Mẫu liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương hay và ý nghĩa nhất 

Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương giúp hiểu sâu hơn về ý nghĩa của tác phẩm. Thông qua luận điểm này, học sinh có thể chứng minh được mức độ cảm nhận tác phẩm và gây ấn tượng cho bài phân tích.

Trang phân tích văn học The POET đã tổng hợp các dạng đề thường gặp và gợi ý bài làm. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bài làm của mình đạt điểm cao.

Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương

Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương có thể liên quan đến số phận bất hạnh, vẻ đẹp ngoại hình hay vẻ đẹp tâm hồn. Ẩn chứa bên trong tác phẩm, có rất nhiều khía cạnh cần được khai thác kỹ.

liên hệ mở rộng chuyện người con gái nam xương
Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương

Mẫu số 1 về số phận bất hạnh

Trong tác phẩm Bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương có đề cập đến thân phận của người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Cuộc sống của người phụ nữ trong thời phong kiến phải phụ thuộc vào người khác. Họ không được sống tự do, cũng không có quyền tự quyết cho cuộc đời của mình. Xã hội phong kiến chính là công cụ để áp bức bóc lột và hành hạ họ đến tột cùng. Trong xã hội nam quyền, đàn ông được coi trọng, còn người phụ nữ bị khinh thường. Nhiều người bị hàm oan, không được lên tiến đến mức phải đầu hàng với số phận.

Nhiều tác giả thuộc nền văn học trung đại Việt Nam nói đến thân phận phụ nữ xã hội phong kiến. Nguyễn Du cũng từng dùng hình ảnh nàng Tiểu Thanh trong Đọc Tiểu Thanh kí để khắc họa rõ nét cô gái có tài sắc nhưng phải làm vợ lẽ và sống trong bao nỗi uất ức.

Đến với Chuyện người con gái Nam Xương, cho dù rất chung thủy, yêu thương chồng con hết mực, nhưng Vũ Nương vẫn phải từ bỏ trần gian. Nàng bị chồng nghi ngờ và ghen tuông mù quáng, thậm chí là đuổi đánh. Trong xã hội lúc bấy giờ, phụ nữ không có tiếng nói, khi bị chồng đối xử tệ, họ phải chịu nhiều lời bàn tán, chê bai, trách móc. Đến cuối cùng, chính người mà Vũ Nương một lòng yêu thương đã đẩy cô đến bước đường cùng, chọn cái chết chết để minh oan.

Thân phận phụ nữ “ba chìm bảy nổi”, dù “giữ tấm lòng son” nhưng vẫn chịu cảnh “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Hình ảnh Vũ Nương đã chứng minh rất rõ điều này. Dù một lòng chung thủy, nhưng chồng cho rằng nàng thất tiết nên đã phải gánh oan ức cho đến chết. Cả hai tác giả đều bày tỏ nỗi thương cảm và buồn cho sự bất hạnh của phụ nữ phong kiến phải gánh chịu.

Mẫu số 2 liên hệ Chuyện người con gái Nam Xương với vẻ đẹp ngoại hình

Vẻ đẹp ngoại hình được liên hệ từ Chuyện người con gái Nam Xương rất rõ ràng. Trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đánh giá Vũ Nương có “tư dung tốt đẹp”. Mặc dù không tả rõ nét trong tác phẩm, nhưng người đọc cũng có thể hình dung được vẻ đẹp của Vũ Nương vô cùng thuần khiết và bình dị. Nàng Mạnh Mẽ vì mang thai hay sinh nở cũng không có chồng ở bên cạnh, nhưng vẫn rất yêu thương và chăm sóc tốt cho con.

Sống cô đơn, vừa phải làm mẹ, vừa gánh trọng trách làm cha nhưng Vũ Nương chưa một lần than trách. Thậm chí, nàng còn cố gắng tìm cách để con luôn cảm nhận được tình yêu từ cha. Sự thông minh của Vũ Nương thể hiện ở điểm linh hoạt ứng biến, vì con hỏi mà có thể chỉ ngay cái bóng trên vách là cha, để bé có thể yên tâm vì luôn có cha bên cạnh.

Có thể thấy, hình ảnh của người phụ nữ được tô điểm một cách hoàn mỹ trong văn học viết. Bạn có thể nhớ đến một Thúy Vân đoan trang và một Thúy Kiều sắc sảo mặn mà qua ngòi bút của Nguyễn Du. Hay một cô gái mang vẻ đẹp quyến rũ “vừa trắng lại vừa tròn” trong tác phẩm bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Tất cả những tác phẩm nói về người con gái trong xã hội nam quyền đều có lời ca ngợi về vẻ đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, đó cũng là sự cảm thông khi họ có ngoại hình đẹp, nhưng vẫn phải chịu nhiều uất ức, thậm chí là chà đạp và giày xéo.

Mẫu số 3 liên hệ Chuyện người con gái Nam Xương với vẻ đẹp tâm hồn

Vẻ đẹp của tâm hồn cũng là yếu tố được liên hệ mở rộng từ Chuyện người con gái Nam Xương. Vũ Nương hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp đúng  với chuẩn mực cái đẹp của phụ nữ Việt Nam. Nàng toát lên vẻ thùy mị, nết na, giữ khuôn phép, trọng tình phu thê và luôn cố gắng giữ trọn vẹn hạnh phúc gia đình.

Tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cũng khẳng định, người phụ nữ sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn giữ tấm lòng son. Điều này được thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”.

Quả thực Vũ Nương đã phải chịu oan ức nhưng khi trở về vẫn rất yêu thương chồng con, có trách nhiệm với gia đình. Nàng tận dụng thời gian ngắn ngủi để chứng minh mình trong sạch với Trương Sinh. Quả thực, cái đẹp của phụ nữ thời ấy khiến cho người ta cảm thấy đau lòng hơn, vì cảnh bạc bẽo và số phận hẩm hiu của họ.

Liên hệ Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều

Chuyện người con gái Nam Xương trong Ngữ văn 9 sách mới có liên hệ mật thiết với Truyện Kiều khi cùng nói đến hình ảnh của người phụ nữ thời phong kiến. Học sinh có thể tham khảo nội dung phân tích chi tiết để hiểu sâu hơn về những giá trị ẩn sâu trong tác phẩm.

liên hệ chuyện người con gái nam xương với tác phẩm khác
Liên hệ tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều

Mẫu số 1 liên hệ người con gái Nam Xương với Truyện Kiều về phụ nữ xã hội phong kiến

Đề tài người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến không còn xa lạ đối với nền văn học trung đại Việt Nam. Nổi bật nhất trong kho tàng văn học chính là tác phẩm Chuyện người con Gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa một nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương phải chịu nhiều bất công. Nàng chính là nạn nhân của xã hội nam quyền, luôn giữ gìn khuôn phép, không để gia đình bất hòa và gánh trọng trách làm mẹ, làm cha cùng lúc.

Suốt thời gian mang thai và sinh con không có chồng bên cạnh, nhưng Vũ Nương vẫn luôn dịu dàng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Nên chỉ mong chồng trở về bình yên, không cần đến vinh hoa, phú quý. Sống bình dị, chung thủy nhưng nàng lại bị chính chồng đẩy vào bước đường cùng. Dù phải chăm con, nàng vẫn làm tốt nghĩa vụ của cha, mẹ chồng mất vẫn “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Vì thương con nhớ cha, nàng đã nói dối về chiếc bóng trên vách. Cũng vì sự ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh căm giận và ghen tuông với một cái bóng, khiến vợ mình phải gieo mình xuống sông. Thật xót xa cho thân phận của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công, dù đã phải hy sinh rất nhiều, nhưng vẫn bị chà đạp không thương tiếc.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều rất thành công. Toàn bộ nội dung của tác phẩm nói về Kiều – nạn nhân của xã hội nam quyền. Vì tiền, nha sai luôn bị sai khiến, từ đó khiến gia đình nàng phải chịu oan.

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền.”

Mặc dù xinh đẹp và tài năng, nhưng Thúy Kiều không được hưởng hạnh phúc thậm chí là còn phải chịu nhiều cay đắng. Nàng phải bán mình cho Mã Giám Sinh để có tiền chuộc cha, cứu em trai không phải ở tù. Mặc cho số phận phải trở thành món hàng để rao bán, Kiều bị bán vào lầu xanh và phải tiếp khách. Hết lần này đến lần khác, được chuộc ra rồi lại bán vào, nàng giống một cánh hoa mỏng bị cuốn vào vòng xoáy trở nên tan tác. Nỗi đau của Thúy Kiều được bộ lộ bởi chính nàng, thể hiện cho nỗi đau của thân phận:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác, biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Vũ Nương là Thúy Kiều là đại diện cho người phụ nữ thời phong kiến có nhan sắc và đề tài năng. Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều dựa vào tư tưởng nhân đạo để bênh vực cho người phụ nữ và tố cáo sự thối nát của chế độ phong kiến.

Mẫu số 2 Liên hệ Vũ Nương với Thúy Kiều

Trong chế độ phong kiến, quan điểm “Trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tâm trí của con người. Dù người phụ nữ có vẻ đẹp bên ngoài và đức hạnh cao đến mấy vẫn phải chịu cảnh sống phụ thuộc vào người khác. Sự bất công và giày xéo đã khiến cho họ rơi vào bước đường cùng. Tuy vậy, họ vẫn giữ cho mình một vẻ đẹp riêng, đây cũng chính là điểm được nhiều nhà văn lưu giữ để nói đến cái đẹp hoàn mỹ.

Tác phẩm Chuyện Người Con Gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều (Nguyễn Du) rất nổi bật khi nói về thân phận phụ nữ. Nàng Kiều và Vũ Nương có cuộc sống khác nhau, rơi vào những tình cảnh riêng nhưng lại cùng một nỗi đau.

Chuyện người con gái Nam Xương nói về số phận bi thảm của Vũ Nương. Nàng là người có nhan sắc và đức hạnh vẹn toàn, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà giàu nhưng ít học, hay ghen. Vì phải đi lính nên hắn xa gia đình trong thời gian vợ mang thai, sinh con, đây cũng là thời điểm bi kịch của Vũ Nương bắt đầu.

Khi về nhà, Trương Sinh nghe con nói về cha, chưa tìm hiểu kỹ đã nghi ngờ vợ phản bội. Hắn không nghe giải thích, lập tức đánh đuổi vợ đi và khiến nàng phẫn uất mà gieo mình xuống sông. Sau khi biết nỗi oan của vợ, Trương Sinh lập đàn giải oan và chỉ gặp được Vũ Nương lúc ẩn, lúc hiện minh oan rồi biến mất.

Truyện Kiều là tác phẩm có nội dung chủ yếu nói đến cuộc đời của Thúy Kiều. Nàng là con gái đầu lòng của gia đình trung lưu, sống cùng cha mẹ và hai em có nhan sắc tuyệt trần. Nàng đã gặp Kim Trọng trong một lần du xuân và đã nảy sinh tình cảm rồi đính ước với nhau. Chưa kịp hạnh phúc được bao lâu thì nỗi buồn ập đến, Kim Trọng về quê chịu tang chú ngay thời điểm gia đình Kiều chịu oan.

Sau đó, Kiều phải bán mình cho bọn buôn người để cha mẹ và hai em có cuộc sống tốt hơn. Bị đẩy vào chốn lầu xanh, nàng may mắn được Thúc Sinh cứu, tưởng thoát khỏi bi kịch, nhưng lại gặp vợ Hoạn Thư của chàng ghen tuông và đày đọa nàng. Tiếp theo, Thúy Kiều lại vào cửa Phật để nhờ, không may bị đẩy vào lầu xanh lần 2 vì sư Giác Duyên gửi cho Bạc Bà.

Trong lần này, Kiều gặp Từ Hải và lại một lần nữa được giúp báo ân, báo oán. Lại một lần nữa bi kịch xuất hiện khi Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến hãm hại rồi ép cả nàng cho viên thổ quan. Liên tục gặp phải những chuyện đau khổ, vì quá tủi hờn nên Kiều đã gieo mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần 2.

Kim Trọng kết hôn với Thúy Vân nhưng không thể buông bỏ được mối tình đầu. Sau đó, chàng gặp lại Kiều và đoàn tụ gia đình. Tác giả đã không khỏi đau buồn mà viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Có thể thấy, người phụ nữ sống trong thời phong kiến đều toát lên vẻ đẹp thùy mị và đảm đang. Tuy nhiên, “hồng nhan bạc mệnh” nên họ chỉ mưu cầu hạnh phúc nhưng đó dường như là giấc mơ quá xa xôi.

Hình ảnh những người phụ nữ trong văn chương đẹp từ trong tâm hồn cho đến ngoại hình. Vũ Nương thể hiện một nét dịu dàng với, tư dung cao đẹp. Nàng luôn biết dung hòa cho dù tính khí chồng rất nóng này, thể hiện ở “giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa”. Nàng luôn một lòng lo cho gia đình, con gái, vun vén hết lòng mà chẳng màng vinh hoa.

Còn đối với Thúy Kiều, nàng có nhan sắc, tài năng, dịu dàng và nết na. Vì là con đầu, khi gia đình gặp biến cố, nàng tự đứng ra đỡ đần. Không ngại đối diện thị phi, Kiều bán mình chuộc cha, trải qua biết bao thăng trầm mà không màng đến bản thân. Dù khổ cực, Kiều vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, không màng đến bản thân, có thể đánh giá là rất cao thượng.

Nét đẹp người phụ nữ phong kiến không có mỹ từ nào lột tả hết được. Họ một lòng thủy chung, son sắt, dù có phải chịu bao nhiêu đau khổ. Tuy nhiên, sống ở thời đại nam quyền, từ tưởng lạc hậu, họ luôn phải chịu sự chà đạp, bức ép. Cả Vũ Nương và Thúy Kiều đều là những nhân vật đại diện cho người phụ nữ chế độ xưa. Cho dù phải chịu biết bao nhiêu tủi hờn, họ vẫn luôn thể hiện được vẻ đẹp đáng trân quý và thanh cao.

Chuyện người con gái Nam Xương liên hệ với tác phẩm nào khác không?

Chuyện người con gái Nam Xương được xây dựng dựa trên hình ảnh của người phụ nữ thời phong kiến. Tác phẩm này được Nguyễn Dữ đầu tư với những chi tiết ly kỳ và hình ảnh chiếc bóng đắt giá. Không chỉ Truyện Kiều, tác phẩm này còn có liên hệ với Hoàng Giang điếu Vũ Nương của Lê Thánh Tông.

Trong tác phẩm Hoàng giang điếu Vũ Nương, Lê Thánh Tông đã viết:

“Ngàn lau san sát, cỏ xanh xanh

Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh

Cách trở bấy lâu hằng giữ phận

Hiềm nghi một phút, bỗng vô tình…”

Vũ Nương trong tác phẩm của Lê Thánh Tông xuất hiện với vẻ đẹp ấn tượng nhưng lại chịu số phận bi thương. Nàng chính là đại diện cho cuộc đời của rất nhiều người phụ nữ khác sống trong thời phong kiến.

Trong Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ đã đặt Vũ Nương khắc họa một người phụ nữ đẹp và có đức hạnh, Trương Sinh yêu mến cái dung hạnh ấy mới xin cưới nàng.

Hình ảnh Vũ Nương nói lên người phụ nữ vừa có nhan sắc, lại nết na Và chung thủy. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép và không bao giờ để vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Cưới về chưa được bao lâu thì tương sinh phải đi lính và để lại vợ mang thai, sinh con một mình. Vũ Nương vẫn yêu thương chồng hết mực, chỉ mong chàng Trương trở về bình an, không cần giàu sang, phú quý: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”

“Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Dù xa chồng, nhưng nàng vẫn hết mực chung thủy, luôn nhớ về chồng, nhưng vẫn làm tròn trọng trách người mẹ. Vũ Nương hết lòng nuôi dạy con cái, mong bù đắp tình ca cho bé Đản. Khi làm dâu, nàng vẫn giữ được khuôn phép, cư xử phải đạo nên được mẹ chồng yêu quý. Khi bà bị bệnh nặng, cũng một tay Vũ Nương chăm sóc, quan tâm. Bi kịch của nàng xuất hiện từ khi Trương Sinh đi lính về, nghe con nói cha Đản, dù thực ra đó chỉ là cái bóng Vũ Nương tạo ra để con không buồn vì thiếu tình cha. Cuối cùng, Trương Sinh đánh đuổi đã khiến Vũ Nương phải gieo mình xuống sông chứng minh trong sạch. Nàng quyết định rời bỏ nhân thế khi đang rất tỉnh táo, đã suy nghĩ trước và bình tĩnh.

Trong Vợ chàng Trương, Vũ Thị Thiết cũng rơi vào bi kịch tìm đến bế tắc tinh thần do hoảng loạn không thể kiềm chế. Nàng đâm đầu vào bến Hoàng Giang trong tình trạng căng thẳng, ức chế. Thực chất, chính sự ghen tuông của chàng Trương đã khiến cho Vũ Thị Thiết phẫn uất,

Hai cái chết cùng một nguyên nhân là sự ghen tuông mù quáng, nhưng có 2 thái độ hoàn toàn khác nhau. Vũ Nương vì không muốn sống trong sự nghi ngờ và mang danh thất tiết, nàng coi trọng danh dự, muốn trừng phạt chồng. Còn với Vũ Thị Thiết, nàng không thể bình tĩnh, cái chết đến do mất kiểm soát, không làm chủ được.

Mỗi tác phẩm có cách khắc họa nhân vật riêng, nhưng đều nói đến số phận người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình. Đồng thời, các tác giả cũng thể hiện sự đồng cảm với số phận chịu nhiều đau khổ, dù hy sinh bản thân nhưng vẫn không đón nhận được sự hạnh phúc vốn luôn mong ước.

Xem thêm:

Kết luận

Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương với nhiều tác phẩm khác mới thấy cái hay của tác giả. Nguyễn Dữ khắc họa thành công một Vũ Nương xinh đẹp, nết na, đoan trang, đức hạnh. Nàng sống trọng tình, trọng nghĩa nhưng cũng không thoát khỏi sự chà đạp của xã hội. Có lẽ, tác giả cũng cảm thấy căm phẫn thay số phận của họ và lên án mạnh mẽ xã hội nam quyền.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet