Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: Soạn bài, tác phẩm – tác giả
Dàn tác phẩm, hướng dẫn soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương). Các em học sinh theo dõi cụ thể đáp án gợi ý cho câu trả lời trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo tại trang web The POET Magazine.
Thông tin sơ lược về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Theo dõi chính xác các thông tin về tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân của tác giả Minh Nhương trong SGK Ngữ văn 6.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Cuộc thi được bắt nguồn từ làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra vào thời gian nào?
Vào ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) hằng năm.
Diễn biến của hội thổi cơm thi
Diễn biến:
- Trống chiêng điểm ba hồi, các đội xếp hàng làm lễ dâng hương.
- Thanh niên 4 đội leo lên ngọn cây chuối lấy lửa.
- Châm diêm lấy lửa từ nén hương mang xuống.
- Những người trong nhóm giã thóc, sàng gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
- Sau khoảng một tiếng rưỡi, ban giám khảo đi chấm nồi cơm các đội
Luật lệ: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa, cách nấu, công việc của người dự thi.
Hội thi thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.
Thông tin chung về tác phẩm hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Văn bản miêu tả lại một sự kiện văn hóa truyền thống của địa phương tại Bắc bộ. Đây là hoạt động giúp học sinh ghi nhớ, hiểu hơn về quá khứ, về sinh hoạt của ông bà ta ngày xưa.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc thể loại gì?
Tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn thuộc thể loại Văn thuyết minh – một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống. Văn thuyết minh thường cung cấp các đặc điểm, tính chất, tri thức và nguyên nhân của một sự việc, hiện tượng nhất định.
Nội dung chính của tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Nội dung của tác phẩm: Văn bản thuật lại lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Qua đó, thể hiện niềm tự hào và trân trọng nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại của dân tộc.
Nghệ thuật Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương)
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
Bố cục tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 6
Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu … thổi cơm thi: giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Phần 2: Tiếp… đối với dân dàng: Diễn biến của hội thi thổi cơm.
- Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hội thổi cơm.
Tóm tắt Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương)
Tóm tắt mẫu 1:
Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
Tóm tắt mẫu 2:
Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) lại mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm có nhiều nét độc đáo về quy trình, cách nấu. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Diễn biến của cuộc thi bắt đầu bằng việc lấy lửa, chuyền lửa, nhóm lửa; sau đó chế biến gạo; đun nấu làm chín cơm trong khoảng một giờ rưỡi. Tiêu chuẩn đánh giá của ban giám khảo là gạo trắng, cơm dẻo, không cháy. Hội thổi cơm thi này là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Với những nét đặc sắc của mình, hội thi đã góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.
Tóm tắt mẫu 3:
Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
Mẫu giới thiệu văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một văn bản thông tin về một sự kiện sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Hội thi được bắt nguồn từ những cuộc xuất quân đánh giặc xâm lược của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
Bài viết đã nêu rõ những quy định, luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Từ việc lấy lửa trên gọn cây chuối cao; từ việc giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước, châm lửa… cho ta thấy hội thi đề cao tính tập thể, tính cộng đồng, tính trung thực, sự khéo léo, thông minh và nhanh nhẹn.
Hội thi đã thu hút nhiều người tham gia và nhiều người xem với những tiếng cười vui , tiếng hò reo sảng khoái của người dân sau những ngày lao động vất vả.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một nét đẹp văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ, góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại.
Đọc truyện Sọ dừa lớp 6 để biết thêm về một truyện cổ tích thú vị của người Việt Nam. Đây là câu chuyện dành cho thiếu nhi được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn (Minh Nhương)
Tìm hiểu và trả lời câu hỏi về tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn (trang 27 SGK).
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?
Hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa; là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo trong khi nấu cơm.
Là dịp sinh hoạt văn hóa để mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái cho người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.
Nguồn gốc của hội thi: bắt nguồn từ hoạt động tiếp binh lương trong các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?
- Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.
- Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu lệnh vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,.. Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn.
- Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót mảnh tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc.
- Người trong nhóm dự thi nhanh tay giã tóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
- Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
Nhận xét của em về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam:
- Hội thi mang nét đẹp văn hóa truyền thống đáng trân trọng (vì bắt nguồn từ việc tiếp lương của các cuộc trẩy quân).
- Thể hiện được sức mạnh và sự thông minh; sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hóa dân tộc?
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cho em biết thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc:
- Thể hiện truyền thống yêu nước của người Việt trong lịch sử (tiếp lương trẩy quây đánh giặc).
- Là nét đẹp văn hóa dân tộc, nhằm tôm vinh nghề trồng lúa nước.
Chuẩn bị soạn bài Sọ dừa để hiểu sơ lược về tác phẩm. Sau đó, bạn có thể dễ dàng nắm được bài giảng của giáo viên trong giờ học.
Kết luận
Tài liệu dàn tác phẩm và soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương) đã được ThePOETmagazine – Trang tổng hợp thơ, phân tích văn học hàng đầu – cập nhật chính xác nhất. Các em học sinh hãy chuẩn bị bài học để nắm rõ được nội dung của tác phẩm.