Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục giúp học sinh hình dung được nội dung tổng quan của tác phẩm trong chương trình SGK Ngữ văn 8. Bạn cần trả lời đầy đủ bộ câu hỏi được đưa ra trước, trong và sau khi đọc.

Table of Contents

Giới thiệu ông Giuốc-đanh mặc lễ phục tác giả – tác phẩm

Ông Giuốc đanh mặc lễ phục được sắp xếp trong chương trình Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1. Học sinh cần hiểu rõ về tác phẩm, về bố cục, hoàn cảnh sáng tác, nghệ thuật và phương thức diễn đạt.

  • Hoàn cảnh sáng tác: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
  • Thể loại: Kịch.
  • Giá trị nội dung: Tác phẩm khắc hoạ tính cách lố lăng của một tên trưởng giả, hắn luôn cố gắng học làm sang dù rất dốt nát. Chính hình ảnh nhân vật này đã trở thành yếu tố gây cười của tác phẩm.
  • Giá trị nghệ thuật: Lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp với ngữ cảnh. Nghệ thuật tăng cấp đã giúp cho lớp kịch ngày càng hấp dẫn hơn, tác giả cũng đã rất thành công trong việc khắc hoạ rõ nét nhân vật.
  • Bố cục văn bản này được chia thành 2 phần:
Phần 1 (Từ đầu đến “các nhà quý phái”) Đối thoại giữa Giuốc-đanh với bác phó may thời điểm trước khi mặc lễ phục.
Phần 2 (Phần còn lại) Đối thoại giữa Giuốc-đanh với các thợ phụ sau khi mặc lễ phục.
  • Tóm tắt ông Giuốc-đanh mặc lễ phục siêu ngắn: Ông Giuốc-đanh đã ngoài 40 tuổi, dù là con nhà buôn giàu có nhưng lại dốt nát, luôn muốn học đòi làm sang. Ông dự định sẽ may một bộ lễ phục sang trọng để thể thể hiện đẳng cấp thượng lưu của mình. Vì thiếu hiểu biết, ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: Bị ăn chặn bớt vải may, bộ đồ bị may hỏng. Sau đó, Giuốc-đanh đã được 4 thợ phụ hỗ trợ thử đồ, những kẻ này nịnh hót bằng những cách gọi như “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”. Cũng vì thói học làm sang nên Giuốc-đanh rất ưng khi được gọi như vậy, càng nịnh, ông càng cho nhiều tiền hơn.

Chuẩn bị đọc tác phẩm Ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Trước khi nghiên cứu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) có những nội dung nào, bạn cần trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách. Mục đích chính của việc đưa ra các vấn đề này là để học sinh hình dung rõ thể loại sắp tìm hiểu.

ông giuốc đanh mặc lễ phục

Câu 1: Em đã xem những tác phẩm hài, kịch nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Bộ phim Đến Thượng đế cũng phải cười (Tên tiếng anh: The god must be crazy) lần đầu tiên ra mắt khán giả năm 1980, kịch bản và đạo diễn được viết bởi Jamie Uys. Phần đầu của loạt phim được quay tại Botswana và Nam Phi kể về câu chuyện chàng thổ dân Xi, một thành viên của bộ tộc Sho cư ngụ tại sa mạc Kalahari và chưa từng biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh.

Xi và bộ lạc của mình từ lâu đã sinh sống yên bình tạo sa mạc Kalahari, họ luôn cảm thấy hài lòng bởi Thượng Đế đã cho họ tất cả và không ai có ham muốn sở hữu. Cho đến ngày một chai Coca-cola bằng thủy tinh đã bị một tên phi công ném xuống sa mạc. Xi và bộ lạc của mình đã tìm được rất nhiều sự hữu ích từ chai Coca-cola và từ đó tất cả mọi người đều nảy ra ham muốn sở hữu đồ vật này. Họ phát hiện ra những cảm xúc chưa từng thấy trước đây như: Đố kỵ, giận dữ, ghét bỏ và thậm chí là bạo lực.

Cho rằng nguồn cơn của những xung đột này là từ chai Coca-cola,Xi quyết định mang vật “xấu xa: này đến tận cùng của thế giới để vứt bỏ. Và lần đầu tiên trong đời Xi gặp người phương Tây da trắng. Đến Thượng Đế cũng phải cười phản ánh cách nhìn của anh thổ dân Xi đối với những người châu Âu luôn được cho là văn mình.

Ngoài cuộc hành trình của Xi đến tận cùng thế giới để vứt bỏ chai Coca-cola bộ phim còn là câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một nhà khoa học và một nữ giáo viên cùng cuộc chạy trốn của một toán quân phiến loạn .

Bên cạnh câu chuyện của Xi, khán giả còn được chứng kiến câu chuyện tình cảm của nhà sinh vật học Andrew Steyn chuyên nghiên cứu về động vật trong vùng sa mạc Kalahari và cô giáo mới của ngôi làng vốn là một nữ phóng viên Kate Thompson cùng thủ lĩnh phiến quân Sam Boga.

Bộ phim thực sự mang lại ấn tượng sâu sắc với tất cả khán giả!

Trải nghiệm cùng văn bản ông Giuốc đanh mặc lễ phục chân trời sáng tạo

Khi soạn ông Giuốc đanh mặc lễ phục, học sinh cần nghiên cứu kỹ từng chi tiết để nắm rõ thông điệp. Trong phần trải nghiệm, bạn sẽ biết vì sao ông tỏ ra không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục. Sau đó, người đọc cũng hiểu ra lý do ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận lễ phục.

Câu 1: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

Vì:

  • Đối với bác phó may: mang bộ lễ phục đến chậm làm ông Giuốc-đanh phải chờ đợi đến phát khùng; trước đó bác ta đã gửi đôi bít tất lụa cho ông Giuốc-đanh nhưng đôi bít tất chật khiến ông phát khổ sở, còn đôi giày thì làm ông Giuốc-đanh đau chân ghê gớm.
  • Đối với bộ lễ phục: được mang đến chậm và may hoa ngược.
  • Đôi bít tất lụa do bác phó may làm ra vừa bị chật, vừa có chất lượng quá kém, mới xỏ vào thì đã bị rách.

Câu 2: Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

Do bác phó may dốt, do sơ xuất hay cố ý may những bông hoa ngược, khi ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này, bác phó may bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang.

ông giuốc đanh mặc lễ phục soạn bài
Lý do ông Giuốc – đanh thay đổi thái độ giận thành vui khi nhận lễ phục

Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Thậm chí khi bác phó may bảo: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà”, “xin ngài cứ việc bảo”. Sợ cô hội làm sang bị tuột mất, ông Giuốc-đanh cứ chối: “Không, không”, ”tôi đã bảo không mà”.

Câu 3: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

Trong đoạn văn, lời thoại đã cho thấy rõ nét tính cách của Giuốc-đanh và bác phó may:

  • Ông Giuốc-đanh: là kẻ hám danh đến điên cuồng và ngu ngốc nên dễ bị bác phó may lừa bịp, lợi dụng và trở thành kẻ đáng cười.
  • Bác phó may: là kẻ tham lam, láu cá, biết tìm cách bao biện cho hành động gian tham của mình.

Câu 4: Đoạn in nghiêng này là lời thoại của ai? Vì sao em biết điều đó?

Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.

Câu 5: Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?

Theo nội dung câu hỏi số 5 phần soạn văn ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, đoạn hội thoại thể hiện những nét tính cách gồm:

– Thích học đòi làm sang.

– Ưa nịnh bợ.

– Dễ bị lợi dụng.

Suy ngẫm và phản hồi ngữ văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục có nhân vật ông Giuốc-đanh, bác phó may và thợ phụ. Qua phần suy ngẫm và phản hồi, học sinh sẽ biết đặc điểm của từng nhân vật và bài học rút ra từ câu chuyện.

Câu 1: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản cho biết:

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

– Tên các nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ.

– Các nhân vật đều hiện thân cho “cái thấp kém” bởi vì:

+ Ông Giuốc-đanh: là kẻ hám danh đến điên cuồng, ưa nịnh và ngu ngốc nên dễ bị bác phó may và thợ phụ lừa mị, lợi dụng và trở thành kẻ đáng cười.

+ Bác phó may: tay nghề kém cỏi (bít tất chật, giày đóng làm đau chân, may lễ phục ngược hoa văn, sai màu), cơ hội (ăn bớt vải), láu cá (lừa phính ông Giuốc-đanh).

+ Thợ phụ: ranh mãnh, xu nịnh.

– Tiếng cười chỉ yếu hướng đến nhân vật ông Giuốc-đanh: Tính cách trưởng giả học đòi làm sang, ngu ngốc, ưa nịnh, dễ bị lợi dụng và lừa gạt.

Câu 2: Kẻ bảng sau đây vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may trong văn bản:

Soạn bài ông Giuốc đanh mặc lễ phục, thông qua bảng mẫu, phân tích hành động xung đột giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may:

Hành động và xung đột Giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột – Bác phó may: đến muộn, cãi lại ông Giuốc-đanh chuyện đôi bít tất bị chật, đôi giày làm đau chân, may lễ phục không màu màu đen và ngược hoa, lấy vải của ông Giuốc-đanh để may áo cho mình.

– Ông giuốc đanh: bực bội vì bác phó may đến muộn, may bít tất cho mình bị chật, đóng giày làm mình đau, phát hiện áo may ngược hoa và phó may lấy vải của mình để may áo cho ông ta

Các hành động giải quyết xung đột – Bác phó may: khôn khéo xoay chuyển tình thế, nịnh ông Giuốc-đanh dựa trên tính cách khao khát làm sang của ông ta

– Ông Giuốc-đanh: ngu ngốc thừa nhân “bộ áo này may được đấy” và đồng ý thử lễ phục.

Câu 3: Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng tiếng cười?

Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên bật ra tiếng cười, bởi vì:

– Ai cũng biết rằng khi may áo, hoa phải hướng lên trên. Ông Giuốc-đanh còn tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều này. Nhưng chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống, bịa ra lý lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay. Đoạn này có kịch tính cao vì ông Giuốc-đanh ngu muội, dễ bị qua mặt.

– Ông Giuốc-đanh bị lột đồ, cởi tuột cả quần áo, mặc áo vào đi đi lại lại theo tiếng nhạc vơi với vẻ mặt hãnh diện. thích thú là chi tiết khiến tất cả khán giả không nhịn được cười.

– Tay thợ phụ ranh ma nắm thóp được ông Giuốc-đanh thì liên tiếp tung ra những câu nịnh hót để moi tiền. Những tiếng “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “địa nhân” đều đem lại cho anh ta tiền thưởng. Chỉ cách xưng hô của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh và sự ngu muội, vung tiền của ông Giuốc-đanh cũng gây cười cho khán giả.

=> Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng già muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Câu 4: Cho biết:

a. Những cụm từ in nghiêng đặt đặt trong ngoặc đơn như: …”Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”; “Ông Giuốc-đanh… (nói riêng)…” là lời của ái và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch?

b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Các từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn:

– “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”;

– “Ông Giuốc-đanh… (nói riêng)…”.

=> Đây là lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả; nó có vai trò: là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả Mô-li-e nhằm hướng dẫn, gợi ý về hành động, cử chỉ, cách nói năng của nhân vật.

Nếu thiếu đi các đoạn in nghiêng của giữa và ở cuối thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.

Câu 5: Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các xung đột dưới đây:

a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả” .

b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.

c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Về dạng xung đột kịch được khai thác trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.

– Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” đã khai thác dạng xung đột kịch giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

– Dựa vào tình huống kịch và đặc biệt là tính tính cách các nhân vật thể hiện sự thấp kém:

+ Ông Giuốc-đanh: là kẻ hám danh đến điên cuồng, ưa nịnh và ngu ngốc nên dễ bị bác phó may và thợ lừa mị, lợi dụng và trở thành kẻ đáng cười.

+ Bác phó may: tay nghề kém cỏi (bít tất may chật, giày đóng làm đau chân, may lễ phục ngược hoa, sai màu), cơ hội (ăn bớt vải), láu cá ( lừa phỉnh ông Giuốc-đanh).

+ Thợ phụ: ranh mãnh, xu nịnh.

Câu 6: Xác định chủ đề văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

– Chủ đề văn bản:

Châm biếm thói xấu của con người trong xã hội (sự háo danh, ngu ngốc, xu nịnh, khôn lỏi, xảo trá, tham lam…).

– Thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật chủ đề:

Tác giả sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để làm nổi bật chủ đề. Trong đó chú trọng đến việc tô đậm những nét tương phản của ông Giuốc-đanh và các nhân vật:

+ Tương phản, chênh lệch, mất đối xứng của nội dung và hình thức, bên ngoài hào nhoáng với cái nội tâm trống rỗng, ngu dốt.

+ Tương phản, chênh lệch, mất đối xứng giữa cái ngu ngơ, kệch cỡm, cái sang trọng học đòi ở nhân vật Giuốc-đanh với sự khôn lỏi, ranh ma, hám lợi của những tên thợ phụ.

+ Tương phản, chênh lệch, mất đối xứng giữa bộ lễ phục sang trọng với bông hoa khâu ngược; sự vênh váo, tự phụ của Giuốc-đanh với sự nịnh nọt, gian trá của phó may và các thợ phụ;…

=> Qua đó, nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang, thói nịnh hót, khôn lỏi, tham lam, lừa lọc, xảo trá.

Câu 7: Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên; một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao?

Em đồng ý cách đặt nhan đề “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.

Bởi vì nhan đề này đã thể hiện được chủ đề của văn bản, giúp người đọc năm bắt được đối tượng của tiếng cười (Giuốc-đanh) qua hành động (mặc lễ phục). Đồng thời nhan đề đã phản ánh bao quát đầy đủ nội dung màn kịch, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.

Xem thêm:

  • Cái chúc thư (Vũ Đình Long): Tác giả, tác phẩm, nội dung chính
  • Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm (A-zit Nê-xin) Ngữ văn lớp 8

Kết luận

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục thành công khi khắc họa hình ảnh nhân vật gây cười. Tác phẩm này cũng đã nói lên thái độ chế giễu thói học đòi làm sang, luôn nịnh hót, xảo trá. Soạn bài đầy đủ do Thepoetmagazine tổng hợp giúp học sinh cảm nhận sâu hơn giá trị của những thông điệp tác giả muốn truyền tải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *