Lòng chần hay Lòng trần là đúng chính tả?
Lòng chần hay lòng trần là từ đúng chính tả được rất nhiều người thắc mắc. Dù không quá phổ biến nhưng hai từ này vẫn thi thoảng xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày. Để đảm bảo viết đúng, nói đúng bạn hãy cùng chuyên mục soát chính tả theo dõi những thông tin sau.
Lòng chần hay lòng trần? Từ nào đúng chính tả?
Lòng trần là từ đúng chính tả, được viết trong từ điển tiếng Việt và thường xuyên xuất hiện trong các bài giảng Phật pháp. Còn lòng chần cũng là từ đúng chính tả nhưng được dùng để miêu tả đồ ăn.
Hai từ này bị nhầm lẫn bởi phát âm “ch” và “tr” không rõ ràng, ngoài ra cũng vì chúng ít được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày khiến người Việt khó phân biệt.
Lòng trần nghĩa là gì?
Lòng trần là danh từ chỉ sự quan tâm, để ý của con người với những việc trần tục. Từ này được sử dụng nhiều khi nói về sự giác ngộ và Phật pháp.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ từng viết “Vì chưa thoát lòng trần mắt tục nên mơ màng một bước một khơi” để nói về việc con người vẫn còn những cảm xúc vui, buồn, giận hờn nên chưa thể giác ngộ được.
Một số câu ví dụ có dùng từ lòng trần:
- Con còn lòng trần mắt tục nên chưa hiểu hết những đạo lý mà sư thầy giảng giải.
- Đã là con người thì hai cũng có lòng trần, chuyện hỉ nộ ái ố là điều dễ hiểu.
Lòng chần nghĩa là gì?
Lòng chần là là món lòng được chần qua nước sôi.
- Lòng: Nội tạng của động vật.
- Chần: Hành động chế biến món ăn bằng cách nhúng vào nước sôi.
Phân biệt trần và chần
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cùng cách viết đúng chuẩn tiếng Việt thì:
- Trần: Trần gian, trần thế.
- Chần: Hành động chế biến thức ăn.
Chỉ cần ghi nhớ điều này bạn chắc chắn không bao giờ dùng sai.
Lời kết
Cả lòng trần và lòng chần đều là từ đúng chính tả nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phân biệt và dùng đúng tránh gây hiểm lầm không đáng có.
Xem thêm:
- Kỹ sư nghĩa là gì? Có đúng chính tả không?
- Hoạch toán nghĩa là gì? Hạch hay hoạch đúng chính tả?
- Súc sắc nghĩa là gì? Xúc xắc hay súc sắc đúng?