Nhớ Đồng (Tố Hữu) – Văn 8 CTST & văn 11 KNTT

Bài thơ Nhớ Đồng Tố Hữu thuộc chương trình ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạoNgữ văn 11 Kết nối tri thức. Đây là tác phẩm với dòng thời gian rõ ràng, thể hiện lòng yêu quê hương, theo đó là khát khao được cống hiến cho tổ quốc.

Nội dung bài thơ Nhớ đồng

Tặng Vịnh

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường cong bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…

Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Tháng 7-1939

nhớ đồng tố hữu
Trích đoạn trong bài thơ Nhớ đồng

Về tác giả Tố Hữu

Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

Ông sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục. Thơ của ông thường mang phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

Khi viết bài phân tích Nhớ đồng, bạn nên đề cập đến thông tin tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác. Cách khai thác này giúp bạn ghi điểm cao hơn và bài viết cũng có giá trị cao hơn.

Thông tin bài thơ Nhớ đồng lớp 8

Nhớ đồng Chân trời sáng tạo là tác phẩm thứ 2 trong chương trình học. Bài này được nhà thơ Tố Hữu viết trong hoàn cảnh đặc biệt nên nội dung cũng thể hiện rõ nỗi khát vọng tự do của ông.

Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Nhớ Đồng được xác tác khi Tố Hữu đang bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế vào năm 1939. Đề chữ “Tặng Vịnh” ngụ ý bài thơ dành tặng chiến sĩ cách mạng Nguyễn Chí Thanh cũng bị bắt giam cùng ông tại nhà tù này (cùng thời điểm).

Trong phần soạn bài Nhớ đồng lớp 8, bạn sẽ có thông tin cụ thể hơn về các câu hỏi trong sách giáo khoa. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hãy theo dõi để biết đáp án chuẩn nhất.

Nhớ đồng thuộc thể thơ gì?

Bài thơ thuộc thể thơ 7 chữ.

Nội dung chính của bài thơ Nhớ đồng

Nội dung chính của bài thơ là nỗi nhớ da diết của người tù đày theo dòng thời gian, từ quá khứ xa xôi nhớ về quê hương và tuổi thơ, đến khoảng thời gian tự do thể hiện say mê cách mạng. Đến cuối cùng, mạch thơ trở lại với thực tại và khẳng định một lần nữa về nỗi nhớ da diết tự do, khát vọng hòa bình.

Sơ đồ tư duy bài thơ Nhớ đồng Tố Hữu

sơ đồ tư duy nhớ đồng tố hữu
Sơ đồ tư duy bài thơ Nhớ Đồng

Bố cục bài thơ Nhớ đồng

Bài thơ được chia thành 3 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
  • Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Bố cục bài thơ đi từ nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của người tù, nhớ lại bản thân khi chưa bị giam cầm => trở lại với thực tại bị giam cầm.
Mạch vận động của cảm xúc: từ âm thanh tiếng hò → nhớ đồng quê → nhớ đồng bào → nhớ chính mình,…
Từ hiện tại → quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do

Phương thức biểu đạt của bài thơ nhớ đồng là gì?

Bài Nhớ đồng sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Chủ đề của bài thơ Nhớ đồng là gì?

Chủ đề bài thơ Nhớ đồng là tiếng lòng da diết với cuộc đời tự do, khát vọng và sự say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Trong toàn bài thơ là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống tự do của chính mình.

Tâm trạng của tấc giả trong bài thơ nhớ đồng là gì?

Tác giả nhớ quê hương da diết và khát khao được tự do.

Bài thơ Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?

Bài thơ Nhớ đồng được in trong tập thơ Từ ấy.

Tóm tắt bài thơ Nhớ đồng

Bài thơ Nhớ đồng là tiếng lòng da diết và nỗi nhớ quê hương ngôn nguôi của người chiến sĩ cách mạng khi bị cầm tù nơi ngục tối. Niềm mong nhớ và nỗi khát khao cuộc sống được thể hiện qua hình ảnh trong trẻo của quê hương. Đó là những hình ảnh bình dị nhưng sống động như hương gió, mùi đất, ruộng tre, hình ảnh người dân “lưng còng xuống luống cày” bên cánh đồng ô mạ tươi. Đồng thời, thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Xem thêm:

  • Đọc thêm về tác phẩm Những chiếc lá thơm tho của Trương Gia Hòa.
  • Hướng dẫn tóm tắt Vợ Nhặt (Kim Lân), lớp 11 – Kết nối tri thức

Kết luận

Nhớ đồng của tác giả Tố Hữu là bài thơ thể hiện rõ khát vọng và say mê cách mạng của tác giả. Ở đó nhà thơ sử dụng nhiều nghệ thuật đặc sắc, giúp bạn đọc cảm nhận sâu sắc tình cảm của nhân vật trữ tình.

The POET Magazine – Trang tổng hợp thơ, phân tích văn học, truyện dân gian cùng chuyên mục Cảnh sát chính tả sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình tìm hiểu văn chương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet