Lời của cây (Trần Hữu Thung) Văn lớp 7 – Tóm tắt, nội dung, bố cục
Lời của cây (Trần Hữu Thung) là bài học mở đầu của chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Bài học thuộc bài 1: Tiếng nói của vạn vật mang giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc.
Nội dung bài thơ Lời của cây
Khi đang là hạt
Cầm trong tay mình
Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.
Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ.
Mầm tròn nằm giữa
Vỏ hạt làm nôi
Nghe bàn tay vỗ
Nghe tiếng ru hời.
Mầm kiêng gió bắc
Kiêng nhất mưa giông
Nghe mầm mở mắt
Đón tia nắng hồng
Khi cây đã thành
Nở vài lá bé
Là nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ
Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Ngày mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời
Tác giả Trần Hữu Thung
Trần Hữu Thung (1923 – 1999) quê ở Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, tham gia cách mạng từ khi 21 tuổi và bắt đầu làm thơ từ kháng chiến chống Pháp.
Thơ của ông mang chất dân gian, thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê. Ngoài ra, những tác phẩm của ông còn thường được sử dụng để phản ánh đời sống người nông dân trong thời chiến, phổ biến chính sách của đảng thời kì đó và ca ngợi chiến công của các chiến sĩ.
Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983),…
Những giải thưởng mà ông nhận được trong sự nghiệp của mình:
- Huy chương vàng, Giải thưởng thơ tại Liên hoan thanh niên thế giới năm 1953, “Thăm lúa”
- Giải khuyến khích Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 về thơ cho tác phẩm Hai Tộ hò khoan
- Giải nhì Giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955 về thơ cho 2 tập Đồng tháng Tám và Dặn con.
Đây là một phần quan trọng, có thể sử dụng trong phân tích bài thơ Lời của cây để ghi điểm. Nếu bạn chỉ viết chung chung, bài văn của bạn sẽ bị đánh giá thiếu thông tin bởi giáo viên.
Thông tin văn bản Lời của cây
Để hiểu về bài thơ Lời của cây trong Ngữ văn 7, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu từ thông tin chung nhất xoay quanh tác phẩm. Bao gồm:
Lời của cây thuộc thể loại gì?
Lời của cây thuộc thể thơ 4 chữ.
Nhịp của bài thơ là gì?
Bài thơ sử dụng nhịp thơ 2/2.
Phương thức biểu đạt của bài thơ Lời của cây?
Bài thơ dùng phương thức biểu đạt miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm.
Bố cục bài thơ
Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Lời của cây có bố cục gồm 2 phần:
Phần 1: 5 khô thơ đầu tiên: Sự phát triển từ từ hạt đến mầm
Phần 2: 2 khổ thơ cuối: Cây đã thành hình và lời chào của cây
Theo em thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản lời của cây là gì?
Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non.
Tác giả muốn truyền đạt thông điệp mọi sự sống đều phải trải qua chặng đường dài, có thể phải đương đầu với khó khăn và thử thách để trưởng thành. Các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Nghệ thuật của bài thơ Lời của cây
Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa à làm cho bài thơ trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình.
Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2 à dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.
Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) tạo sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.
Tiết tấu vui tươi, phù hợp với nội dung của bài thơ.
Chủ đề của bài thơ là gì?
Bài thơ mô tả sự hình thành của cây từ hạt mầm, thể hiện sự trân trọng với sự sống tự nhiên.
Để tìm hiểu chi tiết hơn và trả lời câu hỏi của sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 7, bạn có thể theo dõi phần soạn bài Lời của cây. Tất cả các câu trong bài đều được hướng dẫn trả lời chi tiết.
Sơ đồ tư duy Lời của cây
Sơ đồ thông tin của bài thơ:
Tóm tắt bài thơ Lời của cây lớp 7
Hạt cây khi còn nằm trong tay thì lặng thinh, không cử động. Nhưng khi được gieo xuống đất, mầm bắt đầu nảy lên. Mầm cây cần được chăm sóc với đủ nắng, tránh gió và mưa giông để thành cây. Khi đã đủ thời gian, thân và lá xanh bắt đầu xuất hiện và dần lớn lên.
Nếu Lời của cây có cách “giao tiếp”, sự giao cảm của tác giả với hạt mầm, Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh lại thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ giữa khoảnh khắc chuyển giao của đất trời. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài thơ này để biết nhà thơ đã cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên ra sao.
Xem thêm:
- Thông tin hoàn cảnh sáng tác Sang Thu, sơ đồ tư duy đầy đủ
Kết luận
Lời của cây là bài thơ mang nhiều thông điệp ý nghĩa, cạnh đó cũng thể hiện tình yêu thương của tác giả với vạn vật trong tự nhiên. Mỗi sự sống đều có cảm xúc, đều cần vun trồng cẩn thận để trưởng thành và phát triển, đóng góp cho đời.
The POET đã tổng hợp những thông tin chung nhất về tác phẩm. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho buổi học sắp tới hoặc ôn luyện trước kiểm tra.