Tiểu sử tác giả Bùi Giáng: Giới thiệu nhà thơ, phong cách sáng tác
Giới thiệu tác giả Bùi Giáng bao gồm đầy đủ thông tin tiểu sự, sự nghiệp và phong cách sáng tác. Được mệnh danh là nhà thơ điên của thế kỉ 20, Bùi Giáng có điên thật không? Cùng tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu để hiểu hơn về nghệ thuật thơ của ông.
Giới thiệu tác giả Bùi Giáng
Các thông tin cơ bản của nhà thơ Bùi Giáng:
- Họ tên: Bùi Giáng.
- Biệt danh: Sáu Giáng.
- Ngày sinh: 17/12/1926 – 7/10/1998.
- Quê quán: Làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Cha – mẹ: Bùi Thuyên – Huỳnh Thị Kiền.
Tiểu sử nhà thơ Bùi Giáng
Những mốc đáng chú ý trong Bùi Giáng tiểu sử:
- 1933: Bùi Giáng đi học tại trường làng Thanh Châu.
- 1936: Ông học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn.
- 1939: Ra Huế học trường trung học Thuận Hóa.
- 1945: Ông đậu bằng Thành Chung trong bối cảnh Nhật đảo chính Pháp.
- 1949: Bùi Giáng tham gia kháng chiến chống Pháp và làm bộ đội công binh.
- 1950: Ông đỗ tú tài và được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học tập. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi đế đển Hà Tĩnh, tuy nhiên khi đến nơi thì ông quyết định bỏ học, quay ngược về quê đi chăn bò trong vùng rừng núi Trung Phước.
- 1952: Bùi Giáng ra Huế thi tú tài 2, thi đỗ nên ông vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, sau khi thấy danh sách các giáo sư giảng dạy thì ông chấm dứt việc học và bắt đầu khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại trường tư thục.
- 1965: Nhà Bùi Giáng bị cháy và thiêu đốt rất nhiều bản thảo tác phẩm. Lúc này ông bị sốc nặng, từ đó trở thành bệnh nhân quen của viện dưỡng trí Biên Hòa.
- 1969: Ông ra mắt tập thơ Bắt đầu điên rực rỡ và lang thanh du hành Lục tỉnh. Cả hai tập thơ đều được viết bằng chữ của Bùi Giáng.
- 1971: Ông trở lại Sài Gòn sinh sống nhưng bị tâm thần nặng và thường xuyên rong chơi ngoài đường với bộ đồ rách rưới, dơ dáy.
- 1998: Bùi Giáng mất sau cơn tai biến mạnh máu.
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Bùi Giáng
Bùi Giáng lúc trẻ vô cùng tài năng, ông từng thi đỗ tú tài 2 văn chương nhưng bỏ học ngang vì muốn được tự do rong ruổi, theo đàn bò đi khắp vùng núi đồi Trung Phước suốt 2 năm để làm thơ.
Trong giai đoạn này, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, bao gồm Nỗi lòng Tô Vũ. Bài thơ được đánh giá là hay nhất trong giai đoạn 1950 – 1952 của thi sĩ họ Bùi. Sau này Nỗi lòng Tô Vũ được in trong tập thơ Mưa nguồn.
Tới năm 1952, Bùi Giáng tiếp tục thi tú tài lần 2 và một lần nữa được cử tới Sài Gòn học tập. Tuy nhiên đến khi dò danh sách giáo sư sẽ dạy mình thì ông bỏ ngang, không thèm học. Kể từ đó Bùi Giáng tập trung hoàn toàn vào sáng tác. Ông không chỉ làm thơ mà còn viết biên thảo, dịch thuật, phê bình,…
Năm 1957, Bùi Giáng đã in tập khảo luận về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều, Chinh phụ ngâm,….Năm 1962, sách của Bùi Giáng in và phát hành liên tục, có tháng in đến 4 – 5 đầu sách mà cuốn nào cũng dày cộm.
Về thơ thì Bùi Giáng có hàng nghìn tác phẩm, tập trung in vào các tập thơ Mưa nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột.
Sách dịch thuật thì không thể kể hết, chúng chất thành một đống cao cả thước và chiếm kỷ lục so với các tác giả khác ở Sài Gòn lúc bấy giờ.
Thi sĩ Bùi Giáng có những tác phẩm tiêu biểu nào?
Bùi Giáng để lại một kho tàng rất nhiều tác phẩm văn học ở đa dạng các thể loại khác nhau. Trong đó nổi bật là những bài thơ tình và thơ điên.
Các tập thơ của Bùi Giáng bao gồm:
- Mưa nguồn – 1962
- Lá Hoa Cồn – 1963
- Màu hoa trên ngàn – 1963
- Sa mạc trường ca – 1963
- Mưa nguồn hòa âm – 1973
- Mùi hương xuân sắc – 1987
- Thơ Bùi Giáng – 1994
- Rông rêu – 1995
- Bèo mây bờ bến – 1996
- Đêm ngắm trăng – 1997
- Như sương – 1998
- Mười hai con mắt – 2001
Phong cách sáng tác của Bùi Giáng
Thơ của Bùi Giáng mang phong cách dị thường và huyền bí, nhiều người còn gọi ông là nhà thơ điên của thế kỉ 20 vì nét thơ độc đáo, không thể lẫn vào đâu được.
Đọc thơ Bùi Giáng phải đọc chậm, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ để hiếu hết cái hay, cái ý nghĩa trong thơ ông. Từng dòng chữ là sự kết hợp giữa triết học và thi ca.
Cõi thơ của ông không chỉ đậm đặc nỗi buồn mà còn chất chứa sự cô đơn của thân phận trước những cuộc bể dâu của cuộc đời. Ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là một vũ trụ ngôn ngữ riêng, mà trong đó có sự phối diệu giữa thi ca và tư tưởng, nó là một thứ ngôn ngữ phi logic, ngôn ngữ nghệ thuật phi nghệ thuật.
FAQ về nhà thơ điên Bùi Giáng
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc Bùi Giáng là ai thì những thông tin sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Bùi Giáng quê ở đâu?
Bùi Giáng sinh ra tại làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi tại Quảng Nam. Ông là con đầu của Bùi Thuyên và người vợ thứ hai là bà Huỳnh Thị Kiền. Tuy nhiên lại là con thứ 5 nếu tính tất cả anh em.
Bùi Giáng có điên không?
Bùi Giáng bị tâm thần khi tuổi còn rất trẻ. Một trong những lý do khiến nhà thơ mắc bệnh tâm lý là sự ra đi của vợ và con vì bạo bệnh khi bà đang mang thai. Ngoài ra, còn có lần nhà Bùi Giáng bị cháy, thiêu rụi hết các bản thảo của ông.
Lời kết
Giới thiệu tác giả Bùi Giáng đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của ông. Dù mắc bệnh nhưng thơ Bùi Giáng vẫn ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về tình yêu và cuộc đời khiến những nhà phê bình văn học phải bàn luận, những người yêu thơ và văn học nói chúng phải thổn thức.