Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) – Ngữ văn lớp 8

Nam quốc sơn hà là bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Theo đó, trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã sai người tâm phúc đọc vang bài thơ này để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt.

Thơ được đưa vào chương trình ngữ văn 8 của cả hai nhà xuất bản Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời.

Nội dung bài thơ Nam quốc sơn hà

Bài thơ có nhiều bản dịch thơ và dịch nghĩa khác nhau. Tuy nhiên bản dịch trong sách giáo khoa là như sau:

Nam quốc sơn hà (chữ Hán)

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Nam quốc sơn hà dịch nghĩa

NÚI SÔNG NƯỚC NAM

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,

Cương giới đã ghi rành rành trên sách trời.

Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?

Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

Nam quốc sơn hà dịch thơ

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.

Tác giả Nam quốc sơn hà

Nhiều nguồn tin cho rằng, bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa xác định được ai là tác giả của bài thơ này.

Thông tin về bài thơ Nam quốc sơn hà lớp 8

Bài Nam quốc sơn hà là một bài thơ hay thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt. Tìm hiểu về tác phẩm này theo chương trình ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạovăn 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật có trong bài.

Nam quốc sơn hà
Thông tin về bài thơ Nam quốc sơn hà

Hoàn cảnh sáng tác Nam quốc sơn hà

Vào năm 1077 khi quân Tống xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt đem quân đến phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm bài thơ này trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát.

Ý nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà

Bài thơ thể hiện niềm tin, sức mạnh và ý chí bảo vệ dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược. Tác phẩm được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Nam quốc sơn hà của ai?

Hiện chưa rõ tác giả của bài thơ. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, bài thơ này là sáng tác của Lý Thường Kiệt.

Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ gì?

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Tức là mỗi bài chỉ có bốn câu thơ, mỗi câu thơ có bảy chữ.

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là gì?

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là biểu cảm.

Bố cục văn bản Nam quốc sơn hà

Bố cục bài thơ chia làm 2 phần cụ thể như sau:

  • Phần 1: Hai câu đầu – Lời khẳng định chủ quyền của đất nước.
  • Phần 2: Hai câu sau – Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Sơ đồ tư duy của bài thơ

The POET tổng hợp những thông tin chính trong sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, biết cách làm bài văn phân tích tác phẩm này.

Sơ đồ tư duy nam quốc sơn hà
Sơ đồ tư duy của tác phẩm

Tóm tắt Nam quốc sơn hà

Tóm tắt tác phẩm giúp học sinh có thể tổng hợp nội dung bài thơ. Từ đó, dễ dàng phân tích tác phẩm này.

bài thơ Nam quốc sơn hà
Tổng hợp bài văn tóm tắt tác phẩm

Tóm tắt bài thơ mẫu 1

Nam quốc sơn hà là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Bài thơ là lời khẳng định chủ quyền đất nước. Đó là sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước trước những kẻ xâm lăng. Ngoài ra, bài thơ còn là lời cảnh báo đến những kẻ nào dám xâm phạm vào chủ quyền thì đều phải chuốc lấy thất bại. Chân lý về chủ quyền độc lập hợp ý trời và thuận lòng người của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

Tóm tắt văn bản mẫu 2

Nam quốc sơn hà là lời khẳng định ngắn gọn, súc tích về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Không điều gì có thể lay chuyển của nước Nam, ngay cả âm mưu xâm lược của ngoại bang. Nhờ lời khẳng định ấy, tác phẩm được xem như bản Tuyên ngôn độc lập thành văn đầu tiên của đất nước Việt Nam. Ngoài ra, bài thơ này được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác.

Tóm tắt tác phẩm mẫu 3

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh mãnh liệt của dân tộc. Câu thơ ẩn chứa tinh thần yêu nước và chí khí anh hùng của người dân. Nhân dân ta luôn khát khao độc lập tự chủ và không ngừng đấu tranh, bất kể phải hy sinh xương máu. Bài thơ như một lời khẳng định chắc nịch của dân ta trước ý định xâm chiếm của giặc thù. Thêm vào đó, tác giả đã khẳng định một cách đanh thép về chân lí độc lập tự do của nước Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, bài thơ là lời cảnh báo đến kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lý đó.

Xem thêm:

Kết luận

Nam quốc sơn hà không chỉ là lời khẳng định chủ quyền mà còn là lời cảnh báo đến quân xâm lược. Qua bài thơ, ta cảm nhận được ý chí chiến đấu hào hùng của cả dân tộc. Từ đó, cho ta thấy tinh thần yêu nước mãnh liệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *