Mạn tính hay mãn tính đúng chính tả?
Mạn tính hay mãn tính chỉ khác nhau dấu nặng và dấu ngã khiến nhiều người phân vân không viết từ nào đúng chính tả. Tìm hiểu ngay ý nghĩa của hai cụm từ này để biết câu trả lời chuẩn xác nhất.
Mạn tính hay mãn tính? Từ nào đúng chính tả?
Mạn tính và mãn tính đều là hai cụm từ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, cụm từ mãn tính được sử dụng rộng rãi và nhiều người biết đến hơn, đặc biệt là trong y học.
Mạn tính cũng có ý nghĩa tương tự như mãn tính nhưng ít được sử dụng. Đây chính là lý do vì sao nhiều người cho rằng mạn tính là từ viết sai nhưng thật chất không phải vậy.
Mãn tính nghĩa là gì?
Mãn tính là một tính từ chỉ bệnh có tính chất kéo dài, khó chữa trị, thường người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh đó.
Hai từ đồng nghĩa với mãn tính là kinh niên, mạn tính. Từ trái nghĩa với nó là cấp tính ( ở trạng thái phát triển không, không ngờ tới).
Một số ví dụ về câu thường dùng từ mãn tính:
- Tôi bị viêm phế quản mãn tính lâu năm, cứ tái đi tái lại.
- Các căn bệnh mãn tính thường có thời gian kéo dài trên 1 năm.
Mạn tính nghĩa là gì?
Mạn tính là từ đồng nghĩa với mãn tính, cũng có nghĩa là lâu dài, khó điều trị dứt điểm.
Ví dụ:
- Béo phì là căn bệnh mạn tính cần có thời gian điều trị lâu dài, kiên trì.
- Viêm gan mạn tính là bệnh cần được pháp hiện sớm để có phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tổng kết
Mạn tính hay mãn tính đều mang ý nghĩa giống nhau, có thể sử dụng một trong hai từ đều được. Tìm hiểu thêm các cụm từ đồng nghĩa khác trên website https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/.
Xem thêm:
- Hai từ sau từ nào đúng chính tả: chiết xuất hay chiết suất?
- Chấn an hay trấn an từ nào đúng chính tả, phân tích ý nghĩa và lấy ví dụ
- Đối xử nghĩa là gì, được dùng trong văn cảnh nào?