Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Tóm tắt, bố cục, thể loại

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tác phẩm thuộc bài 1 – Câu chuyện lịch sử, chương trình ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Đây là bài học mở đầu cho bài và cũng là bài đọc đầu tiên của chương trình văn 8.

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Hà Nội. Ông thường khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại là tiểu thuyết và kịch.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1943), An Tư (1944), Bắc Sơn (1946), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Sống mãi với thủ đô (1961),…

lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tác giả sáng tác truyện vào những năm tháng cuối đời

Thông tin chung Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8

Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một văn bản kinh điển, mang giá trị lịch sử do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết lại dựa trên những sự kiện có thật.

Bố cục bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bố cục văn bản chia thành 3 phần, bao gồm:

  • Phần 1: Từ đầu đến “…chẳng hỏi một lời”: Bối cảnh diễn ra cuộc yết kiến vua;
  • Phần 2: Tiếp đến “…thưởng cho em ta một quả”: Cuộc yết kiến vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản;
  • Phần 3: Còn lại: Hành động của Trần Quốc Toản sau khi được vua ban cam quý.

Thể loại của văn bản là gì?

Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử.

Nội dung lá cờ thêu sáu chữ vàng

Lá cờ thêu sáu chữ vàng khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản và tinh thần yêu nước bất diệt. Câu chuyện gợi dậy lòng yêu nước của người dân, đồng thời giúp hiểu thêm về lịch sử Việt Nam anh hùng.

Bạn có thể sử dụng ý này để bắt đầu phân tích nhân vật Trần Quốc Toản trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tuy nhiên, khi bắt đầu từ thông tin chung, học sinh phải đưa ra được những luận điểm, luận cứ để chứng minh chúng.

Bối cảnh của truyện

Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, vua và các vương hầu dự bàn về việc đánh giặc: đánh hay hòa. Do chưa đủ tuổi, Trần Quốc Toản không được tham gia cuộc họp này. Thiếu niên đã đến bên bờ sông mong gặp được vua để bày tỏ thái độ của mình.

lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8
Thiếu niên với khát khao ra đưa ra ý kiến liên quan đến việc quốc gia

Xuất xứ lá cờ thêu sáu chữ vàng

Ngữ văn 8 Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc phần 3 của tác phẩm cùng tên. Đây là bộ truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính là Trần Quốc Toản, một thiếu niên thuộc dòng dõi nhà Trần, sớm mồ côi cha.

Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.

Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học, bạn nên đọc thêm phần soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Đây là nội dung có đầy đủ câu trả lời cho các câu hỏi của chương trình sách giáo khoa.

Tác giả thể hiện tình cảm và tư tưởng gì trong đoạn trích?

Tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn và khí thế hào hùng của nhà Trần, cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

Hoàn cảnh sáng tác Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Tác phẩm ra đời năm 1960, khoảng thời gian nước ta đang gồng mình trong cuộc kháng chiến chống giặc mỹ. Lá cờ thêu sáu chữ vàng được Nguyễn Huy Tưởng viết vào phút cuối của cuộc đời, khi ông đang chống lại bệnh tật của mình.

Đây là đúc kết cho quá trình tìm hiểu về nhà Trần – thời đại Nguyễn Huy Tưởng sùng kính. Đồng thời, cũng là sự nỗ lực cuối cùng của ông cho sự nghiệp văn chương của mình. Tháng 3 năm 1960, Nguyễn Huy tưởng viết trong nhật khí rằng đã viết xong Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tuy nhiên ông vẫn chưa thực sự hài lòng với đứa con tinh thần này của mình.

Cũng vì vậy, ông quyết định viết lại tác phẩm lần thứ hai. Sau khi hoàn thành bản soạn lại, ông nhập viện và chưa kịp chứng kiến bản in chính thức của tác phẩm dù nhà xuất bản đã hết sức khẩn trương in ấn cuốn sách.

Sơ đồ tư duy

Thông tin sơ lược về tác phẩm được The POET Magazine tóm gọn lại như sau:

sơ đồ tư duy lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tổng hợp thông tin chung về tác phẩm

Tóm tắt văn bản lá cờ thêu sáu chữ vàng

Sau khi đọc văn bản, hiểu đợc bối cảnh, bạn có thể tóm lại cốt truyện, nội dung cụ thể. Đây cũng là đề kiểm tra thường gặp trong các bài 15 phút hoặc kiểm tra miệng.

Cốt truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Tác phẩm kể về Trần Quốc Toản mong muốn tham gia buổi họp bàn việc đánh giặc cùng vua Trần nhân Tông và các vị chư hầu. Cậu đã tiến về Bình Than nài nỉ quân Thành Dực cho vào thuyền để bày tỏ ý kiến nhưng không được phép. Đến cuối, sợ không nói rõ được quan điểm mong vua cho đánh quân Nguyên, không cho chúng lấy cớ mượn đường, thiếu niên xảy ra tranh chấp với quân Thành Dực. Vua Trần Nhân Tông nghe tin cậu đến và xô xát bên ngoài, không bắt phạt mà thưởng cho cậu một quả cam. Dù vậy, Trần Quốc Toản cảm thấy thất vọng và ấm ức, nên quả cam đã bị bóp nát trong tay từ bao giờ.

Tóm tắt lá cờ thêu sáu chữ vàng

Lá cờ thêu sáu chữ vàng kể lại quân Nguyên muốn mượn đường nước ta để đánh Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông cùng các vị chư hầu đang họp bàn nên hòa hoãn hay đánh. Trần Quốc Toản cho rằng, quân Nguyên chỉ mượn kế để chiếm đánh nước ta, hòa hoãn là con đường dâng giang sơn cho giặc. Thiếu niên vì muốn cầu vua đánh giặc như các bô lão đã bày tỏ ở hội ngị Diên Hồng trước đó cậu đã cưới ngựa không ăn không uống, tìm đến bến Bình Than. Tuy nhiên, do chưa đủ tuổi, Trần Quốc Toản không được tham gia mà bị quân Thành Dực giữ lại ở ngoài. Sau đó, thiếu niên quá nóng lòng, vội vã xông vào bất chấp sự ngăn cản của binh lính. Chú của thiếu niên là Chiêu Thành Vương lật đật tiến đến và dạy dỗ, Trần Quốc Toản cũng tỏ rõ lý do và thái độ của mình cho việc họp bàn lần này. Dù đã phạm thượng, vua không xử phạt nhưng cho rằng việc nước đã có người lớn lo và ban thưởng cho Trần Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức, thất vọng, đến khi có người đến hỏi, cậu giải thích thì mới nhận ra quả cam đã bị bóp nát từ lúc nào.

Xem thêm:

Kết luận

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là câu chuyện kể về anh hùng Trần Quốc Toản. Với khát vọng bày tỏ ý chí của mình, thiếu niên không sợ đối diện với cái chết để nói lên nỗi lòng muốn đánh giặc cứu nước, không nên cầu hòa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *