Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái) – Ngữ văn 8
Hoàng Lê nhất thống chí là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Hán nổi tiếng của chương trình Ngữ văn 8. Tác phẩm ghi chép chi tiết về hành trình thống nhất triều nhà Lê. Bạn có thể hiểu hơn về diễn biến lịch sử của đất nước giai đoạn này qua phân tích, tóm tắt, sơ đồ, nội dung.
Nội dung Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)
Nội dung của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí khắc họa chân thực hình ảnh anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong công cuộc bình định đất nước. Thất bại thảm hại của quân Thanh và vua Lê Chiêu Thống để lại bài học đắt giá cho quân thù khi xâm phạm bờ cõi nước ta.
Hành trình gian khổ không ngăn cản được bước tiến mạnh mẽ, để cái tên Quang Trung mãi lưu danh sử sách. Sự hào hùng này đối lập hoàn toàn với tình trạng thê thảm của giặc ngoại xâm hay chính quyền phong kiến thối nát thời Hậu Lê.
Tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì có niềm đam mê dành cho văn học. Trong đó, Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du giữ vai trò tác giả chính khi sáng tác.
Xuất thân từ làng Tả Thanh Oai, thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, Ngô Gia Văn Phái hoạt động qua nhiều giai đoạn lịch sử. Đây cũng là khởi nguồn cho những tác phẩm khắc họa chân thực về những con người và sự kiện lịch sử.
Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống và có dịp tìm hiểu, tiếp xúc với chế độ chính trị đương thời. Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn cũng đóng góp đáng kể cho các tác phẩm.
Về tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí khắc họa hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ và công cuộc bình định đất nước lúc bấy giờ. Hiện thực của giai đoạn lịch sử đầy biến động này cũng được thể hiện chi tiết qua tác phẩm.
Thể loại Hoàng Lê nhất thống chí là gì?
Tác phẩm là chí viết bằng chữ Hán, khắc họa chân thực một số sự kiện lịch sử dưới vương triều nhà Lê nên có thể gọi là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử?
Tác phẩm được gọi là tiểu thuyết lịch sử vì không chỉ mang giá trị về văn học mà còn có giá trị về sử học. Đây là tác phẩm văn xuôi đầu tiên được gọi là sử thi có quy mô lớn về những sự kiện được cập nhật. Văn bản tái hiện rất chi tiết về bức tranh phong kiến thời bấy giờ, có thêm yếu tố châm biếm và phê phán.
Hoàng Lê nhất thống chí sáng tác năm bao nhiêu?
Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
Hoàn cảnh sáng tác Hoàng Lê nhất thống chí như thế nào?
Hoàng Lê nhất thống chí được sáng tác dựa trên giai đoạn lịch sử đầy biến động khi Tây Sơn diệt Trịnh, Bắc Hà trao trả cho vua Lê. Sau khi vương triều Lê thống nhất, tác phẩm tiếp tục tái hiện xã hội phong kiến Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỉ 19.
Xuất xứ Hoàng Lê nhất thống chí – Tác phẩm in trong bộ sách nào?
Tác phẩm nằm trong bộ Ngô gia văn phái tùng thư của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái gồm 17 hồi.
Phương thức biểu đạt của Hoàng Lê nhất thống chí
Tự sự kết hợp với miêu tả và nghị luận.
Bố cục Hoàng Lê nhất thống chí gồm mấy phần?
Tác phẩm được chia thành 3 phần chính tương ứng với từng khoảng thời gian trong lịch sử:
- Phần 1: Từ mở bài Hoàng Lê nhất thống chí đến “Vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”. Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đem quân đi đánh quân Thanh.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Lăng, rồi kéo vào thành”. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vang dội của Quang Trung.
- Phần 3: Còn lại. Thất bại ê chề của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống cùng bầy tôi.
Sơ đồ tư duy Hoàng Lê nhất thống chí
The POET Magazine chia sẻ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác phẩm:
Giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí chi tiết
Giải thích nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh xã hội đang trên đà sụp độ dưới vương triều nhà Lê khi Tây Sơn diệt Trịnh để trả lại Bắc Hà cho vua. Nhan đề đã trực tiếp đề cập đến sự kiện chính trong tác phẩm để ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại của quân Thanh và vua Lê Chiêu Thống.
Giá trị tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Giá trị nội dung: Nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta với những con người và sự kiện hào hùng trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh và vua Lê Chiêu Thống cho thấy tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân ta.
Giá trị nghệ thuật: Bút pháp kể chuyện chân thực, miêu tả sinh động, gây được ấn tượng. Hình ảnh nhân vật mang đậm màu sắc sử thi, thể hiện rõ đặc điểm tính cách qua hành động và lời nói. Kể lại sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập được sử dụng hiệu quả.
Phân tích bài Hoàng Lê nhất thống chí – Đọc hiểu tác phẩm
Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí giúp bạn hiểu rõ hơn về những giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải. Qua đây hình tượng người anh hùng – vị vua nổi tiếng Quang Trung trở nên chân thực và gần gũi hơn.
Phân tích nhân vật Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí – mạnh mẽ, sáng suốt và quyết đoán
- Hành động mạnh mẽ, quyết liệt:
Trong thời gian một tháng khi quân Thanh đóng chiếm kinh thành Thăng Long, ông đã chuẩn bị toàn diện cho cuộc tiến quân ra Bắc.
Khi lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Quang Trung, tự mình đốc suất đại binh, cho quân thủy, bộ đồng loạt tiến ra Bắc.
Thực hiện tuyển mộ, duyệt binh và tổ chức hàng ngũ quân đội một cách tuần tự.
Đích thân cưỡi voi ra doanh an ủi quân lính, nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng.
- Sáng suốt, có trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng:
Nhận định chính xác tình hình của ta và địch, đưa ra những quyết định quan trọng đối với đại cuộc.
Có khả năng phán đoán và dùng người sáng suốt, nhạy bén khi sắp xếp công việc. Phân chia, khen thưởng đúng người đúng việc.
Bình tĩnh và quyết đoán trong mọi trường hợp: “Khi nghe tin quân Thanh đã vào Thăng Long, ông không hề lo lắng”, “Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng chính sách của Ngô Thì Nhậm”.
- Ý chí kiên cường, biết trọng nhân tài và có tài dụng binh như thần:
Ông luôn tính toán mọi sách lược và tin chắc vào thắng lợi trước khi xuất quân khi hẹn với quân sĩ ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mời tiệc ăn mừng.
“Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng sách lược của Ngô Thì Nhậm”.
Suốt trận chiến, Quang Trung liên tiếp điều binh, khiển tướng và sử dụng những sách lược đã chuẩn bị trước để đánh bại quân Thanh, chiến thắng vang dội.
Đóng vai Quang Trung kể lại Hoàng Lê nhất thống chí sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị anh hùng dũng cảm, mưu lược và biết thu phục lòng người. Ông trở thành linh hồn của trận chiến, đốt lên sĩ khí chiến đấu cho toàn quân đội.
Phân tích hình ảnh của bọn cướp nước, bán nước
- Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh:
Tôn Sĩ Nghị nói riêng và quân Thanh nói chung đều thể hiện sự kiêu căng, tự mãn cũng như khinh địch trong quá trình cướp nước.
Tướng địch bất tài, vô dụng, không có tầm nhìn và mưu lược đúng đắn.
Hay tin quân Tây Sơn sắp tiến đến: “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước…”
Toàn thể quân Thanh: đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu bắc sông, xô đẩy nhau đến nỗi rơi xuống sông mà chết.
=> Quân địch do tự mãn, kiêu căng mà dẫn đến thất bại thảm hại.
- Hình ảnh vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi:
Khi quân xâm lược thất bại, vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi bán nước cũng phải chịu chung số phận, ê chề nhục nhã.
“Vua Lê ở trong điện nghe tin có biến vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài…”
Đặc biệt là cuộc gặp gỡ của vua Lê và chủ tướng quân Thanh – Tôn Sĩ Nghị: “Cùng nhìn nhau thẫn thờ, oán giận chảy nước mắt’.
=> Kẻ bán nước phải rơi vào tình cảnh khốn cùng, ở không được, đi cũng chẳng xong.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
Dàn ý Hoàng Lê nhất thống chí giúp tóm tắt ngắn gọn và chính xác nội dung tác phẩm.
- Vua Lê Chiêu Thống vì lo sợ quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm đã cầu cứu quân Thanh. Triều đình nhà Thanh nhân cơ hội kéo quân sang với ý định thôn tính nước ta. Quang Trung đã bàn bạc cùng các tướng sĩ, chuẩn bị kế sách tiến đánh quân Thanh ngay khi hay tin.
- Quang Trung mở tiệc khao quân, sau đó trực tiếp cầm quân ra trận, chia quân thành 5 đạo. Đêm 30 tết lên đường, ông hẹn quân ngày mồng 7 tết sẽ ăn mừng chiến thắng ở kinh thành Thăng Long. Quân Tây Sơn đi đến đâu quân giặc tan bị đánh tan đến đó. Khi đến sông Gián, toán quân Thanh đi do thám đã bị bắt sống toàn bộ.
- Nửa đêm ngày mùng 3 tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tới Hà Hồi, Thượng Phúc, vây kín thành trong im lặng. Quân giặc nhận tin thì đã không thể thoát ra, sợ hãi xin hàng.
- Tờ mờ sáng mùng 5 Tết, nghĩa quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh không chống cự nổi, bỏ chạy toán loạn. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn. Giữa trưa hôm ấy, nghĩa quân đã tiến đánh thành Thăng Long. Tổng đốc của giặc là Tôn Sĩ Nghị nghe tin cấp báo liền tìm cách trốn về nước.
- Vua Lê đang ở trong điện, hay tin liền vội vã cùng tùy tùng đưa Thái Hậu ra ngoài thì gặp Tôn Sĩ Nghị cũng đang chạy trốn trong tình cảnh thê thảm. Nghĩa quân Tây Sơn đại thắng trước quân Thanh.
Xem thêm:
- Tuyển tập phân tích các tác phẩm văn học lớp 8 Chân trời sáng tạo đầy đủ, ý nghĩa
- Chuẩn bị soạn Hoàng Lê nhất thống chí, trả lời đầy đủ câu hỏi SGK
- Viên tướng trẻ và con ngựa trắng – Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo
Kết luận
Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái khắc họa hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Câu chuyện còn ngợi ca tinh thần yêu nước và con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.