20+ Mẫu Mở bài và kết bài Tràng Giang (cơ bản – nâng cao học sinh giỏi)

Mở bài Tràng Giang kèm kết bài sao cho hay và ý nghĩa nhất phải dựa vào những giá trị tác phẩm mang lại. Phần đầu bài gợi mở nội dung sắp được trình bày và kết bài sẽ tổng hợp lại toàn bộ nội dung của tác phẩm mang lại.

The POET đã tổng hợp lại những mẫu mở và kết bài hay nhất để học sinh tham khảo. Bạn có thể theo dõi, từ đó có ý tưởng cho phần bài làm của mình.

Top 10+ mở bài hay cho bài Tràng Giang

Văn mẫu lớp 12 mở bài Tràng Giang hay nhất giúp các học sinh dẫn dắt cho bài viết thêm thu hút. Phần mở đầu chủ yếu tập trung vào giới thiệu tác giả, tác phẩm được dẫn dắt một cách tự nhiên và thu hút nhất.

mở bài tràng giang
Những mẫu gợi ý mở bài Tràng Giang

Mở bài Tràng Giang trực tiếp

Khi mở bài trực tiếp, học sinh vào thẳng vấn đề phân tích về nội dung, nghệ thuật bài thơ Tràng Giang. Một số mẫu mở bài cho bạn tham khảo sẽ giúp nội dung đầu bài rõ ràng, người đọc hiểu rõ phần nào nội dung tiếp theo sẽ có gì.

Mẫu mở bài Tràng Giang trực tiếp số 1

Bài thơ Tràng Giang được ra đời vào năm 1939 do tác giả Huy cận sáng tác trước Cách mạng tháng 8. Phong cách thơ lúc bấy giờ thể hiện nét u sầu và man mác buồn về vấn đề nào đó. Tác phẩm này thể hiện rõ nỗi buồn của ông về cảnh chiến tranh đầy mất mát, đây cũng là nỗi lòng nhớ về quê hương, sự cô đơn và lẻ loi trước cảnh thiên nhiên bao la.

Mẫu mở bài trực tiếp Tràng Giang số 2

Bài thơ Tràng Giang được tác giả Huy Cận sáng tác vào năm 1939 và thành công trong phong trào thơ mới. Tác phẩm được yêu thích vì kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại. Từng câu thơ tả cảnh và gợi ra nhiều cảm xúc khó tả của con người trước cảnh sông nước mênh mông.

Mẫu 3 mở bài trực tiếp Tràng Giang

Bài thơ Tràng Giang gợi cho người ta cảm giác buồn lẻ loi, nỗi u sầu trước không gian bao la. Xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh đẹp của cảnh thiên nhiên sông nước bao la, rộng lớn. Bằng cách dùng từ khéo léo, tác giả cũng bộc lộ thành công nỗi niềm, với bao u buồn chất chứa. Không chỉ là cảm giác chênh vênh giữa khung cảnh mênh mông, còn có cảm giác nhớ quê hương da diết.

Mở bài Tràng Giang gián tiếp

Mẫu mở bài gián tiếp sẽ dùng một sự vật, sự việc và hiện tượng nào đó để gợi mở vấn đề muốn nói. Phong cách này được đón nhận tích cực vì người viết thoải mái sáng tạo những mẩu mở bài thu hút theo ý mình.

Gợi ý mở bài Tràng Giang gián tiếp mẫu 1

Tác giả Huy Cận là cái tên nổi bật trong phong trào thơ mới diễn ra vào 1930 – 1945, với phong cách thơ có chất riêng. Ông thường thể hiện những nỗi sầu về kiếp người song song với tả cảnh thiên nhiên. Mỗi khung cảnh sẽ có một nỗi buồn riêng, lấy được cảm xúc của người đọc. Trong danh sách những tác phẩm được sáng tác, Tràng Giang là minh chứng rõ nhất khi khắc họa thành công vẻ đẹp của nỗi buồn lẻ loi và yêu đất nước.

Mẫu số 2 mở bài Tràng Giang gián tiếp

Nỗi buồn được lấy làm cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca của Việt Nam. Đó có thể là nỗi buồn khi đi qua đèo ngang về nơi “Chôn rau cắt rốn”, hay cũng là buồn vì đứng trước sông dài biển rộng. Cũng có những nỗi buồn đến vào những cơn mưa, nhớ cố hương,… Phong trào thơ mới được hưởng ứng sôi nổi, Huy Cận là tác giả nổi tiếng và tiêu biểu nhất. Với chất liệu thơ buồn, ông đã thành công khi lấy được rất nhiều đồng cảm của người đọc trong tác phẩm Tràng Giang.

Mẫu 3 gợi ý mở bài Tràng Giang hay

Nếu Thế Lữ nổi tiếng với hồn thơ rộng mở, Lưu Trọng Lư có những bài thơ mơ màng, sự hùng tráng trong thơ của Huy thông, sự trong sáng của Nguyễn Nhược Pháp thì Huy Cận là tác giả nổi tiếng với những bài thơ buồn da diết. Tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp giữa nỗi sầu thế nhân lồng ghép với cảnh thiên nhiên. Tràng Giang là bài thơ đặc trưng, được đánh giá cao và đúng với phong cách thơ mới.

Mẫu mở bài Tràng Giang hay số 4

Nếu Xuân Diệu thổi vào hồn thơ suy tư về dòng thời gian thì Huy Cận lại hướng về không gian. Những tác phẩm của ông trước cách mạng tháng 8 để lại nhiều dấu ấn, nổi bật nhất là Tràng Giang. Bài thơ này chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

Gợi ý số 5 mở bài Tràng Giang gián tiếp

Thơ ca nói lên tâm hồn của người nghệ sĩ, có lúc vui tươi, rạo rực, nhưng cũng có lúc buồn tủi, cô đơn. Với “Vội Vàng” của Xuân Diệu, ta thấy được những rung cảm yêu đương, hạnh phúc. Còn “Tràng Giang” của Huy Cận cho thấy cảm xúc hoàn toàn đối lập. Nỗi buồn như đang chất chứa vô tận dưới ngòi bút vừa cổ điển, vừa hiện đại của tác giả.

Mở bài Tràng Giang học sinh giỏi

Sưu tầm mở bài Tràng Giang nâng cao với cách biểu đạt sâu sắc hơn. Bạn có thể tham khảo một vài mẫu nổi bật cho học sinh giỏi được đánh giá cao nhất.

Mở bài Tràng Giang nâng cao mẫu số 1

Lửa Thiêng là tập thơ mang nét đặc trưng với âm hưởng buồn thương và sầu não. Tràng Giang là hiện thân rõ nét nhất về nỗi buồn da diết thuộc bộ thơ này. Tác giả Huy Cận đã khắc họa thành công sự cô đơn và nhớ đất nước chỉ trong bốn khổ thơ ngắn gọn

Mẫu 2 mở bài Tràng Giang nâng cao

Thiên nhiên ngàn xưa đã trở thành cảm hứng khơi gợi ý tưởng sáng tác thơ cho các thi nhân. Người ta biết đến “Cảnh bồng lai” của Lý Bạch, vùng quê tĩnh lặng và mộc mạc của Nguyễn Khuyến,… Sông nước bao la và rộng lớn đã xuất hiện trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận. Tác phẩm này mang đến khung cảnh thiên nhiên rộng mở, thay lời muốn nói cho tâm trạng tác giả.

Mẫu 3 mở bài nâng cao cho bài thơ Tràng Giang

Thơ ca Việt Nam có tiếng ca buồn, không phải đến từ tiếng sáo thiên thai mà là cái “tôi” đầy ngậm ngùi. Tràng Giang là hiện thân rõ nét nhất về nỗi buồn da diết khiến nhiều người phải cảm động. Tác phẩm này chính là sự kết hợp tuyệt vời của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, tạo nên sự hài hòa.

Mở bài Tràng Giang nâng cao mẫu 4

Người xưa nói Xuân Diệu là “Chủ soái thơ Tây”, còn Huy Cận chính là “Chủ soái thơ Đường”. Huy Cận cũng là cái tên được biết đến nhiều do có sức ảnh hưởng với phong trào thơ mới. Ông từng thừa nhận mình chịu ảnh hưởng từ thơ cổ điển, nên các tác phẩm thường có sự giao thoa từ cổ điển đến hiện đại. Bài thơ Tràng Giang đã thể hiện xuất sắc một cái tôi sâu sắc, những nỗi buồn xa xăm của tác giả.

Mẫu mở bài số 5 tác phẩm Tràng Giang

Phong trào thơ mới đã mang đến một Xuân Diệu mang trong mình ngọn lửa tình yêu nồng cháy. Bạn cũng có thể bắt gặp một Chế Lan Viên luôn khát khao tìm được cái tôi trong bản thân. Đặc biệt, Huy Cận xuất hiện với một tâm hồn đang chênh vênh, ẩn chứa nhiều dòng suy nghĩ luôn ẩn chứa triết lý. Nỗi buồn sâu sắc ấy đã thể hiện rõ trong bài thơ Tràng Giang khiến bao người cảm động.

10 mẫu kết bài Tràng Giang hay

Tuyển tập kết bài bài Tràng Giang giúp học sinh có nhiều cách tổng hợp nội dung mình đã trình bày. Rất nhiều cách kết bài hay được tổng hợp cho bạn thể hiện cảm nhận về tác phẩm.

kết bài tràng giang
Gợi ý kết bài Tràng Giang

Mẫu 1 kết bài Tràng Giang ngắn gọn

Tràng Giang mang trong mình đặc sắc nghệ thuật riêng biệt. Trong bài thơ,  vừa có phong cách cổ điển, vừa kết hợp với hiện đại. Tác phẩm được viết theo thể bảy chữ theo thơ Đường, xen lẫn với nhiều âm điệu tạo ảnh thiên nhiên đẹp. Qua đó, tác giả cũng nói lên tâm tư của mình, cảm thấy lẻ loi và thương nhớ về quê hương.

Mẫu 2 kết bài Tràng Giang học sinh giỏi

Tác phẩm Tràng Giang của Huy Cận đã kết hợp thành công bút pháp tả thực và cổ điển. Qua đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng theo hơi hướng buồn. Đây chính là tâm trạng của tác giả, cảm giác đơn độc và tình yêu quê hương cháy bỏng của ông.

Mẫu 3 kết bài Tràng Giang nâng cao

Qua Tràng Giang, có thể thấy một nỗi buồn cô đơn bao trùm, cảm giác trống vắng. Đây cũng là tâm trạng của rất nhiều thanh niên giai đoạn chống giặc chưa cảm thụ được lý tưởng cách mạng. Bằng cách vẽ nên một bức tranh thiên nhiên buồn, tác giả đã khắc họa tâm trạng đơn độc thành công. Qua đó, ông cũng thể hiện sự mong ngóng về quê hương.

Mẫu kết bài Tràng Giang số 4

Tâm trạng buồn đã được tác giả Huy Cận bao phủ xuyên suốt nội dung của bài thơ Tràng Giang. Cách sử dụng ngôn từ và biện pháp tu từ linh hoạt đã giúp ông tạo nên một tác phẩm đặc sắc. Tác giả đã nhấn mạnh sự cô đơn của cái tôi giữa thiên nhiên rộng lớn và sự lo lắng cho tình cảnh đất nước. Không đơn thuần là một bức tranh thiên nhiên, ông đã thành công khi lấy được sự đồng cảm từ rất nhiều người đọc.

Gợi ý kết bài Tràng Giang Huy Cận số 5

Tác giả Huy Cận có phong cách sáng tác thơ phân biệt giữa hai giai đoạn, đó là trước và sau cách mạng tháng 8. Những nỗi buồn về thế sự và sự cô đơn được ông truyền tải vào lời thơ trước 1945. Tràng Giang là tác phẩm được sáng tác vào năm 1939, thể hiện rõ tâm trạng u buồn và lo lắng của tác giả. Những lời thơ nhẹ nhàng cũng giúp bộc lộ rõ lòng yêu nước rất sâu nặng.

Mẫu kết bài Tràng Giang số 6

Hồn thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng 8 mang nét buồn và nỗi lo về thế sự. Tác phẩm thể hiện rõ nhất điều này là Tràng Giang, với khung cảnh thiên nhiên rộng lớn và bộc lộ sự cô đơn. Bằng việc sử dụng cấu tứ và những hình ảnh tượng hình, ông đã nhấn mạnh được nỗi nhớ quê hương và nỗi buồn thế sự.

Gợi ý mẫu kết bài Tràng Giang số 7

Bốn khổ thơ 7 chữ ngắn gọn cũng đủ để tác giả Huy Cận thể hiện rõ tâm trạng của mình. Ông đã tận dụng nét bút tinh tế, khéo léo để kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách của Huy Cận, thể hiện nỗi buồn vô tận trong không gian rộng lớn. Những lời thơ bay bổng và ý nghĩa làm rõ nỗi cô đơn và lòng người trước thế sự lúc bấy giờ.

Gợi ý kết bài Tràng Giang hay số 8

Tác phẩm Tràng Giang mượn hình ảnh buồn của sông nước để thể hiện nỗi lòng. Trời mây rộng lớn trong bài thơ cũng chính là sự lo lắng và bơ vơ giữa dòng đời của con người. Huy Cận cũng đã thành công khi gửi gắm lòng yêu nước tha thiết vào tác phẩm.

Mẫu số 9 kết bài Tràng Giang

Bài thơ Tràng Giang thể hiện nỗi buồn chung được xuất phát từ cảnh thiên nhiên. Sự buồn tủi này xuất phát từ việc thiếu tình người, không phải vì cảm giác tù túng. Mặc dù vẫn sử dụng cấu trúc 7 chữ theo thơ Đường luật, nhưng Tràng Giang vẫn có phong cách riêng. Đây chính là tác phẩm thành công của Huy Cận trong phong trào thơ mới.

Gợi ý mẫu 10 kết bài Tràng Giang

Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời sáng tác của tác giả Huy Cận. Tác phẩm này được ông sử dụng bút pháp tả đan xen giữa cổ điển và hiện đại. Lời thơ và các hình ảnh này có thể cho thấy tâm trạng cô liêu và lòng yêu nước của tác giả.

Xem thêm:

Kết luận

Mở bài Tràng Giang giúp học sinh có thể giới thiệu chung về tác phẩm, hấp dẫn người đọc khám phá phân tích. Tham khảo những mẫu gợi ý sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn khi ứng dụng vào bài học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *