Mưa Xuân 2 (Nguyễn Bính) Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo

Mưa xuân 2 Nguyễn Bính là bài học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo. Bài viết thể hiện sự tinh tế của tác giả trong việc cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên.

Nội dung bài thơ Mưa xuân 2

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạch bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.

1958

Tác giả Nguyễn Bính

Nguyễn Trọng Bính (1918 – 1966) quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định. Tiểu sử của ông:

  • 1945 – 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
  • 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.
  •  Mất đột ngột 20/01/1966.
mưa xuân 2
Nhà tơ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ vào năm 1958

Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo…). Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.

Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
Ông có sự gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả tác phẩm của Nguyễn Bính đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê….

Các tác phẩm chính:

  • Tâm hồn tôi (1937)
  • Lỡ bước sang ngang
    (1940)
  • Mười hai bến nước (1942)
  • Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944)
  • Gửi người vợ miền Nam (1955)

Thông tin về tác giả là một trong những dữ liệu quan trọng khi viết phân tích bài thơ Mưa xuân 2. Bạn có thể sử dụng trong bài để tăng lượng thông tin cho bài viết của mình.

Tác phẩm Mưa xuân II Nguyễn Bính

Để hiểu bài thơ, bạn cần biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác cũng như những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng. Tuy vậy, trước đó, kiến thức chung nhất học sinh cần nắm vững được The POET tổng hợp gồm:

Bố cục Mưa xuân 2

Bài Mưa xuân 2 được chia thành 2 phần gồm:

Phần 1: Khổ 1, 2, 3: Vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân đến.

Phần 2: Các khổ thơ còn lại: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

Nội dung Mưa xuân 2

Bài thơ Mưa xuân 2 mô tả sự tươi mới của cảnh xuân. Bầu trời như phủ một sắc mờ ảo bởi những hạt mưa trên cành cây kẽ lá. Đất trời cũng có sự chuyển biến báo hiệu xuân đã về. Song hành với hình ảnh thiên nhiên, các loài sinh vật khác cũng hòa vào không khí này: từ con cò, đến con trâu và đến con người cũng hòa mình vào bức tranh xuân tươi đẹp.

Mưa xuân 2 thuộc thể thơ gì?

Mùa xuân 2 viết bằng thể thơ 7 chữ.

Phương thức biểu đạt của Mưa xuân 2

Mưa xuân sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Mưa xuân 2 biện pháp tu từ gì?

Toàn bài Mưa xuân 2 sử dụng nhiều biện pháp tu từ như miêu tả, nhân hóa, so sánh.

Nội dung chính của văn bản Mưa xuân 2

Bài thơ Mưa xuân 2 là bức tranh thiên nhiên trong ngày xuân với sự chuyển biến nhẹ nhàng tinh tế nhưng tác giả vẫn có thể cảm nhận. Cùng với thiên nhiên, những con vật như con trâu, con cò và cả con người cũng đang hòa mình vào khung cảnh xuân tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống.

Chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa, bạn có thể xem phần soạn bài Mưa xuân 2 để có đáp án chuẩn xác. Thông tin được trả lời dựa trên đáp án của các thạc sĩ văn học như Nguyễn Quốc Khánh, Kiều Bắc,… là những cái tên uy tín trong làng văn học Việt Nam.

Sơ đồ tư duy Mưa xuân 2

Sơ đồ tư duy của bài được chắt lọc với những nội dung trọng điểm gồm:

phân tích bài mưa xuân 2
Thông tin chung về bài Mưa xuân II

Kết luận

Mưa xuân 2 là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Bính về quang cảnh tự nhiên. Bạn có thể tham khảo để cảm nhận nét đẹp của thiên nhiên thông qua cái nhìn đầy cảm xúc của tác giả.

Trong bài 2 của chương trình Chân trời sáng tạo, bạn còn được học 2 văn bản, hãy theo dõi:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *