần cuối cùng bị phá hủy vào năm 1884, đến tháng 10/1981 được xây lại và khánh thành vào tháng 6/1985. Đến nay, tháp đã được tu bổ hiện đại hơn, có thang máy di chuyển, thuộc Hoàng Hạc công viên để du khách được tham quan.

Soạn bài Hoàng Hạc Lâu văn lớp 12 phần đọc thơ

Thông qua phần đọc văn bản, bạn có thể hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của bài thơ. Qua đó, những nội dung chính của tác phẩm được thể hiện rõ ràng nhất.

1/ Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?

Không. Chữ thứ 2 theo đúng luật bằng trắc thơ Đường phải là thanh trắc. Tuy nhiên, trong tác phẩm, chữ này là thanh bằng.

2/ Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn?

Khói sóng trên sông khiến chủ thể trữ tình nhớ nhà, nhớ quê hương.

Soạn bài Hoàng Hạc Lâu sau khi đọc

Trả lời tất cả câu hỏi trong bài Hoàng Hạc Lâu văn 12 được đề cập trong sách giáo khoa trang 12. Theo dõi gợi ý đáp án gồm:

1/ Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ.

Chủ thể trữ tình: Tác giả Thôi Hiệu.

Nội dung bao quát: Miêu tả khung cảnh lầu Hoàng Hạc, bộc lộ nỗi hoài vọng thời xa xưa, nỗi nhớ quê hương da diết.

2/ Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối).

4 câu thơ đầu: Tập trung tả cảnh, giải thích địa danh, bàn chuyện xưa và nay thể hiện suy nghĩ mang tính triết lý sâu sắc (Sự còn mất, vô hạn và hữu hạn của trời đất, nhân sinh).

2 dòng thơ cuối: Đối lập không gian thực – tâm tưởng, có sự chuyển động về thời gian (Ánh nắng chan hòa chuyển sang hoàng hôn mờ khói). “Hương quan hà xứ thị” vừa là câu hỏi quê hương ở nơi nào, cũng là câu hỏi nơi nào bình yên để sống, xứng đáng để dừng chân.

3/ Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ.

Bố cục bài thơ tuân theo quy định thơ Đường luật:

  • Câu 1, 2: Đề.
  • Câu 3, 4: Thực.
  • Câu 5, 6: Luận.
  • Câu 7, 8: Kết.

Nội dung chính bài thơ chia làm 2 phần chính:

  • 4 câu đầu: Nguồn gốc, tên gọi, định vị lầu Hoàng Hạc (Phương diện thời gian). Có sự đối lập: Quá khứ – hiện tại, xưa – nay, còn – mất, thực – hư, đối thanh.
  • 4 câu cuối: Định vị địa danh bằng không gian, miêu tả cảnh thiên nhiên, thể hiện tâm trạng. Phần này có sự đối lập không gian thực với không gian tâm tưởng.

Vần được sử dụng trong bài thơ: Lâu – du – thụ – châu – sầu. Tác phẩm được triển khai theo nhịp 4/3 và phép đối với 2 câu thực, 2 câu luận.

4/ Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Điển cố Hạc vàng trong truyền thuyết của Phí Văn Phi kết hợp cùng những hình ảnh: Hán Dương, Anh Vũ, hoàng hôn và khói sóng thể hiện nỗi nhớ quê hương khiến tâm trạng buồn và cảm thấy cô đơn hơn.

Qua đó, tác giả vừa gửi gắm bức tranh thiên nhiên đẹp, vừa gửi nỗi lòng nhớ thương với những cảnh vật này. Chính điều này đã tạo nên sự ấn tượng cho tác phẩm, khơi gợi được sự đồng cảm từ người đọc.

5/ Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?

Tác phẩm được viết theo phong cách cổ điển.

Bài thơ thể hiện những điểm nổi bật của phong cách cổ điển gồm:

  • Tính khuôn mẫu, chuẩn mực tư tưởng: Đạo lý, lý tưởng sống,…
  • Tính nghệ thuật: Tuân thủ quy định về thể loại, ngôn từ cao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, nhiều điển tích, điển cố,…

6/ Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng

Nội dung được cập nhật trực tiếp theo bảng được cung cấp là:

Tác phẩm, tác giả Phong cách sáng tác Thời kì văn học

(trung đại/ hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) Phong cách cổ điển Trung đại
Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) Phong cách cổ điển Trung đại
Thơ duyên (Xuân Diệu) Phong cách lãng mạn Hiện đại

Phân tích Hoàng Hạc Lâu

Phân tích Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu chi tiết và đa dạng sẽ giúp học sinh có nhiều góc nhìn hơn. Bạn nên nghiên cứu kỹ tác phẩm, những nội dung được thể hiện trong từng câu thơ để cảm nhận một cách sâu sắc nhất.

hoàng hạc lâu thôi hiệu
Phân tích tác phẩm Hoàng Hạc Lâu của tác giả Thôi Hiệu

Dàn ý phân tích Hoàng Hạc Lâu

Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả Thôi Hiệu và giới thiệu chung về lầu Hoàng Hạc. Đây là bài thơ tuyệt tác của Đường thi, giúp tác giả trở thành cái tên “Lưu danh thiên cổ”.

Thân bài: Chia thành 2 phần:

4 câu đầu: Tập trung tả cảnh, bàn chuyện xưa – nay => Suy nghĩ mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc, bàn về sự còn – mất, vô hạn và hữu hạn của đất trời, nhân sinh. Hình ảnh chim hạc vàng thể hiện sự linh thiêng và cao quý, nói đến cõi tiên và sự huyền ảo (Bay mất). Trong khi đó, lầu Hoàng Hạc thể hiện cõi trần (Còn lại).

Hai câu đầu:

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.”

2 câu thơ đối lập quá khứ với hiện tại: Tích nhân – Thử địa, hoàng hạc khứ – Hoàng Hạc lâu, đối lập xưa – nay, còn – mất, thực – hư, đối thanh.

=> Thể hiện tâm trạng hụt hẫng và có thêm tiếc nuối những điều quý giá đã qua, không thể quay lại được.

“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du”

Không chỉ có đối lập cõi tiên – trần, hạc vàng về trời còn Hoàng Hạc vẫn đứng lại nơi đây thể hiện sự mong nhớ.

Nghệ thuật:

  • 3 câu đầu lặp 3 lần từ “hoàng hạc”: Hạc vàng là biểu tượng sự quý giá, đẹp đẽ không trở lại được => Nhấn mạnh điều tốt đẹp đã qua không trở lại được.
  • Câu 4: 5/7 thanh bằng => Gợi cảm giác hụt hẫng và tiếc nuối, không muốn những đám mây trôi đi.

Hai câu sau:

4 câu cuối: Cảm xúc dồn nén ở cõi tiên, cõi thực và thể hiện nỗi sầu nhớ. Hai câu đầu:

“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu”

Thể hiện không gian đẹp: Trăng soi xuống sông, hàng cây tươi tốt kết hợp màu xanh của hoa cỏ mùa xuân. 2 câu luận nhưng tả thực, gợi mở không gian rộng, sáng trong, khiến người đọc liên tưởng hình ảnh trăng soi xuống sông, mặt sông sáng màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây đầu xuân.

=> Sau khi đắm chìm với huyền thoại lại trở về với hiện thực. Hình ảnh lầu Hoàng Hạc soi bóng sông Trường Giang cùng cây cối, cỏ xanh tạo thành bức tranh đẹp.

Hai câu sau:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Đối lập giữa 2 câu luận: Không gian thực – Không gian tâm tưởng. Vừa thể hiện nỗi nhớ quê hương, tiếp mạch cảm xúc liên quan vấn đề có ý nghĩa triết lý.

Kết bài: Khái quát nội dung và nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét độc đáo, dùng thủ pháp đối lập hiệu quả. Dù miêu tả lầu Hoàng Hạc, nhưng tác giả đã truyền tải cảm xúc rất hay, khơi gợi tình yêu và nỗi nhớ quê hương.

Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu

Bằng cách tham khảo nhiều mẫu bài viết, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về cách viết và phân tích tác phẩm. Một số bài phân tích hay, giúp bạn nắm rõ ý nghĩa tác phẩm theo nhiều góc nhìn.

Mẫu 1 phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu

Thôi Hiệu không phải nhà thơ có nhiều tác phẩm nhưng thơ của ông  thể hiện sự độc đáo nhưng vẫn mang đậm nét của thơ Đường. Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” có cấu tứ súc tích, cách dẫn dắt khéo, gợi cảm giác như quay về thời xưa. Đó cũng là lời tâm sự thầm kín của nhà thơ về tâm tình thế thái, chuyện được mất ở đời.

“Hoàng Hạc Lâu” sử dụng tông màu buồn của cả thơ và để chỉ cuộc đời con người. Thơ mang nhịp chậm, nhẹ nhàng có lẫn tình cảm chua xót lẫn tiếc nuối.

Mở đầu bài thơ là 2 câu đề mang viễn cảnh hoang tàn và cô độc:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ

Thôi Hiệu mượn điển tích “Hạc vàng” trong truyền thuyết của Phí Văn Vi. Bản thân lầu Hoàng Hạc cũng là nơi chứa đựng nhiều truyền thuyết hay các câu chuyện hóa tiên của  nhân vật lịch sử.  Những năm tháng hào hùng ấy gợi nhắc chúng ta về thời vàng son mà nơi đây từng có. Ấy vậy mà đến câu đề thứ hai giọng thơ chùng xuống hoàn toàn, đem lại cảm giác lạc lõng và trơ trọi nơi đó. Chỉ một chữ “trơ” đã khiến câu thơ não nề, cô đọc đi biết bao. Đây cũng là thủ pháp đối lập được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn khi ngày xưa đẹp thì nay hoang tàn. Thôi Hiệu viết 2 câu thơ ngắn nhưng kết hợp nhuần nhuyễn biện pháp tu từ đã giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh hoang tàn nơi Hoàng Hạc lâu. Đó cũng là lời dẫn cho những dòng cảm xúc tiếp theo mà tác giả muốn đề cập:

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Lầu Hoàng Hạc ngày xưa gắn liền với những câu chuyện ngày xưa nhưng hiện tại chỉ là “trăng trong nước”. Thôi Hiệu như đang nhớ về những ngày tháng xưa thể hiện sự nuối tiếc cho khung cảnh đối lập đầy thê lương, tiêu điều và vắng lặng. Câu hỏi tu từ được đặt ra như để hỏi người khác nhưng thực tế là dành cho chính mình, sự tiếc thương cho chuyện cũ đã qua.

Sử dụng thơ để tả cảnh, chỉ trong vài nét bút, Thôi Hiệu đã khéo léo vẽ nên nét buồn cũng toát lên tâm tư, tình cảm nặng nề trong tim tác giả. Đó cũng là nỗi u uất, cảm nhận của ông về chuyện đời, chuyện người, chuyện nhân tình thế thái.

Câu luận được nhà thơ sử dụng để vẽ lên vẻ đẹp thiên nhiên đượm buồm nơi đây:

Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Hán Dương và Anh Vũ đều là những địa điểm gắn liền với Lầu Hoàng Hạc. Hình ảnh cỏ non xanh, sông phẳng lặng vừa đẹp vừa cô liêu khiến người ta buồn thêm buồn, sầu lại sầu thê. Đây là thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, lấy xa nói gần mà Thôi Hiệu dùng nhuần nhuyễn trong 2 câu luận này.

Với hai câu kết, sự tiếc nuối bùng lên mãnh liệt, được nhà thơ tả gọn trong câu thơ:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói song cho buồn lòng ai

Sắc thơ cổ điển của thời Đường bao trùm toàn bài với đầy đủ cấu tứ với nghiêm luật chặt chẽ. Cạnh đó tác giả sử dụng hình ảnh tượng hình, gợi lên nỗi nhớ nhà và nhớ quê trào dâng, cảm giác cô liêu đượm buồm mà sâu sắc. Người ta không còn biết hay phân biệt được sóng cuồn cuộn là sóng sông Trường Giang hay đáy lòng tác giả. Hình ảnh nàyk khiến người ta liên tưởng đến những câu thơ của Thâm Tâm cũng là sự day dứt, dậy sóng không rõ là của cảnh hay của người:

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng song ở trong lòng.

Ở đây, nhịp thơ dãn hơn thay vì dồn dập như những câu trước đó, nhịp chậm, đều gợi cảm giác buồn thương, kèm theo đó câu từ làm người đọc hiểu được nỗi nhớ nhà và quê hương da diết mà tác giả muốn truyền đạt.

Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” mang tính đột phá nếu so sánh với kiểu thơ cổ của nhà Đường ngày ấy. Những câu thơ ngụ cảnh tả tình đặc sắc vừa khắc họa nên bức tranh thiên nhiên đẹp và cũng là đôi lời trăn trở tâm sự của nhà thơ Thôi Hiệu về nỗi nhớ quê hương da diết.

Mẫu 2 phân tích Hoàng Hạc Lâu

Thôi Hiệu là nhà thơ với chất thơ phóng khoáng, tao nhã và lãng mạn. Bút pháp của ông được ghi nhận trong bài Hoàng Hạc Lâu (1 trong số ít tác phẩm của nhà thơ được công nhận). Cũng chính bài thơ này đã giúp ông ghi danh tên tuổi vì khả năng vận dụng thể thơ Đường điêu luyện và sáng tạo.

Hoàng Hạc lâu là bức tranh thiên nhiên đẹp về cảnh sắc nơi đây. Khi đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ Thôi Hiệu nhớ đến những câu chuyện xưa, điển tích xưa và đưa ra những nuối tiếc cũng là triệt lý về cuộc sống. Bản thân thơ Đường đã có sẵn sự súc tích cô đọng với 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết. Bằng biến tấu của mình, Thôi Hiệu đã thổi hồn cho bài thơ tả cảnh kèm theo chút ý vị nhân sinh mà ông gửi gắm.

Vì đang được ở nơi có trong tích xưa và cũng mang vẻ đẹp hiếm thấy, tác giả mượn chuyện cũ để tả cảnh vật hôm nay. Nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc được Thôi Hiệu kể đủ qua 2 câu thơ đề:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

(Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)

Lầu Hoàng Hạc dường như đang trơ trọi giữa một khoảng không rộng, bao la, hông còn sức sống hay dáng người. Nơi đây đã trở nên hiu hút, không còn có chút hình ảnh của ngày xưa, từ trong điển tích ngàn đời. Hiện tại, lầu Hoàng Hạc chơ vơ 1 mình, cô quạnh bên bãi sông khiến thi nhân phải chạnh lòng. Bằng cách chèn điển tích và tạo hiệu ứng đối lập, nhà thơ đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn cô đơn, cảm giác vừa thương tiếc vừa là sự hoài niệm về những ngày tháng huy hoàng trước đó. Tất cả đem lại một tâm trạng: xót xa về thứ đã có và nay không còn được như xưa. Nơi đây bây giờ chỉ còn “trơ” một Hoàng hạc lâu, một chứng nhân lịch sử chứa đựng những câu chuyện cũ. Đó là sự trống vắng, hụt hẫng trong tâm hồn, là vương vấn cho quá khứ đã qua. Để rồi, tác giả lại tiếp tục mang thêm cảm giác day dứt ấy trong 2 câu thực:

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tỉa, không du du.

(Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,

Mây trắng nghìn năm lởn vởn hoài.)

Không phải ngẫu nhiên mà “hoàng hạc” được lựa chọn sử dụng tại đây. Cánh hạc vàng thường được nhắc đến trong câu chuyện thần tiên, cánh chim bay không trở lại đối lập với áng mây ngàn năm vẫn còn đó là biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để bình về triết lý nhân sinh của đời ngời. Khung cảnh chính là cảm xúc ngậm ngùi, tiếc nuối của Thôi Hiệu cho những thứ huy hoàng đã qua, có lẽ để nhấn mạnh điểm ấy, ông không ngại việc lặp từ mà sử dụng đến 3 lần “hoàng hạc” trong 4 câu thơ đầu. Tâm trạng của ông là sự luyến tiếc, là cảm giác buồn thương khi có những thứ vẫn còn đây nhưng vì sao lầu Hoàng Hạc không còn được như xưa mà lại mang cảm giác cô đơn và tịch mịch.

Sự trống trải của Thôi Hiệu đã hòa với khung cảnh thiên nhiên, có thể chính ông cũng đang nghĩ về những kỉ niệm,  những thứ đã qua trong đời mình để rồi phải tiếc nuối thời gian không thể quay trờ lại. Có những thứ vẫn còn đó, nhưng cũng có những sự vật, sự việc đã đi mãi mãi không thể quay trở lại. Sự đối lập trong hai câu thơ này không chỉ là giữa hiện thực và quá khứ mà còn là phép đối cho cõi trần và cõi tiên.

Hạc vàng cũng đã theo thần đi mất, để lại lầu son nơi đây chỉ con tr trọi 1 mình. Bốn câu thơ đầu đã tập trung tả cảnh và cũng để kể lại câu chuyện, giải thích lí do cho sự vắng vẻ ngày nay. Bàn về chuyện quá khứ và hiện tại để suy ngẫm về nhân sinh, đưa ra triết lí còn mất cho độc giả cảm nhận, trong chính câu thơ cũng đã để lại cho chúng ta một cảm giác phảng phất, dù ít hay nhiều “thời gian quý như vàng”.

Thiên nhiên như bức tranh sơn thủy được Thôi Hiệu mô tả với màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng, lắng đọng:

Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

(Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)

Ông dùng chữ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên với không gian rộng mở, thành bình, êm ả và tĩnh lặng. Bức tranh cảnh vật lặng yên như tờ với dòng sông, cỏ xanh nhưng lại thiếu đi sức sống của các sinh vật và con người. Cảm nhận của ông về lầu Hoàng Hạc bên sông Trường Giang đã khắc họa rõ nét qua những miêu tả về cây cối, cỏ xanh. Hai địa danh được sử dụng là Hán Dương và Anh Vũ cũng gắn liền với lầu Hoàng Hạc.

Nhìn cảnh lại khiến Thôi Hiệu nhớ về quê hương, không gian chiều hoàng hôn cũng gợi nên tâm trạng nhà nhà da diết của tác giả:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.)

Bóng chiều buông xuống, con người dường như cũng cô đơn hơn khi đứng trước cảnh vật tĩnh lặng. Ngắm nhìn con sông, cánh nước người ta lại cảm nhận nhiều hơn, sẵn sàng đối diện với lòng mình. Câu hỏi tu từ đặt ra không rõ để hỏi ai hay hỏi chính mình mang đết sự day dứt trong ông trước thiên nhiên và nỗi nhớ của mình với quê nhà.

Bài thơ Hoàng Hạc lâu đã để lại giá trị to lớn, mang nét đặc sắc phá cách của dòng thơ Đường. Không thực sự tuân thủ theo nghiêm luật, tác giả vận dụng một cách nhuần nhuyễn các quy tắc gieo vần có mới, có cũ để tả cảnh đồng thời khắc họa nên tâm trạng con người trước khung cảnh thiên nhiên đượm buồm, sâu sắc.

Phân tích Hoàng Hạc Lâu mẫu 3

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được mệnh danh là bài thơ vịnh cảnh ấn tượng. Theo Tân Văn Phong (nhà Nguyên) nhắc đến trong sách Đường Tài tử truyện: Ngày đó, Lý Bạch lên Hoàng Hạc lâu định làm thơ nhưng thấy tác phẩm Thôi Hiệu để lại đã quá xuất sắc nên thôi không làm nữa mà nhận định: “Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”.  (Cảnh bày trước mắt phổ không được, Thôi Hiệu làm thơ tả hết rồi).

Dù câu chuyện trên chưa chắc có thật mà chỉ là hư cấu của người đời sau, chúng ta đọc thơ Lý Bạch phải thừa nhận, trong thơ ông đã có 2 bài ảnh hưởng bởi Hoàng Hạc Lâu là Anh vũ châu (Bãi Chẹt) và Đăng Kim lăng Phượng Hoàng đài (Lên lầu Phượng Hoàng ở Kim lăng). Từ đó, ta thấy hiểu giá trị nghệ thuật của Hoàng Hạc Lâu do Thôi Hiệu sáng tác đã được công nhận từ ngàn đời xưa. Để khẳng định luận điểm này, trong sách “Thương lang thi thoại”, Nghiêm Vũ (đời Tống) cũng từng nói  ”Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng hạc lâu cư đệ nhất” (Thơ luật bảy chữ đời Đường, phải xếp bài Hoàng hạc Lâu của Thôi Hiệu là hàng thứ nhất).

Hoàng Hạc lâu được dựng trên mỏm đá Hạc vàng bên sông Trường Giang, gắn liền với nhiều truyền thuyết hóa tiên xa xưa. Và 2 câu đề, Thôi Hiệu đã viết:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

Chuyên xưa tiên cưỡi hạc vàng bay đi chưa biết thực hư ra sao, nhưng đến hôm nay, lầu Hoàng Hạc bên bờ sông trống trải tiêu điều làm sao. Câu đầu tiên, tác giả mượn lại điển tích kể về Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc từ trên lầu viết lại thành thơ. Đến câu sau lại là dòng tâm sự, nỗi buồn tiếc cho quang cảnh tiêu điều nơi đây.

Hạc vàng đã bay, năm tháng trông lên trời mây trắng vẫn còn đó nhưng cảnh đã không còn như xưa. Những câu thơ nghe có vẻ đơn giản nhưng lại gợi đến cảm giác buồn bã, tiếc nuối quá khứ, có những thứ vẫn vậy nhưng cũng nhiều thứ đã thay đổi.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Bút pháp tài tình của nhà thơ đã giúp chúng ta hình dung được quang cảnh ấy. Khi sông, nước, mây vẫn nguyên vẹn như vậy nhưng nay lầu hoàng hạc thật tiêu điều cô đơn. Đây cũng là chiêm nghiệm của Thôi Hiệu về đời về người về những sự tình trong cuộc sống.

Bốn câu thơ đầu tác giả đã phóng bút như tùy ý nhưng lại liên ết thật chặt chẽ. Mạch thơ liên tục, chậm chạp mang nét buồn thương nhưng cũng cuốn hút khiến người ta không thể dứt ra. Cách tác giả dùng “hoàng hạc: đến 3 lần trong 4 câu thơ là phép lặp để nhấn mạnh ý thơ và mạch thơ, dù trùng nhưng người đọc vẫn cảm thấy mọi thứ thật tự nhiên.

Luật bằng trắc theo thơ Đường Thất ngôn cũng không được tác giả tuân thủ nghiêm ngặt (dù đây là nguyên tắc bất di bất dịch). Không gieo vần chuẩn cũng cố ý lặp từ, cách viết đầy sáng tạo đã làm nên chất riêng cho bài thơ này của ông. Có lẽ vì vậy, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu mới được mệnh danh là chất riêng, thổi hồn mới cho thơ Đường. Chính những người cùng thời với ông cũng phải cảm thán cho cách viết rất “lạ” này. Khi Thẩm Đức Tiềm trong sách Đường thi biệt tài có nói ” “ỷ đắc tượng tiên thần hành ngữ ngoại, tung bút tả khứ toại thiên cổ chi kỳ”. (Dựng ý trước hình ẩn thần ngoài chữ, phóng bút mà viết nên những câu lạ nghìn đời).

Bài thơ không tuân theo quy luật thơ Đường với 4 câu thơ đầu nhưng ở các câu sau đó, Thôi Hiệu đã thổi lại vào đó đúng chất của dòng thơ cổ. Để bài thơ vẫn đúng chất của thời đại nhưng vẫn mang hơi hướng mới, lạ hơn rất nhiều. Ở hai câu luận, nhà thơ đã mơ ra ý chuyển tiếp, mô tả cảnh thiên nhiên ở Hoàng Hạc tại thời điểm đó:

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Cách lặp từ giúp câu thơ trở nên đặc sắc hơn. Các địa điểm như Hán Dương và Anh Vũ cũng gắn liền với lầu Hoàng Hạc. Nhà thơ mô tả nơi đây thật yên bình êm vả với dòng sông trong vắt soi bóng cây và cỏ thơm trên bãi, nhưng bức tranh ấy cũng thật đượm buồm và như không có sức sống. Mấy chữ “Phương thảo thê thê” được nhà thơ lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ “Vương tôn du hê bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê”. Nghĩa là: Chàng đi chơi đến giờ vẫn không về, cỏ xuân đã mọc mượt mà. Cả 2 câu đều ngụ ý cảnh đã thay đổi nhiều nhưng theo hướng tiêu điều, thê lương.

Hai câu kết được nhà thơ sử dụng để gửi gắm tâm trạng trong thơ:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Thôi Hiệu kéo người đọc từ cõi mơ, cõi thần tiên, quá khứ mông lung, hư ảo về đến hiện thực và ở đó có hình ảnh quen thuộc: hoàng hôn, quê hương, sóng trên sông. Những hình ảnh thể hiện tình cảm, tâm trạng được tác giả dùng nhuần nhuyễn. Từ xa xưa, cảnh hoàng hôn đẹp nhưng luôn mang theo đó tâm trạng buồn bã, cô liêu, ở đây nhà thơ cũng dùng nó để gắn với nỗi nhớ quê hương da diết.

Kết thúc bài thơ là câu hỏi tu từ “nhất mộ hương quan hà xứ thị?” để hỏi người khác hay hỏi chính bản thân, chưa ai có thể đưa ra câu trả lời. Cạnh đó, chính ông cũng mô tả sóng sông hay sóng lòng cũng là điểm khiến bao thế hệ sau phải phân tích với “trên sông khói song cho buồn lòng ai?” (theo bản dịch của Tản Đà).

Cảnh sắc hoàng hôn khiến ông nhớ đến quê nhà, nhớ đến quê hương. Nghệ thuật thơ đặc sắc nhìn cảnh khắc tình tô vẽ nên bức tranh đẹp đượm buồm. Rõ ràng tất cả đã tạo nên sự thành công của Hoàng Hạc Lâu, bài thơ tuyệt tác được công nhận đến ngàn đời sau.

Phân tích bài thơ về Hoàng Hạc Lâu theo mẫu 4

Thơ nhà Đường là thời đại với nhiều nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Xương Linh,… và nhiều hơn thế, giúp cho văn học Trung Hoa thời điểm này phát triển mạnh mẽ. Dù Thôi Hiệu không phải nhà thơ lớn được đánh giá ngang hàng với các đại thi hào kể trên, ông cũng có tác phẩm làm nên tên tuổi, khiến người ta nhớ mãi về khả năng biến hóa khôn lường nghiêm luật, sáng tạo trong cách vận dụng quy tắc cũ, làm nên cái mới trong thơ của mình với bài Hoàng hạc lâu.

Hạc vàng nào còn cưỡi vút

Nay lầu Hoàng Hạc cô tịch trơ trọi

Hoàng Hạc lâu gắn liền với câu chuyện thần tiên và cũng là quá khứ huy hoàng nơi đây. Tác giả sử dụng hình ảnh đắt giá là “hạc vàng” gợi hình, gợi tả đồng thời nhắc ta nhớ về điển tích xưa. Đối lập với nó là hình ảnh của hiện tại khi lầu son gác tía phải cô tịch và đứng trơ một mình. Tác giả vẽ nên bức tranh giúp ta liên tưởng về quá khứ, kéo theo đó là hình ảnh hiện tượng gợi sự mất mát, tiếc nuối trước sự thay đổi của cảnh vật sau thời gian thoi đưa. Dù lầu Hoàng hạc có lẽ vẫn kiêu hùng nơi đó nhưng đã không còn bóng dáng con người, không còn tấp nập, không còn ánh hào quang mà ngược lại thật lạc lõng và lạnh lẽo.

Sức mạnh của thời gian không chừa một ai, đặc biệt khi đất nước phải trải qua nhiều biến động từ thăng trầm lịch sử đến chiến loạn thời cuộc, hôm nay, người thi sĩ đứng đây ngắm nhìn cảnh vật thấy lòng như lắng lại. Ông để lòng mình hồi tưởng về những ngày đã qua, ông nhớ lại, hụt hẫng, tiếc nuối khôn nguôi:

Hạc vàng bay mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng vẫn trôi bày

Cánh hạc bay mất như đã mang theo những huy hoàng ngày ấy. Để rồi bây giờ, lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây, mây vẫn cứ bay nhưng cảnh sắc đã không còn như xưa. Sự đối lập về không gian và thời gian đã khiến ta có sự liên tưởng và so sánh sâu sắc giữa quá khứ và hiện tượng, giữa chốn thần tiên ảo mộng trong truyền thuyết và thực tế bây giờ. Đồng thời, câu thơ cũng là chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời, về dòng thời gian. Có thể sẽ có những thứ không thay đổi khi ngày tháng dần qua nhưng chắc chắn cũng có những thứ khiến chúng ta không còn nhận ra vẻ huy hoàng của quá khứ.

Chiêm nghiệm có và mất là luật lệ tự nhiên nhưng khiến người đọc cảm thấy thật mất mát. Bằng cách mô tả tinh tế, hình ảnh chọn lọc, Thôi Hiệu đã vẽ nên bức tranh đặc sắc nhưng cũng giàu ý nghĩa.

Hán Dương sông êm, cây xanh bóng bày,

Bãi xưa Anh Vũ mênh mông cỏ non

Bên bờ sông Hán Dương vẫn còn cây xanh, nắng đẹp, nước chảy êm đềm. Ở bãi Anh Vũ mênh mông cỏ non cũng vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi mát nhưng dường như tiêu điều. Bởi ngày xưa, nhiều người thường nhắc đến cỏ mọc xanh để chỉ thời gian thoi đưa, cây cỏ tốt tươi nhưng người vẫn chưa quay về. Đặc biệt, trong bức tranh Thôi Hiệu tạo nên cũng không thấy hình bóng con người, càng làm chúng ta cảm nhận được cảm giác nơi đây đã bị quên lãng, không còn dáng dấp của căn lầu ngày xưa là nơi hạc tiên ghé đến. Cạnh đó, bức tranh thiên nhiên ấy cũng khiến nhà thơ nhớ đến nhiều thứ:

Quê hương khuất sau bóng hoàng hôn,

Trên sông, khói sóng, ai buồn lòng.

Bài thơ Lầu Hoàng hạc ngắn gọn với 8 câu tuân thủ quy tắc của thơ Đường nhưng đã khắc họa nên nét đẹp bức tranh thiên nhiên. Tuy 4 câu đầu Thôi Hiệu không tuân thủ đúng nghiêm luật nhưng chính điều này đã làm nên nét đặc sắc trong thơ của ông. Toàn bài khiến người ta động lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên cũng phảng phất nỗi buồn, nỗi tiếc thương của tác giả và gợi nhớ đến quê hương.

Mẫu phân tích bài thơ số 5 về lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Nhà thơ Thôi Hiệu không có quá nhiều tác phẩm nổi tiếng hay thường được nhắc tới với danh đại thi hào. Thơ của ông giàu chất lãng mạn và đâu đó có sự suy tư về đời người. Bài thơ Hoàng Hạc lâu chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông, đã được ca tụng đến ngàn đời sau. Bài thơ này được mệnh danh là sự sáng tạo, sự phá cách đỉnh cao của thơ Đường lúc bấy giờ.

Ngay đầu bài, tác giả Thôi Hiệu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng cũng đượm buồn, thể hiện sự sâu sắc của chính ông khi đối diện với lầu Hoàng Hạc nay đã không còn như xưa. Hai câu thơ đầu đã phảng phất sự tiếc nuối của chính ông khi đứng trước cảnh vật nơi đây, là sự gợi nhớ của tác giả về quá khứ huy hoàng:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu

(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?

Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.)

Điển tích về câu chuyện Phí Văn Vi hóa tiên bay lên trời được Thôi Hiệu sử dụng ngay trong câu đề. Ông dùng ở đây không phải để nhấn mạnh vẻ đẹp của lầu Hoàng Hạc mà để miêu tả sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa khung cảnh huy hoàng ngày xưa và cảnh sắc tiêu điều bây giờ. Nhận ra sự cô độc đó đã khiến tác giả cảm nhận nỗi buồn man mác, đâu đó có sự tiếc nuối cho quá khứ ngày xưa.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

(Hạc vàng đi mất từ xưa,

Ngàn năm mây trắng bấy giờ còn bay.)

Lầu Hoàng Hạc ngàn năm lịch sử được tái hiện thêm một lần nữa. Nhưng tiếp tục trong câu thơ là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Giữa cảnh còn, mất của hạc vàng và mây trắng khiến người ta có sự chiêm nghiệm về đời người. Từ xa xưa, cánh hạc vàng đã được liên hệ trong những mẩu chuyện thần tiên, kì bí nhưng nay cũng đã đi không biết khi nào quay lại. Câu thơ đem đến cảm giác thơ mộng, thần bí. Càng khiến người ta xúc động khi tác giả miêu tả lại cái còn là đám mây vẫn bay lững lờ. Lầu Hoàng Hạc cũng vẫn ở đó, cảnh vật cũng vẫn ở đó nhưng cảm giác đã không còn được như xưa, tất cả khiến Thôi Hiệu phải thể hiện sự tiếc nuối qua 4 câu thơ này. Qua đó, ông muốn truyền đạt về triết lý còn mất. Có những thứ vẫn sẽ ở đó nhưng cũng có những thứ đã mãi thay đổi dưới sự tác động của thời gian. Tuy vậy, những điều ở lại cũng không hẳn giống như ngày xưa, mà sẽ có sự thay đổi nhất định:

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

(Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.)

Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đã khắc họa nên vẻ đẹp quanh lầu Hoàng Hạc. Ở đó vẫn có Hán Dương, Anh Vũ, sông Trường Giang vẫn trôi êm đềm, vẫn có bóng cây, cỏ xanh tươi đẹp. Nhưng không còn hình bóng con người. Nơi đây đã tiêu điều hơn xưa, nét huy hoàng có lẽ mãi không thể quay lại.

Trong những câu thơ sau là cảm xúc riêng tư của nhà thơ, là nỗi nhớ quê hương da diết khi ngắm nhìn cảnh vật có chút lạ, chút quen:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

Bài thơ Hoàng Hạc lâu là sự sáng tạo của nhà thơ Thôi Hiệu trong cách vận dụng Đường luật. Ông không tuân thủ đúng nguyên tắc gieo vần bằng trắc nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc khác của thể thơ cổ này đem đến cảm giác mới lạ. Toàn bài là bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn, là cảm xúc của tác giả trước khung cảnh tiêu điều nơi đây và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

Mẫu 6 phân tích Hoàng Hạc Lâu

Thôi Hiệu không có nhiều tác phẩm được công chúng ghi nhận nhưng ông có Hoàng Hạc Lâu một trong những bài thơ đánh dấu sự phát triển của thơ Đường. Cạnh đó, thơ của ông đã vận dụng và có sự sáng tạo giúp toàn bài trở nên mới mẻ độc đáo không chỉ với người đọc cùng thời mà còn khiến thế hệ sau phải trầm trồ.

Đây là tác phẩm buồn, mang cảm giác chiêm nghiệm về con người và khung cảnh thiên nhiên. Nhịp thơ chậm rãi đem lại cảm giác sâu lắng và tinh tế, dẫn dắt độc giả đến với khung cảnh thiên nhiên ở thời điểm bấy giờ.

Hai câu thơ đầu mở ra bức tranh cô đọc của lầu Hoàng Hạc:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ

Điển cố Hạc vàng hóa tiên được sử dụng ngay câu mở đầu đem lại cảm giác đẹp mà huyền bí. Nhà thơ gợi lại ký ức hào hùng xưa cũ nơi đây, mà nay chỉ còn lại bóng dáng, còn lại trong những câu chuyện dân gian truyền miệng. Câu thơ thứ hay là dòng cảm xúc của nhà thơ khi đối diện với cảnh vật không còn như miêu tả của thuở nào. Ở đó, người ta chỉ còn cảm nhận được lầu Hoàng hạc trơ trọi, cô đơn và lạc lõng. Một chữ “trơ” đã đủ tỏ rõ ý thơ cô độc, đượm buồm cũng dùng để tả quang cảnh xung quanh thật sự hoang tàn và đối lập với quá khứ. Biện pháp tu từ này được nhà thơ sử dụng tinh tế, khiến bạn đọc vừa hình dung được nét đẹp của nơi đây ở thời điểm trước, sau đó là hiện thực của hiện tại khiến ai cũng không khỏi xót thương.

Hai câu thực tiếp theo lại tiếp tục đem đến cảm giác chua xót cho quang cảnh ngày ấy, đối lập với hiện thực bây giờ.

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Nhìn lại Hoàng Hạc Lâu đã không còn như trước, nghĩ đến vẻ đẹp thơ văn chỉ còn là ảo ảnh hư vô. Tác giả nuối tiếc quá khứ và cũng thừa nhận ở đây vẫn còn lầu hoàng hạc, vẫn còn bóng mây trắng bay nghìn năm. 4 câu thơ cho ta chiêm nghiệm về sự còn mất, về tác động của thời gian mà ai ai cũng có thể cảm nhận. Đồng thời, phảng phất trong đó là nỗi buồn tiếc cho cảnh vật huy hoàng ngày xưa nay đã không còn. Điệp từ Hoàng Hạc được lặp đi lặp lại trong bản thơ gốc do Thôi Hiệu viết đã tỏ rõ sự tiếc thương với cánh hạc vàng thần tiên, cảnh đẹp như chốn bồng lai của quá khứ được nhiều người nhắc đến.

Câu luận nhà thơ miêu tả lại cảnh thiên nhiên ở hiện tại. Như đã chấp nhận, đã thấu rõ khung cảnh của thời điểm này:

Hán Dương sông tạnh cây bày

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Hán Dương và Anh Vũ là 2 địa điểm gắn liền với lầu Hoàng Hạc. Nay vẫn còn đó dòng sông phẳng lặng hay hình ảnh có xanh rờn ngút mắt. Tuy vậy, cảm giác cỏ mọc um tùm lại đem đến hiệu ứng “cô liêu” như không được chăm sóc hoặc ít người ghé thăm. Cách tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Thôi Hiệu đã giúp ta nhìn ra một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn.

Nhìn cảnh sắc nơi đây, tác giả đã trỗi dậy một thứ tình cảm thật mãnh liệt:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói song cho buồn lòng ai

Màu sắc cổ điển bao trùm trong bài thơ nhưng không thể phủ nhận những điểm sáng tạo mà tác giả đem đến. Thủ pháp đối lập, chọn lọc hình ảnh đặc sắc và cách tả cảnh ngụ tình cũng giúp cho bài thơ mang đa sắc màu tùy theo cảm nhận.

Với Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu đã đưa dòng thơ Đường lên một tầm cao mới, có sự đột phá, đặc sắc hơn. Chính những thi sĩ cùng thời cũng phải thốt lên cách viết của ông thật lạ và độc đáo. Đến nay, chúng ta đọc vẫn công nhận nét đẹp trong từng câu chữ, cách tác giả chắt lọc và chọn từ quả thật rất xuất chúng.

Mẫu phân tích số 7 về lầu Hoàng Hạc

Thôi Hiệu không phải nhà thơ sở hữu kho tác phẩm đồ sộ. Nhưng, ông vẫn có “sản phẩm” để đời khiến ngàn đời sau vẫn phải ca tụng. Hoàng Hạc lâu là một tác phẩm như thế. Bài thơ được sáng tác trong chuyến thăm lầu Hoàng Hạc của ông để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Có thể nói, màu của bài thơ Hoàng Hạc Lâu có phần đượm buồn, nhẹ nhàng và sâu lắng. Ở đó, mang sự thấu hiểu, chiêm nghiệm, triết lý về đời người dưới sự tác động của dòng chảy thời gian, sự thay đổi của thời đại, cũng có sự chua xót mà tác giả gửi gắm.

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Nhà thơ tinh tế mượn chuyện cổ Hạc vàng hóa tiên để bắt đầu bài thơ, tạo nên bức tranh vừa mang chất sử lại không kém phần bí ẩn, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Nhưng đối lập với đó, hình ảnh Hoàng Hạc lâu nay không còn như xưa mà giờ chỉ còn “trơ” một mình, cô liêu, tịch mịch. Sự hào hùng bi tráng trong sách truyện đối lập hoàn toàn với khung cảnh khi tác giả ghé thăm khiến nhà thơ cảm giác buồn bã khôn nguôi và nhớ nhung thời kỳ vàng son được nhắc đến.

Giọng thơ vẫn tiếp tục buồn, nhịp chậm rãi trong các câu thơ tiếp theo. Lại một sự đối lập cho khoảng không gian, thời gian, cho hiện thực và quá khứ, cho cõi người và cõi tiên:

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Câu chuyện về thần tiên nay đã không còn khi hạc vàng đã đi mất. Dấu ấn lịch sử không rõ có trờ lại hay không. Giờ đây, quanh lầu hoàng hạc chỉ còn đám mây trắng nghìn năm bầu bạn. Tác giả cảm thấy buồn tiếc cho cảnh thê lương, hiu quạnh của Hoàng Hạc lâu thời điểm hiện tại.

Dù ở đó vẫn còn Hán Dương còn Anh Vũ với sông êm đềm hay cỏ xanh non nhưng dẫu sao cũng là cảm giác tiêu điều, không đem lại hào khí trước đây. Cỏ mọc xanh cũng khiến người ta nghĩ đến một nơi ít được ghé thăm hay chăm sóc. Dù đẹp thì có đẹp nhưng quá buồn tiếc nếu phải so sánh với thời kỳ đỉnh cao của nơi ấy.

2 câu kết là dòng cảm xúc trào dâng về niềm nhớ quê hương của nhà thơ. Màu sắc bức tranh tối hơn, ánh hoàng hôn cũng khiến người ta mang nhiều tâm trạng:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Câu thơ chứa đựng những câu hỏi tu từ “buồn lòng cho ai” là tác giả đặt ra cho người khác hay đang ngậm ngùi cho mình, cho cảnh sắc nơi đây không ai rõ. Nhưng chúng ta hiểu được nhà thơ đang tức cảnh sinh tình, nhìn cảnh xứ người tiêu điều mà nhớ đến quê hương xa xôi nơi chính bản thân tác giả cũng chưa có cơ hội trở về.

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu là biểu tượng của Đường luật, là nỗi lòng của nhà thơ trước cảnh sắc nơi đây. Thôi Hiệu không chỉ vẽ nên bức tranh đẹp mà con tô cho nó một cảm xúc đượm buồn khiến ai cũng phải buồn thương, nuối tiếc cho quá khứ đã qua, cũng khiến người ta hiểu được thời gian có thể thay đổi mọi thứ, vì vậy, phải biết trân trọng hiện tại và những thứ mình đang có.

Xem thêm:

Kết luận

Tác phẩm Hoàng Hạc Lâu là bài thơ tiêu biểu, giúp làm nên tên tuổi của tác giả Thôi Hiệu. Bài thơ miêu tả khung cảnh đẹp, song song đó cũng bộc lộ nỗi niềm hoài vọng nơi xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *