Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) lớp 12 – Kết nối tri thức
Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh được trích từ tiểu thuyết cùng tên. Tiểu thuyết là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh Việt Nam, lên án những hành động tàn khốc trong thời chiến.
Thông tin chung Nỗi buồn chiến tranh – Ngữ văn 12
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết được tác giả Bảo Ninh cho ra đời vào năm 1987 và được xuất bản lần đầu năm 1990. Tác phẩm được đánh giá là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam” và được xem là “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”.
Qua tác phẩm này, nhà văn đã khắc họa chân thực hình ảnh về chiến tranh tại Việt Nam. Và từ đó phản ánh những nỗi đau mà người dân phải chịu trong thời chiến.
Ngoài bài soạn văn 12 tập 1 Nỗi buồn chiến tranh, học sinh cần tìm hiểu và phân tích tác phẩm để hiểu rõ giá trị nội dung, nghệ thuật.
Tác giả Bảo Ninh
Tác giả Bảo Ninh sinh năm 1952. Tên thật của ông là Hoàng Ấu Phương. Quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông là nhà văn quân đội nên rất am hiểu về chiến tranh. Do vậy, các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của ông cũng chuyên về đề tài này. Ngoài ra, ông từng chia sẻ mong muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”.
Nội dung chính của tác phẩm
Nội dung chính của Nỗi buồn chiến tranh thể hiện sự dằn vặt trong tâm hồn của nhân vật Kiên và sự đồng cảm của nhân vật tôi. Đồng thời, khắc họa lại cuộc đời đầy bất hạnh và đau thương của những mảnh đời khác nhau trong thời chiến. Từ đó, lên án mức độ nguy hiểm và sát thương cho chính con người trong và sau chiến tranh.
Bố cục đoạn trích
The Poet Magazine xác định bố cục văn bản được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng” – Trạng thái luôn sống với ký ức thời kỳ chiến tranh của Kiên.
- Phần 2: Phần còn lại – Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của Kiên khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề bị bỏ lại.
Hoàn cảnh sáng tác Nỗi buồn chiến tranh
Văn bản Nỗi buồn chiến tranh được trích từ tiểu thuyết cùng tên sáng tác năm 1987.
Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại gì?
Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết.
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là ngôi kể thứ mấy?
Nỗi buồn chiến tranh được kể theo ngôi thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, theo lời kể của nhân vật tôi.
Biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt được sử dụng trong tác phẩm là gì?
- Đoạn trích này sử dụng những biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, so sánh.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm.
Việc sử dụng biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt trên có tác dụng là nổi bật và nhấm mạnh vào nỗi buồn của nhân vật khi nhớ lại nỗi đau chiến tranh.
Các nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh bao gồm những ai?
Trong đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh gồm có hai nhân vật: Kiên và nhân vật tôi – người kể chuyện.
Thông điệp và giá trị của Nỗi buồn chiến tranh là gì?
Nỗi buồn chiến tranh phản ánh mức độ nguy hiểm và tàn khốc mà con người phải chịu đựng trong và ngay sau thời chiến. Đó không chỉ là những nỗi đau thể xác mà còn là nỗi đau in hằn sâu trong tâm hồn mỗi người đã từng trải qua.
Sơ đồ tư duy Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh
Sơ đồ tư duy giúp học sinh tổng hợp những thông tin chính và nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm này.
Giải đáp phần đọc – hiểu của tác phẩm
Để nắm rõ hơn nội dung của đoạn trích, bạn có thể chuẩn bị soạn bài Nỗi buồn chiến tranh phần sau khi đọc từ trước. Từ đó sẽ dễ dàng phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm này.
1/ Nêu ấn tượng ban đầu của bạn về nét khác biệt của đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học.
Ấn tượng ban đầu về nét khác biệt của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh so với các đoạn trích tiểu khác đã học từ trước là từ đầu đoạn trích này đã đi thẳng vào tâm lý của nhân vật. Thay vì miêu tả về khung cảnh hoặc giới thiệu về nhân vật chính, văn bản đã sử dụng câu đầu tiên để diễn tả tâm lý của nhân vật Kiên.
2/ Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích. Qua nội dung đó, bạn hiểu thêm điều gì về yếu tố sự kiện vốn được xem là một vật liệu cơ bản dùng để xây dựng tác phẩm truyện (trong đó có tiểu thuyết)?
- Phần 1: Xoay quanh của nhân vật Kiên khi phải chịu những tổn thương do chiến tranh để lại từ quá khứ.
- Phần 2: Cảm xúc của nhân vật tôi – người cùng cơ quan với Kiên khi đối diện với đống bản thảo mà Kiên bỏ lại.
Qua những nội dung trên, yếu tố sự kiện được xem là vật liệu cơ bản để xây dựng nên tác phẩm. Trong đoạn trích trên, những sự kiện đã xảy ra ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí của nhân vật Kiên, và từ đó dẫn đến những diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
3/ Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? Liệt kê những từ ngữ đã được tác giả sử dụng để miêu tả trạng thái tâm lí đó.
Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên trong văn bản là mơ màng, đăm chiêu, cô đơn và tuyệt vọng. Những từ ngữ miêu tả tâm trạng của Kiên là: “cô quạnh”, “âu sầu”, “ lực bất tòng tâm”, “hồn xiêu phách lạc”, “lú lẫn”, “ý thức mờ mịt”, “mê mẩn”.
4/ Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh được hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào? Theo hiểu biết của bạn, đây có phải “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh không? Vì sao?
Trong hồi ức của nhân vật Kiên, chiến tranh hiện lên với “khuôn mặt” đau khổ khi phải đối diện với những mất mát và sự tàn khốc. Đó không phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh vì chiến tranh còn cho ta thấy tinh thần đoàn kết, niềm yêu thương và lạc quan. Những hình ảnh yêu đời ấy đã được miêu tả trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
5/ Qua đoạn trích, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự nhớ lại đối với tinh thần của một con người?
Qua đoạn trích, sự nhớ lại đối với tinh thần con người là không thể thiếu. Những kỷ niệm và ký ức sẽ tạo màu sắc và ý nghĩa cho cuộc sống. Việc hồi tưởng quá khứ đôi khi cũng có thể là nguồn động lực to lớn giúp con người vượt qua khó khăn.
6/ Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết mà nhân vật Kiên đang viết dở? Nhận xét đó liên hệ tới đặc điểm nào của tiểu thuyết hiện đại?
Người kể chuyện đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Kiên là quá lộn xộn, không theo trật tự nào cả. Tuy nhiên, khi đã hiểu ra thì anh cho rằng cuốn tiểu thuyết khá cuốn hút. Những nhận xét trên liên hệ tới đặc điểm thể hiện nội dung đa dạng và bao quát hiện thực rất rộng của tiểu thuyết. Tiểu thuyết hiện đại không bắt buộc phải viết theo quy luật thời gian, tác giả có thể kể về hiện tại trước sau đó mới nhớ lại quá khứ. Việc sắp xếp các mốc thời gian thường dựa vào tâm lý nhân vật và tùy theo dụng ý của tác giả.
7/ Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện “Kiên bỏ đi” và tôi đọc bản thảo của Kiên góp phần soi tỏ được điều gì về bản chất và nỗi đau buồn của nhân vật chính, về việc viết tiểu thuyết.
Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện “Kiên bỏ đi” và nhân vật tôi đọc lại bản thảo góp phần soi tỏ sự bất lực và đau đớn đến ám ảnh của người tác giả đã từng trải qua những mất mát ấy khi đặt bút sáng tác tiểu thuyết.
8/ Nêu nhận xét khái quát về sự ý thức của tác giả Bảo Ninh đối với việc lựa chọn hình thức phù hợp khi thể hiện vấn đề “nỗi buồn chiến tranh”.
“Nỗi buồn chiến tranh” nói về một vấn đề rộng lớn để phản ánh lên mức độ nguy hiểm, mang tính sát thương cho chính con người trong và hậu chiến tranh. Tác giả Bảo Ninh hiểu rõ đó không chỉ là nỗi đau thể xác mà còn in sâu trong tâm hồn mỗi người dân đã từng trải qua. Tác giả ý thức sâu sắc việc lựa chọn hình thức phù hợp khi thể hiện vấn đề “nỗi buồn chiến tranh”. Ông đã thành công khi xây dựng một tác phẩm chân thực, giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về những khía cạnh đau thương mà những người lính phải chịu đựng.
Giải đáp những câu hỏi liên quan tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh giúp học sinh dễ dàng nắm rõ nội dung và dụng ý nghệ thuật của văn bản. Từ đó, đưa ra những nhận định chính xác để phân tích tác phẩm.
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh giúp học sinh dễ dàng hiểu rõ nội dung của đoạn trích và có thể tích lũy thêm kiến thức về tác phẩm này.
Nỗi buồn chiến tranh tóm tắt mẫu 1
Đoạn trích kể về nhân vật Kiên, là một bộ đội từng tham gia chiến đấu và đang phải chịu những tổn thương nặng nề sau đó. Khi đã thành nhà văn, Kiên để lại đống bản thảo rối bời khiến nhân vật tôi (người kể chuyện) phải suy tư day dứt. Bản thảo mà Kiên bỏ lại viết về ký ức của một thời oanh tạc chiến trường cùng với nỗi cô đơn mà anh phải chịu sau khi trải qua những hy sinh, mất mát. Kiên luôn che giấu và tự chất vấn về chiến tranh, như một môi trường thử thách khốc liệt đối về ý thức bảo vệ phẩm giá của mỗi người.
Tóm tắt nỗi buồn chiến tranh bảo ninh mẫu 2
Đoạn trích xoay quanh tâm lý của nhân vật Kiên, là một anh bộ đội đang phải chịu những chấn thương từ những mất mát mà chiến tranh để lại. Ngoài ra, nhân vật Kiên còn chất vấn bản thân trước khả năng mai một của trí nhớ người dân về một thời kỳ lịch sử khắc nghiệt đã qua. Kiên để lại núi bản thảo bộn bề, đó là những suy tư của anh về chiến tranh. Ngoài ra, đấy còn là niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Đống bản thảo ấy được nhân vật tôi tìm thấy sau khi Kiên bỏ đi. Sau khi đọc bản thảo, nhân vật tôi dần thấu hiểu Kiên.
Xem thêm:
- Tuyển tập văn mẫu lớp 12 Kết nối tri thức xuất sắc của nhiều tác phẩm
- Phân tích Nỗi buồn chiến tranh: Tổng hợp các bài văn mẫu hay
- Trên xuồng cứu nạn: Thông tin tác giả, tác phẩm
Kết luận
Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh là một tác phẩm ảnh phán được nỗi đau mà chiến tranh để lại. Không chỉ vậy tác phẩm còn cho ta thấy, hồi tưởng về quá khứ đôi khi cũng là nguồn động viên và sức mạnh giúp ta đối diện với khó khăn.