18 mẫu phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Tổng hợp bài viết Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù thể hiện đặc điểm nhân vật. Nguyễn Tuân xây dựng hình ảnh một người quản ngục yêu cái đẹp, biết quý trọng người tài, luôn giữ một tâm hồn thanh tao giữa chốn lao từ u ám.

Table of Contents

Dàn bài Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Để có thể phân tích được nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân thuộc Ngữ Văn 10, học sinh cần nắm được nội dung văn bản Chữ người tử tù và bám sát dàn bài sau đây:

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm
  • Giới thiệu nhân vật quản ngục

Thân bài:

Quản ngục là người biết trân trọng nhân tài:

  • Khi nghe tin trong 6 người tử tù có Huấn Cao, viên quản ngục tỏ ra đáng tiếc.
  • Biệt đãi nhân tài trong những ngày bị giam nhưng vẫn lo lắng về trách nhiệm của mình, sợ tử tù chạy trốn.
  • Cảm thấy tiếc nuối và lo lắng khi có tin Huấn Cao sắp bị đưa ra pháp trường
viên quản ngục trong chữ người tử tù
Bố cục nội dung bài viết phân tích nhân vật viên quản ngục

Là người cẩn thận, biết lo toan:

  • Lo lắng không biết thơ lại có suy nghĩ như mình, có tiết lộ chuyện mình biệt đãi tử tù.
  • Sợ tử tù chạy trốn khi được biệt đãi.

Là người chính trực:

  • Dù bị coi thường nhưng không hề lợi dụng việc riêng trả thù tư, vẫn đối đãi tử tế với người mình coi trọng.
  • Biết mình biết ta, không huênh hoang chức vụ mà dẫm đạp kẻ khác “Viên quản ngục, không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc… Thế là y mãn nguyện”.

Là người yêu cái đẹp, trận trọng các giá trị:

  • Viên quản ngục là người được ăn học, biết giá trị của chữ nghĩa: Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền…
  • Việc đối đãi tốt với Huấn Cao vì biết ông là người tài và cũng muốn xin chữ.
  • Bất chấp sự nguy hiểm để có thể có được Chữ người tử tù

Là người có tấm lòng thiện lương, hoàn cảnh đưa đẩy rơi vào nơi ngục tù tăm tối. Ông nghe lời khuyên của Huấn Cao về việc rời bỏ nơi hiện tại.

Kết bài:

  • Khái quát những nét đẹp về hình tượng viên quản ngục
  • Ca ngợi tấm lòng, sự hiểu biết và cái đẹp tồn tại ngay cả những nơi tối tăm nhất.

18 mẫu Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Sau đây là 18 mẫu bài phân tích nhân vật viên quản ngục trong Ngữ văn 10 Kết nối tri thức được chọn lọc cẩn thận. Học sinh có thể dựa vào đây để lấy tài liệu cũng như ý tưởng phục vụ cho việc học tập, các bài kiểm tra:

Mẫu 1: Phân tích ngắn gọn nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”

“Chữ người tử tù” được xem là điểm đặc sắc nhất trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Truyện đã rất thành công khi xây dựng nhân vật viên quản ngục – một con người ẩn chứa vẻ đẹp diệu kỳ trong tâm hồn. Nhân vật này tượng trưng cho sự sáng tạo và tư duy nghệ của tác giả.

Trong câu truyện, Huấn Cao là người cho chữ viết rất đẹp, ông được viên quản ngục tôn trọng và ngưỡng mộ. Hình ảnh người quản ngục hiện lên trong tâm trí độc giả là người tư lự, điều độ, có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Tác giả sử dụng những từ ngữ bình dị để miêu tả về nhân vật này như: “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”, “băn khoăn ngồi bóp thái dương”… Một điều lạ kỳ ở người này là dù ở chức vị quản tù nhưng rất trân trọng và hậu hĩnh với tử tù Huấn Cao.

nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù
Tổng hợp mãu phân tích quản ngục trong Chữ người tử tù

Tác giả Nguyễn Tuân muốn thông qua nhân vật để làm nổi bật sự đối lập giữa vị thế của người thống trị và cách ứng xử tốt đẹp của viên quản ngục. Từ đó, đề cao giá trị của cái tài, cái đẹp giữa môi trường tù ngục tối tăm. Hình ảnh người quản ngục biểu tượng cho nhân cách cao sang, là viên ngọc quý giá giữa đống cặn bã ngục tù.

Vẻ đẹp của nhân vật này không chỉ nằm ở diện mạo bên ngoài mà còn được thể hiện ở tâm hồn trong sáng, biết trân quý cái đẹp. Viên quản ngục như một người nghệ sĩ thực thụ, đánh giá cao khả năng, sự tài hoa của Huấn Cao thông qua nét chữ. Mặc dù ở vị trí thấp kém nhưng ông luôn tự ý thức, tự trọng, hiểu rõ được bản thân của mình đang ở đâu.

Tác giả Nguyễn Tuân còn xây dựng nhân vật này đại diện cho vẻ đẹp thanh tao, vượt qua cái trần tục tầm thường. Viên quản ngục như một bông hoa trắng tinh khôi, vươn mình đón ánh sáng mặt trời giữa cuộc sống đầy khắc nghiệt. Thông qua nhân vật này, tác giả muốn thể hiện sự tôn trọng và khao khát với cái đẹp. Ngay cả trong điều kiện khó khăn nhất, con người vẫn có thể lương thiện và làm những điều đáng kính trọng.

Mẫu 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”

Quản ngục được xem là một trong những công cụ của bộ máy thống trị lúc bấy giờ. Cuộc sống ngục tù gắn với tội ác, sự xấu xa, nhem nhuốc, đặc biệt là không có tình người. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh viên quản ngục rất đẹp – một âm thanh trong trẻo trong bản nhạc đầy hỗn loạn và xô bồ.

Âm thanh trong trẻo ở đây ám chỉ cái tâm trong sáng, lương thiện của viên quản ngục. Ông là người biết yêu cái đẹp, biết quý trọng nhân tài, có thái độ trân trọng và người mộ họ. Còn bản nhạc đầy hỗn loạn ý muốn nói đến nhà tù, nơi thường xuyên nghe thấy những tiếng la ói, cầu xin của tù nhân. Mỗi ngày, có biết bao nhiêu trận đòn roi tra tấn, những hành vi chà đạp lên cả tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Ở nơi ngục tối,tâm hồn con người bỗng trở nên mục rỗng, không còn tình người.

Ở môi trường đen tối như vậy nhưng viên quản ngục lại là người có phẩm chất vô cùng đáng quý. Trước tiên, ông là người yêu cái đẹp, biết trận trọng và giữ gìn cái đẹp. Ngay từ nhỏ, quản ngục đã có thú chơi thanh tao là thưởng thức chữ đẹp. Chính vì vậy, khi Huấn Cao ở trong tù, ông đã luôn nhẫn nhục để xin cho bằng được chữ của người tử từ này mang về treo trong nhà.

Khi Huấn Cao trả lời câu hỏi của quản ngục với thái độ khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” thì ông đã không nổi giận mà còn lễ phép lui ra với câu: “Xin lĩnh ý!”. Người này mong mỏi một ngày ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, lúc đó ông sẽ nhờ viết vài chữ trên chục vuông lụa trắng đã chuẩn bị sẵn. Viên quản ngục rất lo lắng, sợ Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin chữ thì sẽ ân hận cả một đời. Khi người tử tù nhận được công văn bị giải về kinh để chịu án, “viên quản ngục tái nhợt người đi”.

Sự trân trọng cái đẹp còn được thể hiện ở một chi tiết rất đặc sắc, là khi nhận được chữ của Huấn Cao cho, viên quản ngục đã “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Việc cất giữ cẩn thận vuông lụa trắng cho chữ Huấn Cao cho thấy ông là người biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp.

Tác giả Nguyễn Tuân còn xây dựng hình ảnh một viên quản ngục biết quý trọng người tài. Khi nghe tin trong số những người tử tù đến vào ngày mai có Huấn Cao, ông đã chu đáo lo chỗ ở sạch sẽ, gọn gàng. Ông ấy muốn được biệt đãi người tử tù đặc biệt này để khỏi cơ cực những ngày cuối đời. Không những vậy, năm bạn đồng chí của Huấn Cao cũng được biệt đãi thịnh soạn như vậy.

Biết yêu cái đẹp, trận trọng và gìn giữ cái đẹp, có thể thấy viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng. Đây chính là bản tính tốt của con người được trời phú từ khi sinh ra. Sống giữa chốn ngục tù đầy rẫy những tội ác, thiếu tình người nhưng viên quản ngục vẫn không hề bị nhuốm bẩn. Ông nhận thức rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu. Quả thực đúng với câu nói “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.Quản ngục cũng biết mình đã chọn nhầm nghề nên khi được Huấn Cao khuyên nhủ nên từ bỏ công việc này, về quê nhà ở ông đã kính cẩn tiếp nhận lời khuyên

Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật viên quản ngục. Thông quá đó muốn truyền tải thông điệp quý giá: con người phải luôn biết vượt lên trên toàn cảnh sống, dù khó khăn, vất vả cũng phải giữ một tấm lòng lương thiện, một phẩm chất cao sang.

Mẫu 3: Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân – một con người luôn khao khát đi tìm cái đẹp mộc mạc, thuần khiết nhất. Ông cho rằng cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì ẩn sâu trong tâm hồn con người luôn chất chứa những cái đẹp rất đáng trân trọng. Và nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” là nhân vật đại diện cho nét đẹp thuần khiết ấy.

Mặc dù không phải là nhân vật chính trong tác phẩm, nhưng viên quản ngục đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm nên thành công cho “Chữ người tử tù”. Nhân vật này hiện lên với nét đẹp đáng quý, đồng thời làm nổi bật thêm vẻ đẹp cho nhân vật chính Huấn Cao. Khi nói về người quản ngục, Nguyễn Tuân đã ví ông như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng, giữa môi trường ngục tù tăm tối, công việc trông coi những kẻ tù tội sẽ dễ đẩy con người đến với sự tàn nhẫn, vô tình. Tuy nhiên, trái ngược với bản chất nơi chốn tù lao, nhân vật viên quản ngục nổi bật với tính cách nhẹ nhàng, biết trân trọng người tài, giữ gìn cái đẹp.

Là người làm việc cho triều đình nhưng viên quản ngục lại rất mến mộ khí phách ở Huấn Cao – người anh hùng đại nghĩa dám đứng ra để chống lại triều đình mục nát. Ông luôn tỏ thái độ cung kính, lễ độ khi đối diện với người tử tù đặc biệt này. Trong suốt thời gian ở tù, Huấn Cao được quản ngục đối xử rất tốt, ngày ngày đem cơm rượu đến tiếp đãi. Điều này xuất phát từ chính tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục. Mặc dù Huấn Cao luôn tỏ thái độ khó chịu, muốn tránh xa nhưng ông không hề tức giận. Thay vào đấy, ông luôn thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ của mình dành cho vị anh hùng dũng cảm, dám vì đại cuộc, vì nhân dân mà quên thân mình.

Không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, viên quản ngục còn là người rất yêu cái đẹp, biết nâng niu và giữ gìn chúng. Khi biết tin trại giam nơi mình làm việc chuẩn bị nhận thêm tội nhân, trong đó có Huấn Cao – người nổi tiếng viết chữ nhanh và đẹp, quản ngục đã bùng nổ khao khát xin được chữ Huấn Cao để treo trong nhà.

Để đạt được sở nguyện, người quản ngục này đã bất chấp mọi hiểm nguy, dám biệt đãi những tử tù để mong ước nguyện cả đời trở thành hiện thực. Mặc dù trong lòng rất lo sợ không xin được chữ của Huấn Cao thì sẽ ân hận cả đời nhưng ông vẫn không dám mở miệng để nói lời thỉnh cầu. Bằng tấm lòng đối đãi chân thành, cuối cùng ông đã khiến người tử tù đặc biệt ấy cảm động và chấp nhận cho chữ vào lúc nửa đêm.

Trong ngục tù tối tăm đã diễn ra một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Người cho chữ là một kẻ tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích. Người nhận chữ là người quản tù với thái độ khúm núm, đang nâng niu từng nét chữ trên tay. Chi tiết này đã nói lên được sự trân trọng, nâng niu, biết giữ gìn cái đẹp của viên quản ngục. Khi được Huấn Cao khuyên nên bỏ nghề về quê nhà ở, ông đã chắp tay vái lạy rồi nói một câu khiến bầu thông khí trở nên nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Nhân vật viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân xây dựng rất thành công. Thông quá đó muốn nhắn nhủ đến bạn đọc thông điệp ý nghĩa: cái thiện đã chiến thắng cái xấu xa, tà ác, cho dù phải sống trong môi trường tăm tối, tiêu cực nhưng họ luôn hướng về cái đẹp, sự lương thiện. Đây chính là niềm tin, sự khao khát của tác giả về giá trị của con người.

Mẫu 4: Nhân vật Viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” hay nhất

Trong hoàn cảnh ngục tù, con người ta sống bằng sự lừa lọc, tàn nhẫn, vô tình thì tính cách dịu dàng, biết trân trọng người tài, nâng niu cái đẹp của viên quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh nhân vật này một cách đặc sắc, đầy ấn tượng.

Tác giả giới thiệu viên quản ngục là người có ngoại hình ưa nhìn với các từ miêu tả chân thực: “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Ông có bộ mặt tư lự, nhăn nheo, một đời sống nội tâm vô cùng sâu sắc. Sau khi biết tin Huấn Cao sẽ về chịu án nơi mình canh giữ, ông bỗng nổi dậy khao khát được xin chữ Huấn Cao về treo nhà. Việc nhận từ sắp tới đã khiến tâm tư của vị ngục quan này đầy xáo trộn. Mặc dù trong môi trường ngục tù, ông vẫn giữ cho mình tính cách dịu dàng, khác hẳn với những kẻ sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc chốn đề lao.

Quản ngục không phải là một hung thần tay vấy bẩn máu, ông là một nhà nho biết đọc sách thánh hiền. Từng cử chỉ, lời nói của ông đều rất kín đáo và thận trọng. Đặc biệt, vị ngục quan là người biết kính mến khí phách, biết trân trọng người tài và giữ gìn cái đẹp. Ông có tấm lòng nhân hậu, bao dung, khi tiết tin Huấn Cao chuẩn bị về chịu án nơi mình cai quản, ông đã chu đáo chuẩn vị nơi ở để “tiếp đón” các tử từ.

Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng phương pháp tương phản đối lập để làm nổi bật nghịch lý của hoàn cảnh. Qua hình ảnh nhận tù, đã làm nổi bật sự khác biệt giữa ngục quan với lũ lính ngục, giữa người có tâm điền tốt với lũ quay quắt, giữa sự thuần khiết với sự cặn bã nơi ngục tù. Qua đó, tôn vinh phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của viên quản ngục, ông được ví như “âm thanh trong trẻo chen giữa một bản đàn đều hỗn loạn, xô bồ”.

Trong thời gian Huấn Cao chịu án, viên quản ngục đã biệt đãi như một vị khách. Trước mỗi bữa cơm, ông đều dâng rượu và đồ nhắm cho người tử tù dùng để ấm bụng. Sự biệt đãi ấy thể hiện tấm lòng kính mến, ngưỡng mộ, biết giá người và trọng người ngay của vị quản ngục.

Từ xưa, bậc quân tử luôn lấy chữ lễ trong giao tiếp, biết mình, biết người trong mối quan hệ. Khi tiếp cận với tử tù, quản ngục luôn thể hiện sự kính nể thông qua hành động và lời nói: “Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Mặc dù bị Huấn Cao khinh bạc xua đuổi nhưng ông vẫn lễ phép xin lui: “Xin lĩnh ý”. Có thể thấy, viên quản ngục là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, không lấy sự giận dữ, ích kỷ để đối đãi lại.

Vậy tại sao quản ngục lại cư xử như vậy với Huấn Cao? Bởi lẽ, ông cho rằng mình chỉ là kẻ tiểu lại giữ tù, còn Huấn Cao là người anh hùng lỗi lạc và có tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Vị quản ngục này luôn nuôi hy vọng có thể xin chữ của Huấn Cao về treo trong nhà. Tác giả Nguyễn Tuân đã làm nổi bật rất nhiều phẩm chất tốt đẹp trong nhân vật này: bình tĩnh, nhẫn nhục, lễ độ, biết mình, biết người. Có thể thấy ngục quan không đẹp vì quyền uy mà đẹp ở nhân cách, ở tâm thế của một nhà nho biết đọc sách thánh hiền.

Viên quản ngục là người có tâm hồn trong sáng thanh cao, biết coi trọng người tài và yêu cái đẹp. Ông khao khát được xin chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, với ông đó là báu vật cần được gìn giữ. Chính vì vậy, khi chưa xin được chữ, tâm trạng của ông đầy hỗn loạn. Ông sợ không xin được chữ trước khi Huấn Cao bị hành hình thì bản thân sẽ ân hận suốt cả đời.

Chính sự chân thành cùng nhân cách cao quý của quản ngục đã khiến người tử từ cảm động. Cuối cùng, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ, cảnh tượng chưa từng xảy ra trong ngục tù khiến người đọc phải xúc động. Trước cái đẹp của thư pháp, tử tù và người quản ngục lại trở thành tri âm, tri kỷ của nhau.

Nguyên Tuân thực sự đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh quản ngục – một con người đáng trân quý. Ngoại hình, hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật được tác giả miêu tả với sự chắt lọc của một ngòi bút tài hoa. Tất cả làm nổi bật lên cốt cách tốt đẹp của một con người: “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – không cúi đầu trước cường quyền, chỉ cúi đầu trước hoa mai, trước cái đẹp trong cuộc sống, trong đời người.

Mẫu 5: Em hãy phân tích nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”

Bên cạnh nhân vật chính Huấn Cao thì viên quản ngục cũng được xem là nhân vật góp phần tạo nên sự đặc sắc và ấn tượng cho tác phẩm “Chữ người tử từ”. Tác giả Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng ngòi bút của mình để tạo nên một quản ngục có tấm lòng nhân hậu, biết trọng người tài, biết yêu mến và giữ gìn cái đẹp.

Nhân vật quản ngục có sự linh hoạt về tính cách. Trước khi làm quản ngục, ông cũng từng là người đèn sách, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền. Ông là người lương thiện, tử tế, đặc biệt rất say mê cái đẹp. Sở nguyện của ông là một ngày được treo câu đối do chính tay Huấn Cao viết ở riêng của mình.

Cứ tưởng giữa chốn ngục từ chỉ tồn tại cái ác, cái xấu, sự tàn nhẫn, lừa lọc và khổ đau. Tuy nhiên, vẫn còn những hình ảnh thật đẹp, cử chỉ chân thành, hành động dịu dàng giữa người quản tù với tử tù. Nguyễn Tuân đã đưa ra một bi kịch thật trớ trêu: kẻ cầm đầu chống lại triều đình chính là một nghệ sĩ tài hoa. Còn người đại diện cho pháp luật của triều đình lại là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, ngưỡng mộ tài năng của người tử tù ấy. Cuộc “kì ngộ” khiến cho lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục bỗng trỗi dậy một cách mãnh liệt. Ông đã bất chấp cả địa vị, thậm chí là tính mạng của mình để mong xin được chữ của người anh hùng có tài viết nhanh và đẹp xuất chúng.

Tác giả đã khiến người đọc hồi hộp, tò mò không biết liệu viên quản ngục có xin được chữ của ông Huấn hay không? Từ ngay nhận tử từ mới, trong lòng ông vô cùng căng thẳng, hồi hộp, đầy suy nghĩ. Ông không biết làm thế nào để trong thời gian ngắn có thể lấp đầy khoảng cách giữa “cai ngục” và “tử tù” để trở thành “tri kỉ” của Cao Huấn. Mặc dù đối diện với người mình đang cai quản, nhưng ông không dám mở lời. Trong lòng luôn lo sợ một ngày ông Huấn bị hành hình mà vẫn chưa kịp xin chữ thì sẽ ân hận cả đời.

Nhân vật viên quản ngục được tác giả xây dựng hình ảnh với ngôn từ gần gũi, gần với đời thực. Người đọc dễ dàng hình dung ra dáng vẻ của một vị quản ngục, từ lời ăn tiếng nói, dáng đi cho đến cách hành xử. Ở công đường, y là người oai phong, trầm tĩnh, cần mẫn với công việc. Sâu bên trong là người có nội tâm sâu sắc, khuôn mặt luôn hiện lên nét đăm chiêu suy ngẫm. Ấy vậy mà khi đối diện với “thần tượng” của mình bỗng trở nên dịu dàng, ân cần và chu đáo. Ông đã không sợ hiểm nguy, hệ lụy đối xử rất tốt với tử tù Huấn Cao, còn thiết đãi thịnh soạn trước mỗi bữa ăn.

Ngục quan đã tự hạ mình trước tử tù, nhẫn nhục trước sự khinh bạc của Huấn Cao. Ông không hề oán thù, tức giận, thay vào đấy lại cư xử một cách bình tĩnh, cúi mình lễ phép trước người anh hùng dám đứng lên chống lại triều đình mục nát. Hành động biệt đãi Huấn Cao xuất phát từ lòng mến mộ tài năng kiệt xuất của ông Huấn. Đồng thời, cảm thấy ngưỡng mộ, tôn trọng một bậc tài danh.

Cuối cùng, Huấn Cao đã cảm động trước “sở thích cao quý” và “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan. Chính sự chân thành, tấm lòng bao dung của viên quan cai ngục đã khiến hai kẻ đối đầu trở thành tri âm, tri kỷ của nhau. Sự tri kỷ ấy thể hiện ở chi tiết ông Huấn đồng ý viết chữ tặng cho viên quản ngục. Đồng thời, đưa ra lời khuyên , mong muốn ông từ bỏ nghề bạc bẽo để đề quê nhà sinh sống.

Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo đặc sắc của Nguyên Tuân, vừa giúp tôn thêm vẻ đẹp lý tưởng của Huấn Cao, vừa đề cao giá trị phẩm chất của con người được dẫn dắt bởi cái đẹp và sự lương thiện. Đây là kiểu sáng tạo nhân vật rất mới trong nền văn học hiện đại Việt Nam, cách để nhân vật tự tạo tính cách và dấu ấn riêng cho bản thân.

Mẫu 6: Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Viên quản ngục – nhân vật không có tên tuổi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật quản tù với hoàn cảnh khá đặc biệt. Ông chuyên làm việc trong môi trường ngục tối, là nơi đầy rẫy tội lỗi, sự tra tấn, đánh đập tàn nhẫn, không có tình người. Tuy nhiên, quản ngục lại có sở thích vô cùng cao quý là chơi chữ. Trước kia, ông cũng là người thích đọc sách thánh hiền, luôn ao ước một lần được Huấn Cao cho chữ để treo trong nhà vì chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Với quản ngục, chữ của ông Huấn chính là “một thứ báu vật trên đời”. Vì sở thích cao quý và sở nguyện cao đẹp ấy mà ông dám liều mình đánh đổi mọi thứ để mong có được chữ của người tử tù. Đây thực sự là một người yêu cái đẹp đến mức quên mình.

Không chỉ có thú vui tao nhã, viên quản ngục còn là người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Khi biết tin ngày mai có tử tù tên Huấn Cao đến thi hành án, ông đã không ngần ngại e dè ca ngợi tài năng của ông Huấn trước mặt mọi người. Thông thường, một người dù có tài năng, lỗi lạc đến mấy nhưng khi sa vào chốn ngục tù đều bị các quan lại khinh thường. Tuy nhiên ở đây, viên quản ngục lại rất xem trọng tài năng của Huấn Cao, nhìn người tử tù với cặp mặt hiền lành, lòng kiêng nể.

Không chỉ sai người quét dọn sạch sẽ phòng của Huấn Cao, quản ngục ngày ngày còn thiết đãi rượu thịt rất chu đáo. Khi bị ông Huấn buông lời trách móc, ông không hề tức giận, dở trò bỉ ổi như các quan lại khác. Ngược lại, vị quản ngục này rất nhẫn nhục, khiêm nhường, nhận mình là kẻ tiểu lại, không dám ngang hàng với vị anh hùng lớn lao.

Chốn lao tù với nhiều sự tàn nhẫn, tai mắt xung quanh nhưng quản ngục đã liều mình “biệt đãi” một “liên tài”. Đây là hành động hết sức liều lĩnh, nhưng cũng rất bản lĩnh của viên cai ngục. Mặc dù mục đích cuối cùng của ông là mong muốn xin được chữ của Huấn Cao nhưng phải công nhận rằng viên quản ngục là người có tấm lòng tha thiết yêu cái đẹp, biết trân trọng và nâng niu nhân tài.

Ngoài ra, tác giả còn xây dựng nhân vật quản ngục là người có thiên lương trong sáng. Điều này được thể hiện qua gương mặt tư lự nhưng không đêm nào ngủ được vì nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Thiên lương trong sáng thể hiện ở sự kính trọng người tài, qua những cử chỉ, hành động của ông với người tử tù đáng kính.

Một chi tiết nhỏ nữa để thể hiện tâm hồn trong sáng, lương thiện của viên quản ngục chính là hành động vái lạy Huấn Cao cùng câu nói “Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh” khi được ông Huấn đưa ra lời khuyên rời bỏ nghề quản ngục. Nếu là kẻ gian xảo, sau khi đạt được mục đích sẽ thay đổi thái độ. Tuy nhiên, ông vẫn một mực kính trọng Huấn Cao, xem người này là tri âm, tri kỷ của mình.

Nguyễn Tuân đã thực sự rất thành công khi xây dựng nhân vật viên quản ngục – một người với tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay. Thông quá đây, tác giả muốn truyền tải thông đẹp cao quý, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì sự lương thiện sẽ giúp con người ta sống tốt hơn mỗi ngày.

Mẫu 7: Phân tích ngắn gọn nhân vật viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù”

“Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bên cạnh nhân vật chính Huấn Cao, tác giả Nguyễn Tuân cũng đã rất thành công khi xây dựng nhân vật viên quản ngục – một người yêu cái đẹp, biết trọng người ngay.

Quản ngục – một người tiếp xúc với môi trường ngục tù đầy rẫy những tội lỗi, sự tàn nhẫn, mất tình người. Tuy nhiên, bên trong con người ấy lại có một mầm sống xanh tươi của cái đẹp. Mầm sống ấy không ngừng vươn lên, phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự chiến thắng của niềm khao khát và đam mê cái đẹp.

Đầu tiên phải nói, ông là một người có học thức. Điều này được thể hiện qua câu “Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Phải có học thì mới biết trân trọng chữ nghĩa văn chương.

Việc ông nhận ra bản thân mình “chọn nhầm nghề mất rồi” khi trở thành quản ngục của triều đình trong thời thế nhiễu nhương hay ngay cả việc đối đãi với Huấn Cao khi bị sỉ nhục cũng thể hiện điều này.

Tiếp theo, ngục quan là người biết trọng người tài. Từ đầu nghe danh Huấn Cao ông đã đánh giá “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” và có ý biệt đãi từ phòng giam đến chế độ ăn. Đây là điều cấm kỵ có thể ảnh hưởng đến quan trường lẫn cái đầu trên cổ. Thế nhưng cuối cùng, viên quản ngục vẫn chấp nhận bởi “biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều” để “một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.

Đáng lẽ ra ông phải “để tâm” đến tên cầm đầu, thủ xướng nhưng cuối cùng lại dành cho tử tù những biệt đãi hiếm có. Đáng lẽ ra hình ảnh quản ngục phải tàn ác, thủ đoạn nhưng cuối cùng lại là một người điềm tĩnh, biết nhẫn nhịn, biết khiêm nhường và yêu cái đẹp. Sự mâu thuẫn tinh tế được Nguyễn Tuân khắc họa đã làm nổi bật nhân vật quản ngục.

Sự kết thúc của truyện là một nghệ thuật tài hoa, vừa lãng mạn vừa hiện thực, thể hiện sự đẹp đẽ toàn diện của cả người xin chữ và người cho chữ.

Qua nhân vật này, tác giả đã truyền đạt những ý nghĩa sâu sắc về con người và nghệ thuật. Kết thúc nhẹ nhàng với lời khuyên của Huấn Cao giúp ngục quan có thêm động lực để tránh khỏi một đống cặn bã và cảnh  ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

Mẫu 8: Đặc điểm hình tượng viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Viên quản ngục trời lời kể của Nguyễn Tuân không phải một văn sỹ nho nhã như ông Huấn Cao, thế nhưng cũng không hề mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, hằn học. Ông như là một ngôi sao lẻ loi giữa trời quang, nhỏ bé nhưng vẫn tỏa sáng. Dưới ngòi bút của một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, sự đẹp đẽ trong tâm hồn của con người này lại càng trở nên rõ nét.

Thoạt nhìn, viên quản ngục có vẻ cam chịu, yên phận và gần như cũng chẳng máy khác  biệt so với những kẻ quản ngục khác. Ở cái tầng lớp đó, họ chỉ dám suy nghĩ, không dám thể hiện ra suy nghĩ của mình, “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”.

Chính cái khuôn khổ phong kiến, gông “phép nước” đã khiến quản ngục quen với “những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, ông lạnh tanh, không hề phản kháng, ngoan ngoãn như một tên nô lệ. Cũng phải thôi, địa vị của ông cũng chỉ như con sâu cái kiến, hèn hạ bẩn thỉu trong mắt bao người.

Nhà tù, nơi được xem như địa ngục trần gian, khiến người ta liên tưởng đến những điều tàn ác, dơ dáy và bẩn thỉu. Dường như chẳng ai nghĩ rằng, một con người đã quen sống và làm việc trong môi trường này lại nhen nhóm một cái nhìn tài hoa. Sự tài hoa tinh ý đáy như một mầm cây, khắc khoải chờ đợi nước tưới để vươn lên. Và Huấn Cao chính là những giọt nước mát của đời ông, khiến ông như được phơi bày lòng yêu cái đẹp, tâm hồn văn sĩ của mình.

Huấn Cao văn võ song toàn, có “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Sự xuất hiện của ông vừa là hy vọng nhưng lại cũng khiến viên quản ngục rơi vào tình thế khó xử. Trong lòng hắn dấy lên một sự đấu tranh âm thầm và âm ỉ trong suốt câu chuyện.  Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp, lòng mến mộ tài hoa trong hắn cũng đã chiến thắng. Dẫu cho đây chưa phải chiến thắng tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục trầm lặng, hèn mạt trước đây trở thành một con người khác.

Có thể thấy, quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ, trước kia hắn chỉ dám yêu âm thầm, lặng lẽ ngắm nhìn cái đẹp mà không dám ngợi ca. Sự xuất hiện của Huấn Cao như đã mở ra trang mới cho cuộc đời hắn, khiến hắn lần đầu tiên dám đối diện với lòng mình. Lần đầu tiên hắn dám nhìn thắng, hơn nữa còn dám bình phẩm về cái đẹp. Hắn như mê muội, như thất thần trước những con chữ của Huấn Cao, hắn thấy chữ ông vuông và đẹp lắm.

Dường như lời bình của hắn như có sự tiếc nuối, ngậm ngùi bởi con người tài hoa này không xứng đáng ở lại nơi tù tội dơ bẩn. Con chữ của ông quý như vàng lại được viết ra ở nơi tối tăm nhất trần gian. Hắn bất bình nhưng cũng bất lực, chỉ biết bầu bạn. Họ bầu bạn nhưng không cần nói dông dài, dường như chỉ qua co chữ, hai người xa lạ như được gắn kết, hòa làm một thể, thấu hiểu nhau hơn tất thảy.

Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Hắn hiện lên vừa chân thật lại mờ ảo, khó nắm bắt. Dường như nhà văn đang muốn thể hiện chí hướng của mình nhưng lại không muốn quá phơi bày, lộ liễu. Chi tiết đó vừa bộc lộ sự khao khát đánh thức cái đẹp, cái tài nhưng cũng cho người ta cảm thấy lấp ló đâu đấy sự yếu đuối, bất lực, chưa hoàn toàn dám đứng dậy đấu tranh.

Nguyễn Tuân như tránh né, nhưng lại không nỡ gạt cái đẹp đó qua một bên. Ông chỉ dám nhìn trời than thở oán trách: ‘‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”.

Huấn Cao bị giam cầu nơi tù ngục nhưng sự tài hoa của ông không hề bị phai nhạt. Hình như, giữa nơi tối tăm ấy, sự tài hoa của ông lại trở nên nổi bật hơn hẳn, rực rỡ và màu nhiệm. Ánh sáng nơi ông tỏa ra lần đầu khiến viên quản ngục phải suy nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi”. Hắn tự nguyện miễn những mánh khóe hành hạ đã dường như trở thành bản năng trong suốt hơn nửa cuộc đời, hắn biệt đãi cho người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ. Mọi hành động, cử chỉ của hắn như một cách khéo léo, từng từng từng chút xích lại với trái tim người tử tủ.

Con người đã sống quá lâu nơi tối tăm tù túng, dơ dáy bẩn thỉu nhưng lần đầu tiên không ngại mà ngắm nhìn, cổ vũ cái đẹp. Hắn bạo dạn xin chữ vì “Biết người tài, không phải là kẻ xấu”. Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã toan tính đủ cách xin chữ, hắn vẫn e dè sợ hãi, lén dăn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng lại cho thấy được sự e dè, sợ hãi trong con người hèn mọn. Dẫu vậy, ta vẫn cảm nhận được hắn đã khác biệt hơn rất nhiều, dám  vươn tới cái đẹp, cái tài. .

Tuy vậy có thể thấy, sự e dè của viên quản ngục là hoàn toàn có lý, phù hợp với mạch văn. Rõ ràng ở vị trí đó, tại thời điểm đó dường như sự đấu tranh, đàn áp của hắn gần như là vô nghĩa.

Suốt câu truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Hắn như một hình tượng ảo, được dùng để gửi gắm chấp niệm, hoài bão cả một con người yêu cái đẹp, cái tài nhưng vẫn chưa đủ dũng khí để dám đứng lên đấu tranh cho những điều đó. Nhân vật này là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.

Mẫu 9: Phân tích ngắn gọn nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”

Nguyễn Tuân – nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, văn của ông đều rất đẹp, rất tình. Tác phẩm tiêu biểu thể hiện được tâm hồn yêu mến cái đẹp của ông phải kế đến “Chữ người tử tù”. Trong câu chuyện, ông như đã gửi gắm toàn bộ sự tiếc nuối, ngưỡng vọng của mình vào nhân vật viên quản ngục.

Cuộc gặp gỡ như định mệnh giữa hai kẻ xa lạ, dường như không có bất kỳ sự liên quan nào – viên quản ngục đã quen với thói đời nịnh nọt, bạc bẽo, những tội ác dơ bẩn và ông Huấn Cao tài hoa tài tình, thiện lương bất khuất. Vậy nhưng, không ai ngờ rằng, lần gặp này lại kết nối hai con người này trở nên vô cùng gắn kết. Không ai sẽ nghĩ đằng sau viên quản ngục quen sống nơi dơ dáy nhất trần gian, đã nửa đời nhìn thấu những tội ác dơ bẩn lại mang một trái tim khát khao, mến mộ cái đẹp.

Xét về địa vị xã hội, viên quản ngục dường như nằm ở những tầm thấp nhất, là người đại diện cho pháp luật phong kiến lúc bấy giờ. Người ta chỉ nghĩ đến hắn như một kẻ tàn ác, máu lạnh. Hắn là hiện thân của những cái ác, cái xấu nhất lúc bấy giờ. Vậy nhưng, về phương diện nghệ thuật, hắn lại là một kẻ mang tâm hồn văn sĩ, mến mộ cái đẹp, say đắm nét chữ, tài hoa của Huấn Cao.

Hắn say mê điều đó vô cùng, khát khao có được chữ ông Huấn treo trong nhà. Hắn yêu lắm, trân trọng từng chút một bởi “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, coi nét chữ của ông là một vật báu trên đời. Ngay từ khi nghe tin trong số phạm nhân được áp giải có Huấn Cao, hắn đã hồ hở bởi sắp được gặp người tài. Vậy nhưng hắn cũng tiếc nuối, day dứt bởi con người tài hoa đó đã phải mang trong mình án tử. Không ai mong muốn khi được đến gần nhất với ngưỡng vọng, cái mình si mê lại là lúc nó sắp bị hủy hoại.

Dường như ta có thể cảm nhận được tâm trạng của viên cai ngục qua từng lời văn của Nguyễn Tuân. Mọi cử chỉ của hắn dường như khúm núm, lặng lẽ nhưng lại có cảm giác cập rập, vội vã. Hắn rưng rưng nhận lấy tờ giấy có chữ của Huấn Cao, nóng vội được ngắm nhìn rõ ràng cái mà mình ngưỡng mộ từ lâu.

Viên quản ngục trong lời kể của Nguyễn Tuân cũng là người có con mắt tinh tường biết nhìn nhận và đánh giá người tài năng. Hắn cũng là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài khi luôn thành kính đối đãi với Huấn Cao. Hắn lặng lẽ biệt đãi ông Huấn và những người bạn tù bằng rượu thịt thơm ngon. Vậy nhưng lại lén lút nói với viên thơ lại mong giữ kín chuyện. Cũng đúng thôi, ở vị trí của hắn đâu thể nào làm gì hơn được.

Khi bị Huấn Cao khinh miệt, coi thường, hắn  không hề trách móc tức giận. Tưởng như một kẻ như hắn sẽ phải tìm cách trả thù, hành hạ ông bằng những cách hèn hạ nhất. Vậy nhưng hắn lại vô cùng kính cẩn, lễ độ. Dường như hắn đã thấu hiểu “Những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”.

Không ai có thể ngờ, một viên quản ngục ít học, mang trong mình dáng vẻ hằn học, thô lỗ, thậm chí hung ác lại có tâm hồn thanh sạch đến vậy. Thời gian tiếp xúc ngắn ngủi với Huấn Cao, hắn trộm nghĩ, hình như “mình chọn nhầm nghề mất rồi”. Nguyễn Tuân đã nhận xét viên quản ngục là “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Dường như bao năm tháng qua, biết bao sự dơ bẩn nơi ngục tù chưa từng vấy bẩn tâm hồn trong sạch đó. Hắn như “ngây thơ”, mừng rỡ khi được huấn Cao đồng ý cho chữ. Hắn cúi mình trước cái đẹp, trịnh trọng khi nhận chữ.

Viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt phiến lụa óng”. Cái sự khúm núm ấy không hề hèn hạ mà như đang rất trân trọng, như thể hắn đang lo sợ rằng chỉ cần mạnh tay sẽ khiến những hạt bụi trên thân thể mình làm vấy bẩn con chữ đó.

Mọi hành động của hắn đều thể hiện rõ sự mến mộ, thương tiếc tài hoa của Huấn Cao. Dẫu vậy ta cũng cảm nhận được sự yếu đuối, bất lực của hắn khi chỉ dám dõi theo, lặng lẽ nhìn ngắm cái mình si mê. Tuy nhiên suy nghĩ của hắn hoàn toàn khớp với mạch truyện, có ý nghĩa khi ở vị trí hiện tại của hắn, dường như mọi sự đấu tranh đều là vô nghĩa, không thể chống lại xã hội bất công đọa đày. Qua nhân vật này, Nguyễn Tuân như đang gửi gắm sự tiếc nuối, hoài niệm của mình với một thời đã xa.

Mẫu 10: Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù nâng cao

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm giúp tên tuổi và ngòi bút của ông càng được khẳng định. Tác giả đã xây dựng nhân vật viên quản ngục như một đóa hoa thơm giữa xã hội nhiễu nhương xô bồ để đề cao giá trị con người và tinh thần yêu cái đẹp.

Đầu tiên, quản ngục là một người biết trân trọng nhân tài. Mặc dù là kẻ cai quản buồng giam, nơi giam cầm những người được xem là xấu xa, tội tác thời bấy giờ nhưng ông vẫn rất quan tâm đến những người tài. Khi nhận được án trát về 6 tên tử tù, ông ngay lập tức ngờ ngợ cái tên Huấn Cao – “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”.

Ngay từ câu hỏi này đã có thể thấy, đây không phải là một tên quản ngục tầm thường và vô lại, tay sai cho chế độ đàn áp. Một người biết khen cái tài viết chữ của người khác chắc chắn sẽ biết trân trọng và lưu quý những giá trị tốt đẹp. Chính vì vậy mà ông đã cho người “quét dọn lại cái buồng cuối cùng” để biệt đãi nhân tài.

Những ngày ở trại giam, ông đã cực kỳ để tâm đến Huấn Cao khi “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc dâng rượu, với thức nhắm”. Và ngay cả 5 người còn lại cũng được biệt đãi khác các tù nhân bình thường.

Viên quản ngục biết bản thân chẳng thể thay đổi số phận của những người này. Vậy nên chỉ có thể dùng cách của mình để những ngày cuối đời họ được đối xử tử tế. Điều này cũng xuất phát từ việc ông trân trọng cái đẹp, coi trọng người tài. Và tất nhiên cũng là sự ích kỷ cá nhân bởi ông muốn xin chữ. Tuy nhiên đó cũng là bình thường, bởi con người ai cũng không thể tránh khỏi tham sân si. Trong khi đó bản thân viên quản ngục lại yêu chữ.

Thế nhưng, đây cũng là một người có trách nhiệm trong công việc, dù công việc đó lại chẳng đường hoàng. Ông nửa muốn đối xử tốt với người tài, nửa lại sợ mình không hoàn thành nhiệm vụ để tử tù chạy trốn. Điều này thể hiện trong việc quản ngục lo lắng hỏi thơ lại “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”

Sự cẩn trọng còn thể hiện ở việc ông chẳng để lộ ý định của mình cho thầy thơ lại biết. Khi đối phương có vẻ tiếc nuối về một nhân tài lại đi làm giặc, viên quản ngục chỉ nhẹ nhàng “Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn”. Khi chưa biết rõ suy nghĩ của thơ lại, ông đã cực kỳ cảnh giác vì lo lắng những hành động của mình sẽ để lại hậu quả xấu.

Đây chính là cái tài trong việc khắc họa nhân vật của Nguyễn Tuân. Viên quản ngục ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên với những nét cá tính riêng, vừa đáng trân trọng, vừa đáng trách. Nhưng càng về sau, người đọc càng cảm thấy, hóa ra đây là một kẻ đáng thương khi sinh không đúng thời, chọn không đúng nghề.

Thứ hai, từ việc khắc họa nhân vật của Nguyễn Tuân có thể thấy, đây là một người không cậy quyền thế và biết mình biết ta. Khi đến ngục giam nói chuyện với Huấn Cao, thứ ông nhận được là những lời coi thường sỉ nhục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

Với tính cách và thói hống hách của những tên quản ngục, vốn dĩ chúng đã không xem tù nhân ra gì. Khi bị sỉ nhục chắc chắn sẽ là những màn trả thù. Chính Huấn Cao cũng đã nghĩ đến điều này và chuẩn bị tinh thần. Thế nhưng nó lại không hề xảy ra, những ngày sau đó quản ngục đã thực hiện đúng lời Huấn Cao, rượu thịt vẫn đủ đầy và còn hậu hĩnh hơn trước.

Bản thân ông biết mình không là gì so với người ngồi sau song cửa trại giam “Y cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Vậy nên mọi biệt đãi cũng chỉ mong “một ngày rất gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết lại, thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho…cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia”.

Chính điều này khiến Huấn Cao dù “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ” nhưng cũng đã đồng ý thành toàn cho quản ngục. Vì biết đọc chữ thánh hiền nên dù chỉ là quản ngục nhưng ông biết giá trị của chữ được Huấn Cao cho. Nhưng y lại cảm giác bất lực khi “có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Ông hoàn toàn có thể sử dụng quyền lực của mình ép tù nhân nhưng lại không làm thế. Vì ông biết, giá trị của chữ không nằm ở việc có được nó mà còn nằm ở cái tâm của người viết khi tạo nên.

Vẻ đẹp của người cai ngục còn được Nguyễn Tuân đặc tả qua việc ông trân trọng cơ hội xin chữ của nhân tài với “một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”, “những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”, “thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”. Ngay cả mực và thoi mực cũng là loại tốt nhất khiến Huấn Cao phải thốt lên “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?”.

Việc người tử tù cho chữ viên quản ngục cũng thể hiện sự trân trọng tấm lòng và giá trị của ông. “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Sau cùng, quản ngục là người không màng vinh hoa. Vào thời buổi bấy giờ, để có được chức quản ngục không phải là dễ. Nhưng khi được dẫn đường chỉ lối “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ” ông đã đồng ý để giữ tấm lòng thiện lương.

Hình ảnh viên quản ngục được xây dựng như ngọn đuốc sáng giữa trại giam tối tăm đầy những điều sai trái, độc ác. Một tấm lòng lương thiện, một con người biết trân trọng cái đẹp cái tài cần ở đúng vị trí để có thể sống đúng, sống đẹp.

Mẫu 11: Đặc điểm hình tượng nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù

Khi đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, về viên quản ngục, bất giác khiến tôi nghĩ đến câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tất nhiên, việc so sánh sự thanh khiết của hoa sen với nhân vật có đôi chút khập khiễng, nhưng một điểm chung có thể nhận thấy đó chính là việc giữ được tấm lòng thơm quý giữa xô bồ nhiễu nhương.

Quản ngục vốn là chức vụ trông coi tù lao, nơi đầy rẫy tội lỗi. Tuy nhiên, lao tù thời bấy giờ không chỉ là nơi giam cầm những điều xấu xa. Đó còn là địa ngục của những người chống phá chế độ thối nát. Đó chính là 6 người tử tù, trong đó có “cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” – Huấn Cao.

Mặc dù là viên quan coi lao nhưng quản ngục lại đã từng đọc sách thánh hiền. Vậy nên ông biết giá trị của chữ nghĩa, giá trị của nét chữ vuông vắn chính trực của người tử tù kia. Ông cũng biết, việc xin được chữ là cực kỳ khó khăn vì “Tính ông Huấn vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo ở nhà là có một thứ vật báu trên đời”.

Dù làm một chức vụ không hề “trong sạch” và tử tế trong mắt những người ngay trực, nhưng viên quản ngục lại là người có học thức. Vậy nên việc đối đãi với tù binh cũng không như những người khác. Đặc biệt là với nhân tài như ông Huấn. Cũng chính vì lý do xin chữ mà viên quan đã phải nhọc công đối đãi, đánh đổi cả chức vụ lẫn mạng sống của mình để biệt đãi nhân tài. “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Ðể mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”.

Giữa chốn lao tù, ông dám ca ngợi tài hoa của một tên tử tù. Đây cũng là điều xưa nay hiếm thấy. Khi viên thơ lại tỏ ra hối tiếc cho một người tài ông cũng đã căn dặn “Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn”. Hay khi những tên tính canh nhắc nhở ông “để tâm” đến Huấn cao, ông cũng thẳng thắn đáp lại “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”.

Việc biệt đãi nhân tài được thể hiện qua thái độ của ông khi nhận bàn giao với thái độ khác mọi ngày. “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi. Khi kiểm điểm phạm nhân, ngục quan lại còn có biệt nhỡn đối riêng với Huấn Cao”. Phòng của Huấn Cao được quét dọn sạch sẽ, “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù”. Đây là điều mà hiếm có tù nhân nào nếu không phải có tiền bạc đút lót hay quen chức quyền nhận được.

Ông cũng là một người biết nhẫn nhịn khiêm nhường. Khi bị Huấn Cao sỉ nhục cũng không hề sử dụng thủ đoạn đê tiện hèn hạ trừng trị như nhiều kẻ khác. Ông chỉ đơn giản suy nghĩ rằng “Y cũng thừa hiểu những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Cốt đây cũng là suy nghĩ của những người biết quý trọng nhân tài, không huênh hoang cậy quyền cậy thế.

Chốn tù lao tai vách mạch rừng, ông không chỉ dám biệt đãi cho tử tù mà còn dám lựa lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống phòng giam xin chữ. Đây là hành động vi phạm có thể ảnh hưởng đến không những tiền đồ mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Ông đã liều lĩnh đánh đổi tính mạng của mình để đổi lấy mấy chữ của hiền tài. Nếu không có lòng yêu cái đẹp thì chắc chắn không ai dám làm điều này.

Quản ngục cũng là một con người có thiên lương trong sáng ở chốn tối tăm của lao tù. Điều này được thể hiện qua khuôn mặt tư lự trong những đêm không ngủ do nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Nó còn được thể hiện qua cái vái lạy sau cùng khi nghe những lời khuyên của Huấn Cao và từ tốn: “Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh”.

Nhân vật luôn được Nguyễn Tuân đề cao qua những tình tiết trong tác phẩm. Khi đặt cạnh Huấn Cao, hai người có mối quan hệ khi trực tiếp, khi gián tiếp, hoàn cảnh đối lập nhưng phát triển song song để tạo nên sự chặt chẽ cho cốt truyện. Đây chính là nét đẹp của con người khi dù sống trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được giá trị của mình.

Mẫu 12: Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Viên quản ngục là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và bộc lộ vẻ đẹp của con người khi sống trong hoàn cảnh khó khăn. Dù là người quản lý trại giam – nơi đầy rẫy thói xấu cũng như sự nhiễu nhương của xã hội nhưng ông vẫn giữ được nét đẹp khi biết trân trọng hiền tài. Đây chính là tài năng của Nguyễn Tuân khi khắc họa nhân vật này. Quản ngục được xem như cầu nối giữa thế giới nghệ thuật rực rỡ và những đen tối, tàn bạo nơi ngục tù.

Hình ảnh quản ngục không được miêu tả cụ thể nhưng qua những tình tiết có thể hình dung là người ở độ tuổi trung niên với “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.

Ngay từ đầu, ông đã coi trọng Huấn Cao khi biết đây là người viết chữ đẹp có tiếng. Lần gặp đầu tiên có chút e dè, ngập ngừng nhưng thái độ của ông chuyển sang khúm núm, kính trọng bởi tài tăng của tử tù. Điều này cũng được thể hiện qua việc cẩn thận chuẩn bị các công cụ như giấy, mực, thắp đèn cho Huấn Cao viết chữ. Đặc biệt là thái độ lễ phép xin chữ, cung kính khi nhận và thể hiện sự trân trọng khi người tử tù viết từng nét trong buồng giam.

Về tâm lý, ông là người trân trọng, đề cao cái đẹp và những người tài năng. Những đãi ngộ dành cho tử tù chính là minh chứng cho điều này “Ðối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.

Viên quản ngục cũng là người biết lo lắng chu toàn, cẩn thận trong từng hành động. Ông có thái đội dò xét thầy thơ lại khi không biết ý của người này thế nào, liệu có báo quan trên về những đãi ngộ của mình dành cho tử tù hay không. Ông cũng đe những tên tính áp giải khi muốn gây khó dễ cho Huấn Cao. Mặc dù có biệt đãi nhưng với trách nhiệm của mình, viên coi ngục cũng lo lắng “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”.

Mặc dù chọn không đúng nơi, làm không đúng nghề nhưng trong ông vẫn giữ được phẩm giá của bản thân dù trong hoàn cảnh ngục tù. Đây là hình ảnh đại diện cho những người có tâm hồn nghệ thuật, yêu và trân trọng cái đẹp, cái tài. Người quản ngục cũng củng cố niềm tin cho người đọc khi tin vào cái đẹp và bản chất tốt của con người. Bên cạnh đó còn tố cáo những thối nát của xã hội, vùi dập hiền tài, người tốt biến thành tội phạm. Đây là nhân vật độc đáo làm nên sức hấp dẫn cho Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Mẫu 13: Phân tích hình ảnh viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Tuân. Truyện được đăng trên tạp chí Tao Đàn năm 1939 và đến 1940 xuất hiện trong Vang bóng một thời. Chưa nói về giá trị nội dung và nghệ thuật, việc xây dựng hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục đối lập nhưng ấn tượng đã mang đến cái nhìn đa chiều cho độc giả.

Khi mới đọc tiêu đề, nhiều người sẽ nghĩ Huấn Cao là nhân vật chính. Tuy nhiên, thực tế cảm nhận được, chính quản ngục mới là mấu chốt, là điểm nhấn, là dòng chảy mạch lạc của cả cốt truyện lẫn cảm xúc. Nhân vật được miêu tả đặc sắc, đầy ấn tượng và cũng là phần quan trọng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

Nếu tính cách của Huấn Cao được miêu tả một chiều, ngang tàn, mạnh mẽ và cương nghị thì ngục quan lại có nhiều diễn biến thể hiện suy nghĩ, con người của ông. Trước khi làm nghề này, ông cũng có đọc sách thánh hiền, có ăn có học nên không phải loại ngang ngược hống hách như hình ảnh cai ngục trong những tác phẩm khác. Chính điều này đã bồi đắp tình yêu với văn chương chữ nghĩa, biết trân trọng cái đẹp, biết quý nhân tài. Vậy nên ông chỉ mong “Quản ngục chỉ mong mỏi một ngày rất gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết lại, thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho…cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia”.

Mặc dù sa vào chốn ngục tù tối tăm nhưng phẩm chất tốt đẹp đã giúp ông có thể giữ mình. Ngay từ khi nghe nhắc đến tên Huấn Cao ông đã biết ngay “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không” và có ý định “Bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng cuối cùng. Có việc dùng đến”. Chỉ cần đọc đến đoạn này là người đọc đã hiểu cái “việc” mà ngục quan nhắc đến thực chất là gì.

Vậy nên cũng không có gì lạ khi ngục quan lại đối xử tốt với Huấn Cao. Lúc mới gặp thì “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi”. Không những cho ở phòng được dọn sạch sẽ còn có biệt đãi “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc dâng rượu, với thức nhắm”.

Có thể thấy, viên quản ngục đã không màng chức quan lẫn sống chết để đối đãi với nhân tài. Họ vốn là hai thế giới đối lập nhưng ở khía cạnh nghệ thuật lại là tri kỷ. Kẻ chống đối làm phản thì là một nghệ sĩ tài hoa tầm cỡ “thiên hạ đệ nhất thư pháp”. Kẻ đại diện cho triều đình cho pháp luật trừng trị phản loại lại là người có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”. Chính điều này mang đến cuộc “kỳ ngộ” đặc biệt nơi ngục giam tối tăm.

Cuối cùng, nhờ tấm lòng đối đãi, nhờ tình yêu với chữ nghĩa văn chương và sự thành tâm, quản ngục cũng xin được chữ. Hoàn cảnh cho chữ hết sức nghèo nàn “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián” nhưng lại cực kỳ tỏa sáng. Không chỉ bởi ngọn đuốc được thắp lên mà còn bởi tấm lòng của cả người cho lẫn người nhận.

Từ sự chuẩn bị của ngục quan có thể thấy ông trân trọng những chữ này như thế nào. Đó là “tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván”, là “những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” hay “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?”… Tất cả đều nâng cao giá trị của con người khi hoàn cảnh khó khăn.

Viên quản ngục được xem là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Nhận ra điều này nên Huấn Cao đã khuyên ông nên từ bỏ hiện tại, trở về quê sinh sống “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.

Chắc hẳn ngục quan cũng đã quá chán nản cuộc sống chốn quan trường. Nay được nói đúng cõi lòng khiến ông xao xuyến và chỉ biết nghẹn ngào ” Kẻ mê muội này xin bái lĩnh “. Hình ảnh nhân vật hiện lên dù sống trong nhớp nhơ vẫn thanh cao trong sạch khiến người đọc phải suy nghĩ.

Mẫu 14: Cảm nghĩ về nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù

“Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Tuân. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao với nhân cách cao đẹp thì người quản ngục cũng được khắc họa vô cùng đặc biệt. Người quản ngục không có nét chữ vuông đẹp, khỏe khoắn như Huấn Cao, cũng không mang nét tính cách của một tên đao phủ. Nhân vật này là hiện thân giữa cái đẹp và cái không đẹp một cách mập mờ, không rõ ranh giới.

Ấn tượng ban đầu đối với nhân vật này là một người an phận, cam chịu, không thích tranh đua với đời. Điều đó được thể hiện rất rõ qua câu văn: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”. Ông làm tròn công việc và trách nhiệm của mình là nhận tù, giao tù. Đôi lúc ông cũng sử dụng các mánh khóe trong ngục để lôi ra được lời khai của phạm nhân. Viên quản ngục ấy cứ lạnh lùng làm việc như một cái máy nơi ngục tối để thực hiện vai trò của mình.

Tuy vậy sâu bên trong nhân vật quản ngục lại là một con người yêu cái đẹp, yêu nét chữ, nết người. Ông có sự ngưỡng mộ, kính trọng đặc biệt đối với người tử tù Huấn Cao – người sở hữu cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Từ khi nhận người bàn giao tử tù đặc biệt này, ngày nào ông cũng cho người cơm bưng nước rót đầy đủ.

Phòng của Huấn Cao được quét dọn sạch sẽ để đón ông vào ở trong ngày nhận bàn giao. Có thể thấy viên quản ngục dành cho người tử tù này sự ngưỡng mộ, kính trọng vô cùng to lớn. Điều này cũng thể hiện cái thiện trong con người ông vẫn được nuôi dưỡng hàng ngày, mầm sống tươi xanh của cái đẹp vẫn âm thầm phát triển. Đỉnh điểm khắc họa của nhân vật này là khi người giám ngục đến xin chữ của Huấn Cao để treo trong nhà.

Đối với ông thì “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo ở nhà là có một thứ vật báu trên đời”. Có thể thấy viên quản ngục lúc này chỉ còn là thể xác của quản ngục còn tâm hồn thì đầy thi thơ và dành trọn tình yêu với cái đẹp.

Nhân vật người quản ngục được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc biệt và độc đáo, để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Ông là sự tượng trưng cho cả cái đẹp và cái xấu, rằng trong con người mỗi chúng ta đều có thiện ác đan xen. Điều quan trọng là bản thân có biết đẩy lùi cái xấu và phát huy cái đẹp để cuộc sống của mình trở nên tốt hơn hay không. Nhân vật viên quản ngục cũng một lần nữa khẳng định ngòi bút khắc họa tài tình của Nguyên Tuân, là hiện thực và là tiếng nói của tinh thần dân tộc.

Mẫu 15: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm xuất sắc, đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông. Truyện là phần đặc sắc nhất trong tập “Vang bóng một thời”. Ông là người có niềm đam mê về cái đẹp, tập trung khám phá con người ở khía cạnh tài hoa và nghệ sĩ. Viên quản ngục trong truyện là sự sáng tạo và tư duy nghệ thuật của tác giả và là một nhân vật đặc sắc với vẻ đẹp diệu kỳ.

Viên quản ngục hiện lên với vẻ ngoài trái ngược với chức danh của mình. Ông là một con người tư lự, điều độ và giàu trải nghiệm. Điều này được thể hiện qua những chi tiết như “Băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “Đều đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Điều kỳ lạ là trong môi trường tù ngục đầy rẫy sự tàn ác và thấp hèn, ông lại thể hiện sự trân trọng và hậu hĩnh với Huấn Cao – Người tử tù tài hoa.

Nguyễn Tuân đã khéo léo tạo ra sự đối lập giữa vị thế thống trị và cách ứng xử tốt đẹp của viên quản ngục. Vị thế của ông ta là người nắm quyền trừng phạt nhưng cách ứng xử lại đầy tôn trọng và ngưỡng mộ trước tài năng của Huấn Cao. Chính nó đã làm nổi bật giá trị của cái tài và cái đẹp trong hoàn cảnh tối tăm của ngục tù. Hình ảnh viên quản ngục còn là biểu tượng của cái đẹp và nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

Mặc dù là người coi tù nhưng ông lại sở hữu tâm hồn trong sáng, khát khao và trân quý cái đẹp. Ông như một nghệ sĩ thực thụ, đánh giá cao tài hoa và chân thành trước nét chữ đẹp của Huấn Cao. Ông cũng là một con người tư lự, điều độ mang trong mình sự trăn trở, suy tư về cuộc sống. Dù ở chốn lao tù đầy rẫy những điều xấu xa, ông vẫn giữ được sự tôn trọng và trân trọng trước cái đẹp, trước tài năng của người khác.

Nhân vật này còn là biểu tượng của sự đẹp đặt trên cái trần tục nhưng đã vượt lên trên tầm thường. Tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân đã làm nổi bật viên quản ngục như một nguồn đẹp tinh khôi trong cuộc sống khắc nghiệt. Đây là một trong những tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng và khát khao với cái đẹp ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất.

Viên quản ngục số 1 không chỉ là một nhân vật phụ đệm cho câu chuyện mà còn là một biểu tượng nghệ thuật mang nhiều tầng ý nghĩa. Qua nhân vật này, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm đam mê cái đẹp, cái tài và khẳng định giá trị của nghệ thuật trong cuộc sống. Hình ảnh viên quản ngục là một biểu tượng cao đẹp về nhân cách và là một điểm sáng trong nền văn học Việt Nam.

Mẫu 16: Cảm nhận về viên quản ngục trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút đại tài của nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm để đời. Một trong số đó là Chữ người tử tù đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tao Đàn số 29 năm 1939. Thành công của tác phẩm chắc chắn không thể không nhắc đến việc khắc họa hình ảnh viên quản ngục với nhiều sắc thái.

Tác giả không miêu tả độ tuổi và hình dáng. Nhưng qua những câu từ có thể hình dung một người đàn ông tóc hoa râm, khuôn mặt khắc khổ, làn da nhăn nheo “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn”. Mặc dù là quản ngục nhưng ông lại không phải kẻ hung tàn, hống hách, ỷ quyền cậy thế như hình ảnh những tên coi ngục thường thấy.

Về tính cách, ông là người biết trọng nhân tài, phân biệt phải trái đúng sai. Với nghề nghiệp của mình, viên quản ngục nhận ra bản thân đã “lầm đường” nhưng lại chưa có động lực để làm lại. Vậy nên khi nghe tin một trong 6 tử tù có Huấn Cao – “cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” ông đã cảm thấy tiếc nuối cho nhân tài.

Việc coi trọng tài năng còn thể hiện ở việc muốn biệt đãi cho Huấn Cao những điều tốt nhất trong khả năng của mình. Đó là một căn phòng giam sạch sẽ, những bữa ăn có rượu có thịt đủ đầy mặc dù biết “Ðối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm”. Ông gọi Huấn Cao là “ngài” chứng tỏ bản thân cực kỳ coi trọng đối phương.

Không coi trọng sao được khi bản thân là người đọc sách thánh hiền, Huấn Cao lại là người viết chữ đẹp có tiếng đồng thời cũng “khoảnh”, chẳng cho chữ ai bao giờ. Vậy nên “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Đây không chỉ là ước mong mà còn là sự tự hào, thể hiện tinh thần yêu văn chương, yêu cái đẹp, yêu lẽ phải.

Viên cai ngục cũng là người có trách nhiệm trong công việc của mình dù biết đó chẳng phải là nghề vẻ vang. Khi muốn chuẩn bị buồng giam cho Huấn Cao ông lại suy nghĩ “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”.

Hay khi có ý định biệt đãi cho tử tù ông cực cực kỳ thông minh và cảnh giác. Đối với thư lại, ông suy nghĩ “Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn” hay “Ðể mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”.

Bản thân viên cai ngục luôn biết trước biết sau và không hề hống hách. Ông biết nghề của mình không được vẻ vang và bản thân cũng chẳng tự hào. Khi bị Huấn Cao buông lời sỉ nhục, ông chẳng những không có trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo mà còn tự nhủ bản thân “không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của ông Huấn. Y cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”.

Sự coi trọng và nhẫn nhịn này không chỉ nhằm mục đích xin chữ mặc dù ông khát khao có được chữ của người tử tù. Đó còn là sự quý trọng, trân quý tài năng, muốn đối đãi tốt nhất cho đối phương trong những ngày cuối cùng. Cuối cùng là “tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn” về việc xử những người tử tù vào ngày mai. Chính nhờ sự giúp đỡ của thầy thơ lại mà Huấn Cao hiểu được tấm lòng của quản ngục và quyết định cho chữ. Đây cũng là người thứ 4 nhận được chữ ngoài 3 người bạn thân của Huấn Cao. Điều này cho thấy sự tin tưởng, trọng dụng và thấu lòng của hai người dành cho nhau.

Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng ngục quan đẹp hơn khi biết trân quý giá trị chữ viết. Ông chuẩn bị “tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” hay thoi mực thơm phức. Chắc hẳn những chữ đã được tặng sẽ được đặt ở vị trí trang trọng, quý hơn cả chức quản ngục mà ông đang làm.

Bởi vậy, cuối cùng viên quản ngục đã lĩnh hội lời khuyên của Huấn Cao. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Giọt nước mắt lương thiện rơi thể hiện sự bằng lòng.

Hình ảnh viên quản ngục được Nguyễn Tuân khắc họa với nhiều sự thay đổi trong tâm lý, những mâu thuẫn giữa hoàn cảnh thực tại và mong muốn bản thân. Chính điều đó càng làm cho một người vốn thuộc tầng lớp đàn áp thống trị lại trở nên hiền lương và đáng trân trọng.

Mẫu 17: Đặc điểm hình tượng viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Nhiệm vụ cứu cánh văn chương muôn đời là hướng đến khám phá, sáng tạo và thể hiện cái đẹp thoả mãn nhu cầu của con người. Và ta đã bắt gặp được vẻ đẹp ấy trong trang văn của Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Chữ người tử tù” khi ông đã khắc hoạ được hình tượng nhân vật trọng nghĩa khí, biết yêu và trân trọng cái đẹp.

Bên cạnh Huấn Cao, ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn bên trong viên quản ngục hiện lên với một trái tim say mê và trân trọng cái đẹp. Quản ngục là một người đã lớn tuổi, đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Xưa nay khi nhắc đến quan lại người ta thường hay nghĩ tới những tên hống hách thị uy, chứ nào ai lại biết đến có một viên quan với tâm hồn nghệ sĩ cùng thú vui tao nhã như viên quản ngục.

Điều đó thể hiện qua việc ông luôn khao khát có được chữ Huấn Cao treo trong nhà của mình. Sở nguyện đó được thể hiện rõ khi ông biết tin trong số phạm nhân áp giải về có Huấn Cao. Sau khi nhận được phiến trát ông đã suy nghĩ cả đêm, khuôn mặt “tư lự” dần thay thế bằng “ nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Có phải chăng trong đêm thanh tĩnh đó ông đã cân nhắc để có quyết định biệt đãi riêng với người tử tù mang tên Huấn Cao này.

Niềm say mê nghệ thuật và tình yêu lòng trân trọng cái đẹp ấy có lẽ đã khiến ông có quyết định biệt đãi với Huấn Cao. Bởi viên quản ngục là người có tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” và con mắt tinh tường để nhìn nhận đánh giá tài năng của người khác. Biệt đãi Huấn Cao viên quản ngục cũng chỉ mong có thể xin được chữ của ông dù biết đó chỉ là gì vọng mong manh. Bởi tính ông Huấn vốn rất khoảnh điều này viên quản ngục có lẽ cũng hiểu rõ.

Khi bị Huấn Cao với thường và khinh miệt, coi thường ông không hề tức giận mà thay vào đó lại kính cẩn lễ độ và thấu hiểu. Ông còn là người có thiên lương trong sáng, biết cúi mình trước cái đẹp. Sau khi nhận được công văn cho hay, chỉ nốt đêm nay thôi ngày mai là Huấn Cao sẽ bị giải đi hành hình. Vậy nên sở nguyện của ông sẽ mãi không thành hiện thực được.

Khi tâm sự nỗi lòng của mình với thầy thơ cũng là người mang trong mình tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Thầy thơ đã tìm ông Huấn và kể lại cho ông nghe tấm lòng sâu kín của viên quản ngục. Chính nhân cách và nhân phẩm của viên quản ngục đã làm cho Huấn Cao cảm phục và xúc động: “Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù và sự kì ngộ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ việt nhỡn liên tài”.

Và trong không gian nhà tù tối tăm, ẩm thấp ấy đã diễn ra cảnh cho chữ chưa từng có.Khi được Huấn Cao cho chữ viên quản ngục vô cùng hạnh phúc. Ông “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu mặt chữ trên mặt phiến lụa óng”. Cái khúm núm ấy không phải sự hèn hạ mà càng thể hiện cho một nhân cách thanh tao, cao đẹp.

Và trong niềm hạnh phúc khi được cho chữ ấy, ông nhận ra được rất nhiều điều như nhận thấy cả cái sai trong cách chọn nghề của mình vậy. Viên quan ấy hứa rằng sau khi nhận được chữ của Huấn Cao thì ông sẽ về quê sống để giữ cái thiên lương trong sáng của mình. Hai hàng nước mắt ông khẽ rơi như thể hiện sự hối hận của mình. Qua đó ta thấy được viên quản ngục đúng là một người biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mà quên đi sự an toàn của bản thân.

Một lần nữa ta phải trầm trồ thán phục tài năng của Nguyễn Tuân. Ông không những xây dựng được một nhân vật chính chuẩn mực mà đến một nhân vật phụ như viên quản ngục cũng để lại giá trị con người trong sáng và thiện lương.

Mẫu 18: Phân tích hình tượng viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân được xem như là một bậc thầy phù thủy ngôn từ. Với phong cách ngạo nghễ và tài hoa, ông đã để lại cho đời khối văn chương đồ sộ. “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm ghi dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Không chỉ xây dựng hoàn hảo nhân vật chính – Huấn Cao, mà ngay ở nhân vật phụ – viên quản ngục cũng được tô vẻ những phẩm chất đáng quý và niềm say mê với cái đẹp.

Nhân vật quản ngục là người làm nghề coi ngục, quản lý trại giam và phạm nhân. Đây chính là một công cụ của bộ máy thống trị lúc bấy giờ, thể hiện cho quyền lực của triều đình. Tuy nhiên, nhân vật này không được khắc họa vơi hình ảnh hung ác bạo tàn mà là người biết yêu cái đẹp, biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp.

“Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Nếu không có tình yêu với chữ nghĩa văn chương, chắc chắn một tên quản ngục chẳng thế có được mong ước này. Vậy nên trong những ngày Huấn Cao ở trong nhà ngục do mình trông coi, ông đã có những biệt đãi, nhẫn nhục chỉ mong xin được chữ của hiền tài.

Khi Huấn Cao bị chuyển đến trại giam, quản ngục đã thiết đãi rất nhiệt tình. Không chỉ sai người quét dọn phòng giam sạch sẽ ông còn đảm bảo đồ ăn thức uống chu đáo với rượu thịt trước bữa ăn. Tuy nhiên ông cũng luôn e dè sợ có nội gian rồi ảnh hưởng đến công việc, đến tính mạng. Điều này cho thấy, quản ngục cũng là người có trách nhiệm.

Viên quản ngục luôn thấy trong mình một nỗi khổ tâm và dằn vặt. Đầu tiên chính là việc có được thể xác Huấn Cao nhưng lòng người không phục. Điều này thể hiện ở chỗ, dù đã thiết đãi thiện tình nhưng thái độ của Huấn Cao cực kỳ coi thường. Khổ tâm thứ hai đó là cái đẹp trong tay nhưng lại không được sở hữu. Mong mỏi được cho chữ nhưng không cách nào có được.

Tất nhiên, ông có thể sử dụng quyền lực để đàn áp, để yêu cầu. Thế nhưng viên quản ngục đã không làm vậy, ông muốn được cho một cách tự nguyện thì chữ đẹp mới có ý nghĩa. Đây chính là cái hay cái đẹp trong cách miêu tả, thể hiện nhân vật của Nguyễn Tuân. Có như vậy người đọc mới thấy cảm thông và trân trọng một viên cai ngục biết trước biết sau, nhẫn nhịn và thật tâm.

Với sự chân thành và tấm lòng của viên quan coi ngục, cuối cùng ý nguyện của ông cũng trở thành hiện thực khi được Huấn Cao tỏ và chấp nhận cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra và được Nguyễn Tuân miêu tả là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Bởi nơi ngục giam tối tăm đầy phân chuột, phân gián, là nơi chết chóc đau khổ lại có một bó đuốc sáng rực, người tử tù chân tay mang xiềng xích lại thoải mái tạo nên cả một công trình nghệ thuất.

Hình ảnh quản ngục “khúm núm” trong phòng giam, bên cạnh Huấn Cao rồi “cầm những đồng tiền kẽm đánh dấu vào các ô chữ” được khắc họa thể hiện được tình yêu và sự trân trọng của ông đối với cái đẹp. Sau khi xin chữ và nhận được lời khuyên của Huấn Cao, viên quan coi ngục đã vái lạy và khóc. Đây được xem như bước chuyển biến quan trọng trong tâm lý nhân vật, thể hiện sự ăn năn, hối hận và dự báo sự hoàn lương.

Trong cuộc sống, dù hoàn cảnh éo le thì chắc chắn vẫn sẽ có những con người giữ được nhân cách tốt đẹp. Đó chính là hình ảnh quản ngục yêu chữ ngay cả khi sống ở nơi toàn lừa lọc và dối trá. Việc ông nghe theo lời khuyên của Huấn Cao chính là một minh chứng cho việc một cái đẹp, thiên lương trong sáng có thể cảm hóa được cái xấu. Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc niềm tin về đạo đức con người qua tác phẩm của mình.

Lời kết

Tổng hợp các bài phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù với nhiều mẫu khác nhau từ The POET mang đến góc nhìn đa chiều. Học sinh hãy dựa vào đây để tự lên bài với các luận điểm phù hợp.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *