Tổng hợp phân tích bài ca Côn Sơn (10+ mẫu), có dàn ý

Tổng hợp những bài phân tích Bài ca Côn Sơn của tác giả Nguyễn Trãi hay nhất. Tác phẩm này thuật về vẻ đẹp của vùng đất Côn Sơn và những cảm nhận sâu sắc của tác giả.

Bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu lớp 8 để có thêm gợi ý cho bài làm của mình. The POET Magazine đã tổng hợp rất nhiều phân tích xuất sắc của các bạn học sinh giỏi.

Dàn ý phân tích bài thơ Côn Sơn Ca

Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm trích trong chương trình ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo.

  • Tác giả Nguyễn Trãi: Khái quát cuộc đời, các tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác.
  • Bài thơ “Bài ca Côn Sơn”: Thời gian ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật khái quát.

Thân bài: Phân tích chi tiết theo từng luận điểm:

Luận điểm Luận cứ Lí lẽ
Cảnh vật Côn Sơn

=> Gợi lên vẻ đẹp xưa khoáng đạt, yên tĩnh. Trong cảnh này, có hình ảnh, âm thanh đặc trưng được sử dụng, ví cảnh vật như bạn tâm giao của tác giả.

Cảnh thiên nhiên Côn Sơn Tiếng suối giống tiếng đàn cầm.

Đá rêu êm ái như ngồi trên chiếu.

Thông mọc rậm và dày, tác giả so sánh “mọc như nêm”.

Trúc rậm và tạo bóng mát khi trời nắng.

Biện pháp nghệ thuật Tả cảnh bằng phương pháp so sánh giúp gợi hình.

Cảnh thiên nhiên được vẽ với nhiều màu sắc.

Các hình ảnh được ưu tiên sử dụng gồm: Thông, trúc. Đây là những loại cây đặc trưng cho sự thanh cao của mảnh đất Côn Sơn.

Con người trước cảnh thiên nhiên của Côn Sơn

=> Con người và thiên nhiên như đang hòa hợp với nhau, ca ngợi cách sống thanh cao của tác giả.

Nhà thơ sống hòa mình vào thiên nhiên Điệp từ, đại từ “ta” để nhấn mặt sự có mặt của nhân vật trước cảnh thiên nhiên.

Nhiều động từ thể hiện việc con người làm chủ cảnh thiên nhiên: Ta nghe, ngồi, nằm, ngâm thơ nhàn,…

Liên hệ giữa con người với thiên nhiên là vô cùng gắn bó Nhà thơ muốn hòa mình vào cảnh vật.

  • Ta nghe như tiếng đàn cầm “Ta” lắng nghe suối chảy mà lại như tiếng đàn cầm bên tai
  • “Ta” ngồi trên đá phủ rêu theo thời gian thấy như ngồi chiếu êm.
  • Tìm nơi bóng mát “ta” xem như giường để lên nằm nghỉ ngơi.
  • Trong màu xanh mát của những khóm trúc, hình ảnh “ta” ngập tràn cảm hứng để ngâm thơ nhàn.

Kết bài: Tổng hợp lại nội dung bài thơ và giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng.

  • Nội dung: Thiên nhiên Côn Sơn đẹp và nên thơ, thanh cao và hòa hợp cùng con người.
  • Nghệ thuật: Điệp từ, so sánh, lời thơ nhẹ nhàng, êm đềm. Thơ được dịch theo thể lục bát kinh động.

Tất cả nội dung và nghệ thuật được dùng chứng minh con người và thiên nhiên giao hòa trọn vẹn. Đồng thời, tác phẩm cũng nhấn mạnh tâm hồn thi sĩ thanh cao của Nguyễn Trãi.

Mẫu phân tích Bài ca Côn Sơn hay nhất

ThePOETMagazine sưu tầm những mẫu phân tích Bài ca Côn Sơn giúp học sinh có thêm nhiều góc nhìn. Khám phá từng cách cảm nhận thơ, bạn sẽ hiểu hơn về nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

phân tích bài ca côn sơn
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

Mẫu 1 phân tích Bài ca Côn Sơn hay nhất

Côn Sơn Ca là bài thơ chữ Hán nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi. Nhiều ý kiến cho rằng, ông viết bài thơ này trong thời kỳ cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Thực chất, việc về quê khi đó là để giữ tâm hồn luôn được thanh cao và trong sạch.

Tác phẩm Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi được đánh giá là một bài thơ hay, nói về tình yêu thiên nhiên và đất nước. Trong tác phẩm tác giả đã liên tưởng đến rất nhiều hình ảnh đẹp: Suối như tiếng đàn, rêu là chiếu, bóng thông là giường,… Rừng trúc giống như ngôi nhà để bạn cũng có thể yên tâm sáng tác, hòa mình cùng thiên nhiên.

Côn Sơn Ca có một sức hút rất kỳ lạ, nói về vùng đất Côn Sơn với cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Vùng núi rừng Côn Sơn vốn thanh vắng, trở thành một thế giới riêng để ông có thể gắn bó và thoả mình với đam mê. Với mảnh đất này, ông được sống đúng với tâm hồn của chính mình, không gian dối, vụ lợi. Suối, đá, rừng thông và rừng trúc như những người bạn tri âm lắng nghe lời giãi bày.

Nói đến việc tâm sự cùng rừng núi, Thuật Hứng bài 19 cũng có 2 câu thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh tam.”

Cảnh Côn Sơn yên tĩnh, khúc nhạc được phát ra từ suối không bị ảnh hưởng bởi thứ tiếng nào khác. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Trãi đã nhanh chóng quên đi mọi ưu phiền, nỗi buồn của nhân tình thế thái.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Mở đầu bài thơ đã mang đến sự mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Cảnh vật Côn Sơn hiện ra một cách thơ mộng và lãng mạn. Trong không gian đó có tiếng suối chảy du dương như tiếng đàn, đá rêu làm chiếu ngồi ngâm thơ, rừng thông mọc rậm, rừng trúc xanh ngát,… Hình ảnh thiên nhiên được vẽ lên có sự hoang dã kết hợp cuộc sống có hơi ấm con người. Trong mắt Nguyễn Trãi, thiên nhiên không đơn thuần là cảnh vô vị, mà là ngôi nhà chung, giúp ông thỏa mình với sở thích, không tranh đua với đời.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Suối chảy rì rầm làm ai cũng phải chú ý đến trong bầu không khí tĩnh lặng.  Tác giả đã thả mình vào tiếng suối và làm nổi bật lên khát khao yêu cuộc sống. Hồ Chí Minh cũng đã từng có cảm nhận tương tự như vậy trong câu thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Thi nhân ngồi yên lặng bên những phiến đá đã phủ lớp rêu phong theo thời gian. Không ít người đã từng ngồi lên phiến đá, nhưng hiếm ai có thể cảm nhận được như nhà thơ này:

“Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”

Nguyễn Trãi tại Côn Sơn không phải để sống ẩn dật, mà là để sống thật với chính mình. Ông được thoải mái bày tỏ nỗi niềm của mình với thiên nhiên. Tại đây, nhà thơ được lắng nghe tiếng suối, được ngồi trên chiếu rêu phủ trên đá, được sáng tác trong rừng trúc,… Côn Sơn lúc này trở thành ngôi nhà của Nguyễn Trãi và mang đền cho ông những cảm xúc tuyệt vời. Cuộc sống con người gắn bó với thiên nhiên, ánh lên tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.

Mẫu 2 phân tích bài Côn Sơn Ca hay

Bài ca Côn Sơn là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Trãi có khắc họa cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh tiêu biểu của vùng đất này để tạo nên bức tranh cảnh vật hoang sơ, hùng vĩ và nói lên tình yêu quê hương đất nước.

Bài thơ được viết bằng chữ Hán, sau đó được dịch ra bằng tiếng Việt với thể thơ lục bát. Câu thơ phát lên mang đến âm điệu uyển chuyển và du dương làm cho người đọc cảm thấy thích thú.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tác giả đang cảm nhận hình ảnh thiên nhiên bằng thị giác, với đối tượng trữ tình và phong cảnh Côn Sơn. Khung cảnh được hiện ra một cách yên tĩnh, với âm thanh suối nhẹ nhàng như “tiếng đàn cầm bên tai”. Tiếng đàn được cất lên thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ trước khung cảnh thiên nhiên này. Việc tả tiếng suối giống với tiếng đàn mang đến sự độc đáo, nói lên cảm giác như tác giả đang say sưa với khung cảnh này.

Bác Hồ cũng đã từng có lần nói “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đây cũng là một cách so sánh âm thanh từ thiên nhiên, với âm hưởng du dương do con người tạo ra. Mặc dù sống ở hai thời đại khác nhau, nhưng cả hai người đều đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết. Nếu Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát xa, Nguyễn Trãi cũng có những cảm nhận thú vị khi so sánh tiếng suối như tiếng đàn cầm.

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Nguyễn Trãi lại một lần nữa khiến cho người đọc phải bất ngờ, vì cách so sánh độc đáo. Lần này, ông đã ví đã Côn Sơn có nhiều lớp rêu phơi nắng phơi mưa giống như chiếc “chiếu êm”. Có lẽ hình ảnh chiếc chiếu ở đây chính là chiều dài năm tháng và bề dày của sử sách nước nhà. Hình ảnh của thiên nhiên từ ngàn đời đã xuất hiện, khiến cho nhà thơ lưu luyến và gắn bó. Nguyễn Trãi cảm nhận rõ hình ảnh Côn Sơn và cảm nhận “Ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”. Khung cảnh côn sơn lại tiếp tục được tác giả khắc họa, với một hình ảnh tượng hình khác:

“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”

Người Việt Nam thời xưa rất yêu cây thông đây là cây không sợ sương tuyết, luôn xanh tươi và mọc thẳng dù thiên nhiên khắc nghiệt thế nào. Hình ảnh “thông mọc như nêm” gợi cảm giác rừng bao la và rộng lớn hơn. Rừng cây không bao giờ gục ngã trước gió bão khẳng định nét đẹp của sức sống và niềm tin người Việt.

Một hành động rất thoải mái và thân thuộc “ta nên ta nằm”. Dường như tác giả đã quên với cảnh thiên nhiên rừng.N] Nhà thơ cùng kết nối và gắn bó với nhau một cách mật thiết bóng thông mát dựa trên trời cho người liệt sĩ cũng là giáo dục.

“Trong rừng có bóng trúc râm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”

Không chỉ có hình ảnh trong thông reo, rừng trúc cũng được tác giả tả vô cùng đẹp. Cây trúc là đặc trưng cho nhiều vùng quê ở Việt Nam, thể hiện sự hiền hòa và say đắm lòng người. Một số cụm từ được sử dụng để gợi tả trong bài thơ là: “trúc lâm”, “màu xanh mát”,… Đây đều là những từ khiến cho người ta cảm nhận được rừng trúc rất đẹp.

Hình ảnh của cây trúc từng đã được đưa vào thơ ca cổ, tất cả đều hướng đến ý nghĩa tốt lành. Ví dụ, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết về quê hương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã viết “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Còn với Nguyễn Trãi, ông chỉ thích ngồi dưới bóng trúc để ngâm thơ, một thú vui thanh cao, giản dị.

Nguyễn Trãi sử dụng những hình ảnh thơ Tươi Đẹp và gợi ra nhiều liên tưởng độc đáo. Hình ảnh thiên nhiên và con người xuất hiện tự nhiên, rất hòa hợp. Bài Ca Côn Sơn không chỉ vẽ lên một bức tranh phong cảnh đẹp, mà còn được xem như một bản nhạc du dương về tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

Mẫu số 3 phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi là nhà văn hóa và là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, với những áng thơ yêu nước, những bài thơ về thiên nhiên, thể hiện tình yêu cuộc sống. Côn Sơn Ca là một bài thơ hay, nói về cảnh thiên nhiên của vùng đất này và gợi lên tình cảm của tác giả.

Bài thơ Côn Sơn Ca được viết bằng chữ Hán, bản dịch được trình bày dưới dạng thể thơ lục bát. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm được cho là trong khoảng thời gian ông cáo quan về quê do bị chèn ép.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Trãi đã từng sử dụng rất nhiều hình ảnh Côn Sơn vào các tác phẩm. Tuy nhiên, rất hiếm bài nào có những miêu tả chi tiết về vùng đất này. Bài thơ hiện lên cảnh thiên nhiên khá đầy đủ khi có cả dòng suối, phiến Đá, rừng tùng, rừng trúc. Ông cảm nhận cảnh thiên nhiên với đầy đủ các giác quan: Thính giác (nghe tiếng suối), thị giác (nhìn đá rêu), xúc giác (cảm thấy ngồi trên đá rêu như ngồi trên chiếu),…. Biện pháp so sánh được ứng dụng một cách linh hoạt: Như tiếng đàn cầm, như chiếu êm, như nêm,…

Hình ảnh của vùng đất Côn Sơn đã được tác giả cảm nhận bằng sự hiểu biết và tâm hồn yêu cuộc sống. Bài thơ được sử dụng bút pháp nghệ thuật độc đáo, với những hình ảnh chân thật nhất. Đại từ “ta” được sử dụng để khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên. Con người hòa hợp với thiên nhiên và mang đến cảm giác thanh tĩnh trong tâm hồn.

Không chỉ là bài thơ tái hiện lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tại vùng đất Côn Sơn. Tác phẩm này còn cho thấy tâm hồn thanh cao và đầy tình yêu thương của tác giả. Một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và cảnh thanh bình hiện ra, ứng với một nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ bay bổng.

Mẫu số 4 về phân tích Côn Sơn Ca

Đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ rất phong phú từ xưa tới nay. Các nhà thơ Việt Nam thời văn học Trung đại đã sáng tác rất nhiều tác phẩm nói về cảnh quê hương đất nước. Giữa rất nhiều cái tên nổi tiếng, không thể bỏ qua Nguyễn Trãi, một nhà thơ tài hoa và cũng là anh hùng xuất chúng của dân tộc.

Trong khoảng thời gian làm quan bị chèn, ép ông đã quyết định xin về quê ở ẩn tại rừng núi Côn Sơn. Những ngày tháng tuyệt vời mở ra, khi chỉ có cảnh thiên nhiên và con người sống rất hòa hợp. Ông cảm nhận một cách trọn vẹn về khung cảnh nơi đây và truyền tải vào từng câu thơ.

Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh suối chảy, ông đã so sánh âm thanh phát ra giống với tiếng đàn cầm:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Âm thanh từ suối được so sánh với tiếng đàn cầm, thể hiện tâm trạng yêu đời của thi sĩ. Với hình ảnh này người đọc có cảm giác như nhân vật trữ tình đang thưởng thức âm thanh này.

Giữa không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng đàn từ suối,  bắt đầu xuất hiện một hình ảnh quen mà lạ:

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Hình ảnh “đá” qua lời thơ của Nguyễn Trãi độc đáo, ông thấy rêu phủ qua nhiều năm thánh như chiếu êm. Hình ảnh đã phủ rêu gợi cho người ta phải nhớ đến để giải lịch sử, trải qua bao nhiêu năm tháng. Nghệ thuật so sánh đặc sắc khiến cho người đọc cảm thấy thích thú. Mục đích chính của bút pháp nghệ thuật này là đưa cảnh thiên nhiên gần hơn với con người.

Chưa hết, trong rừng vẫn còn nhiều điều để khám phá, ví dụ như rừng thông tươi. Hình ảnh cây thông cũng mang đến rất nhiều ý nghĩa với đặc điểm luôn xanh tươi và mọc thẳng tắp, thể hiện tinh thần bất khuất trước phong ba. Với cách so sánh giản dị “thông mọc như nêm”, Côn Sơn hùng tráng, kiên cường và không dễ bị gục ngã. Con người xuất hiện ở bóng mát, để “ta lên ta nằm”, thể hiện sự thoải mái.

“Trong rừng có bóng trúc râm

Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.”

Cảnh núi rừng và con người gắn bó với nhau một cách mật thiết. Cây thông che bóng mát cho nhà thơ say giấc nồng, còn rừng trúc tạo khung cảnh tuyệt vời để lấy cảm hứng sáng tác thơ. Côn Sơn không chỉ có duy nhất cây thông uy thế, vẫn có rừng trúc hiền hòa, xanh ngát. Cũng giống như con người, khi chinh chiến thì kiên cường, gan lì trước đối thủ, nhưng trở về cuộc sống thường ngày, họ cũng bình dị và giàu tình yêu thương.

Viết về quê hương đồng bằng Bắc Bộ: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Nguyễn Trãi không nói về trúc quanh co mà chỉ nói khung cảnh này mang đến cảm hứng “ngâm thơ nhàn”.

Bút pháp nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca rất tài tình. Ông vẽ nên một bức tranh tổng thể đẹp, gợi nhiều liên tưởng độc đáo. Qua đó, ông cũng cho thấy được sợi dây gắn kết con người với thiên nhiên, tuy hai mà là một, người và cảnh như đã hòa hợp với nhau. “Bài ca Côn Sơn” không đơn thuần là bức tranh đẹp, đó còn là bản nhạc hay về tình yêu thiên nhiên, đất nước.

Mẫu 5 phân tích Bài ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi là nhà thơ có phong cách làm thơ mang chất riêng, thể hiện một tâm hồn sâu sắc. Các tác phẩm của ông đều ẩn chứa tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người. Một tác phẩm nổi bật, được nhiều người yêu thích nói về núi rừng và con người – “Bài ca Côn Sơn”, thể hiện tình cảm đẹp, chất chứa bao lâu nay của tác giả.

Mỗi người có cách cảm nhận thơ ca khác nhau, đọc Bài ca Côn Sơn, nhiều đánh giá cho là tác giả muốn ngợi ca cảnh thiên nhiên đẹp. Đó cũng có thể là bài ca thể hiện tâm trạng thế sự, vì tranh đua, ganh ghét nên ông về tìm sự bình yên ở quê hương. Hoặc đó cũng là nỗi buồn nhân sinh sống ganh ghét và hãm hại lẫn nhau,… Một bài thơ ngắn cũng đủ để Nguyễn Trãi khơi gợi sự tò mò của người đọc. Xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh so sánh ấn tượng, khiến cho người ta cảm thấy sống với núi rừng Côn Sơn giúp ông thoải mái hơn rất nhiều. Mở đầu bài thơ là đoạn viết:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”

Tiếng nước chảy liên hồi tạo nên âm thanh giống như “tiếng đàn cầm”. Hình ảnh đàn được nhắc đến ở đây thể hiện niềm vui giao cảm với suối, giống như tâm hồn của chính tác giả. Nguyễn Trãi không phải đang trở về để sống ẩn dật mà là đang hân hoan với sự tự do.

Không chỉ có tiếng suối, tác giả còn có hình ảnh so sánh đá trong rừng phủ rêu như chiếu êm. Khung cảnh được Nguyễn Trãi phác họa với những đặc điểm riêng biệt, không bị nhầm lẫn với bất cứ bức tranh nào khác. Bốn câu thơ đầu được tác giả ưu tiên dùng để tả cảnh thiên nhiên thì bốn câu thơ sau như lời khuyên cho nhân thế.

“Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có trúc bóng râm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Phong cảnh thiên nhiên của vùng đất Côn Sơn có tiếng suối chảy rì rầm trong bầu không gian yên tĩnh. Nơi đây cũng có những bàn đá rêu phơi, có rừng tùng, rừng trúc che nắng tạo bóng mát. Hình ảnh cây trúc, cây tùng trong những áng văn chương đều nói lên khí phách của người quân tử. Suối, đá, cây thông, cây trúc là nơi để nương tựa và nâng đỡ tâm hồn thi sĩ.

Toàn bộ bài thơ mang một âm điệu đặc biệt, như một khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng và thiên nhiên. Chữ “ta” được lặp lại rất nhiều lần trong bài thơ là chủ thể trữ tình là sự hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên.

Bài Ca Côn Sơn chính là bài thơ hay nói về cảnh thiên nhiên thông qua cảm nhận riêng biệt. Toàn bộ bài thơ mang một âm điệu độc đáo, nói lên tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời, tâm hồn của thi sĩ cũng được giãi bày, với khát khao yêu đời, tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

Phân tích bài thơ Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi theo mẫu số 6

Trong nền Văn học Trung đại, các bài thơ phải chịu những quy định chặt chẽ. Tuy vậy, nhiều tác giả vẫn thể hiện rất phong phú và sinh động cảm xúc của mình. Nguyễn Trãi chính là minh chứng tiêu biểu cho khả năng làm thơ đặc biệt, với bút pháp nghệ thuật nổi bật, làm rõ những điều muốn gửi gắm qua từng câu thơ.

Bài thơ Côn Sơn Ca của ông hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, đầy đủ những hình ảnh quen thuộc như: Suối, đá, rừng thông và rừng trúc. Bên cạnh đó, vẫn có những khoảnh khắc cái tôi trữ tình trong thơ của ông hiện lên rõ nét. Đó chính là cảm xúc say đắm giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng gần gũi.

Xuyên suốt tác phẩm Bài Ca Côn Sơn là hình ảnh “ta” thường xuyên hiện diện. Đó là tác giả, một tâm hồn thấm đượm tình cảm, đầy thanh cao và trong sáng. Cuộc sống giản dị tại Côn Sơn mang đến cho Nguyễn Trãi những cảm nhận tuyệt vời về thiên nhiên. Ông có thể nghe rõ tiếng suối, nhìn kỹ từng chi tiết trên tấm đá đã bám rêu phong qua thời gian. Nhà thờ cũng đã thể hiện sự hào hứng khi được ngắm rừng thông và rừng trúc rậm rạp, xanh tươi.

Sáng tác của Nguyễn Trãi hầu như luôn có xuất hiện nhân vật trữ tình không được chỉ đích danh. Con người ẩn đằng sau từng lời thơ, để trao gửi cảm xúc và nỗi niềm. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong hai câu thơ thuộc bài 10 Ngôn Chi:

“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa rẽ cây.”

Tuy nhiên, đến với Côn Sơn Ca, bạn sẽ thấy nhân vật trữ tình đã xuất hiện một cách rõ nét nhất. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân vật trữ tình là ta, một cái ta nhàn và một cái ta mang tâm hồn thi sĩ.

Nhân vật ta nhàn lúc thì ngồi thơ thẩn để lắng nghe tiếng suối reo du dương như một bản nhạc tạo ra từ đàn cầm. Cũng có những lúc, nhân vật trữ tình ngồi giữa đồi thông và tìm bóng mát để nằm thảnh thơi.

“Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”

Có những lúc, ông chọn ngồi dưới bóng trúc mát mẻ để lấy cảm hứng ngâm thơ:

“Trong rừng có trúc bóng râm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Cải ta thi sĩ vẫn luôn lắng nghe những rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. Không mấy ai có thể cảm nhận được tiếng suối giống như tiếng đàn phát ra, ngồi trên đá cứng lại tưởng như đang ngồi trên chiếu êm.

Bài thơ Côn Sơn Ca không chỉ đẹp ở bức tranh thiên nhiên được khắc họa một cách trọn vẹn. Tác phẩm này có thể hiện một tâm hồn thanh, cao giàu cảm xúc và luôn có một cuộc sống gần gũi. Từng câu thơ vừa sử dụng để tả cảnh, nhưng cũng dùng để nói lên nỗi lòng, những phút lắng đọng tâm hồn để chiêm nghiệm những điều xảy ra.

Mẫu phân tích bài thơ Côn Sơn Ca số 7

Nguyễn Trãi là nhà thơ nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông sở hữu kho thành tác phẩm đồ sộ và phong phú nói về phong cảnh đẹp và tình yêu nước thiết tha.

Nhà thơ đã có rất nhiều tác phẩm viết về Côn Sơn, nhưng có lẽ Bài Ca Côn Sơn là tiêu biểu và thể hiện trọn vẹn tình cảm nhất. Tác phẩm được viết trong khoảng thời gian ông về ở ẩn tại quê nhà, nói lên thiên nhiên trong lành và những cảm xúc đẹp của thi sĩ.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Mở đầu bài thơ tác giả đã ngay lập tức sử dụng thính nhép để tả cảnh. Hình ảnh con suối chảy róc rách và xanh trong đã quá quen thuộc trong những tác phẩm nói về cảnh thiên nhiên. Đối với Nguyễn Trãi, ông có cách cảm nhận hoàn toàn khác khi tả về suối ở Côn Sơn có âm thanh phát ra giống như tiếng đàn cầm. Phép so sánh được sử dụng để miêu tả cảnh vật thêm độc đáo và cũng nói lên tâm hồn của ông đang say sưa với bản nhạc được cất lên. Không nhiều người có thể cảm nhận và thưởng thức được tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời từ mẹ thiên nhiên.

Tiếng suối được so sánh với tiếng đàn trong thơ của Nguyễn Trãi thể hiện một vẻ đẹp cổ điển. Câu thơ đầu đã khắc họa không gian yên tĩnh và sử dụng động để tả tĩnh.

Tiếp theo, ông đã sử dụng thị giác và xúc giác để có thể cảm nhận được đá rêu phong. Nhà thơ đã nhìn thấy trên đá có bám lớp rêu theo thời gian. Ông còn thể hiện sự say đắm với thiên nhiên và sự gần gũi thông qua việc ngồi lên đá êm như đang ngồi trên chiếu.

“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”

Để đưa hình ảnh Côn Sơn đến gần gũi với con người hơn, tác giả đã tiếp tục nhấn mạnh khi nói về rừng thông.

“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”

Người xưa rất yêu cây thông vì dễ trồng, cứ mọc xanh tươi thẳng tắp mãi, không sợ bão táp. Hình ảnh này như đang gắn liền với một con người sống ngay thẳng, cho dù xã hội bất công như thế nào , họ vẫn giữ một tâm hồn thanh cao. Câu thơ cũng đã khơi gợi lên vẻ đẹp của sức sống và niềm tin.

Khung cảnh Côn Sơn và tác giả lại một lần nữa hài hòa và gắn bó với nhau, thông qua bóng mát của rừng trúc.

“Trong rừng có bóng trúc râm

Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.”

Hình ảnh cây trúc thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của văn học Việt Nam nói về cảnh thiên nhiên. Ở Côn Sơn trúc mọc thành rừng nên tác giả sử dụng những từ ngữ gợi hình: “Trúc râm”, “màu xanh mát”. Nhà thơ Nguyễn Khuyến, khi viết về quê hương của mình tại Đồng bằng Bắc Bộ cũng đã nói về cây trúc:

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Cảm nhận của mỗi tác giả là khác nhau, trong thơ của Nguyễn Khuyến nói về cây trúc thể hiện sự cô đơn và lẻ loi giữa con đường vắng. Còn với Nguyễn Trãi, ông cảm nhận rừng trúc như đang bầu bạn với mình và là nơi lý tưởng để tạo cảm hứng sáng tác. Ông đã thể hiện sự hào hứng, sảng khoái khi được ngồi dưới bóng trúc, qua đó tưới mát cho tâm hồn của người đọc.

Tác giả đã tài tình khi sử dụng những hình ảnh thơ đẹp và con người sóng đôi một cách tự nhiên. Bài Ca Côn Sơn chính là một bức tranh thiên nhiên đẹp. Trong đó, có ẩn chứa tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông đã bộc lộ sự hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp của phong cảnh quê hương và cũng tự hào khi được sống là chính mình, xem đất trời Côn Sơn như là nhà.

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn

Khi phân tích bài ca Côn Sơn, có nhiều chủ đề khác nhau, học sinh cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ. Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ này cũng là một chủ đề rất hay và thường được đưa ra trong các đề thi. Tổng hợp một số mẫu hay nhất sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn, thấy được những điểm đáng chú ý về vẻ đẹp tâm hồn tác giả.

vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi trong bài ca côn sơn
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Mẫu số 1 về cảm nhận tâm hồn thi sĩ trong Nguyễn Trãi

Mỗi tác phẩm văn học đều mang đến cho ta những rung động riêng. Có những bài thơ nổi bật bởi nét mượt mà của cảm xúc, cũng có nhiều bài mang đến sự xao xuyến trong ánh sáng lung linh của ngôn từ… “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi là tác phẩm đọng lại sự xao xuyến trong lòng người đọc, mang đến hồn thơ “độc nhất vô nhị”, chưa gặp trong bất cứ tác phẩm của ai khác.

Với Côn Sơn ca, thiên nhiên hiện lên tạo cảm giác yên bình và nhẹ nhõm. Đó là tiếng suối chảy xa xăm:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Ông cũng là một nhà thơ có cái nhìn độc đáo về cảnh thiên nhiên. Hiếm ai có thể hình dung những tấm đá to đang phủ một lớp rêu bám lâu ngày như một cái chiếu êm. Dù cảnh vật hoang sơ đến mấy, trong mắt ông vẫn là gần gũi, là quen thuộc như ở nhà.

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”

Những cảm nhận của tác giả bộc bạch qua từng lời thơ. Không chỉ dừng lại ở âm thanh từ tiếng suối, đá bám rêu, mà còn là rừng thông, rừng trúc đẹp tuyệt vời. Con mắt của ông nhìn cảnh rất tích cực, thậm chí người ta còn cảm nhận được niềm vui của ông khi được hòa mình với thiên nhiên.

Thơ của Nguyễn Trãi nói chung, Bài ca Côn Sơn nói riêng đang chứa đựng một không gian thiên nhiên rất chân thật. Ông mang đến từng cảm nhận qua giác quan cho người đọc, thính giác (Nghe tiếng suối), thị giác (Nhìn đá, nhìn rêu, nhìn rừng cây), xúc giác (Ngồi thấy chiếu êm),… Tất cả góp phần nhấn mạnh, tô điểm cho một bức tranh mỹ lệ, bình dị và gần gũi.

Tâm hồn của thi sĩ Nguyễn Trãi quả thực luôn tinh tế, mang đến những góc nhìn lạc quan. Ông là người nhạy cảm, nâng niu từng khoảnh khắc được hòa hợp cùng thiên nhiên.

Mẫu số 2 viết cảm nghĩ về tâm hồn tác giả trong Côn Sơn Ca

Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ và cũng là nhà văn hóa sáng tạo lớn của dân tộc. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, ấn tượng bằng cả chữ nôm và chữ hán, làm phong phú nền văn học Việt. Trong số nhiều tác phẩm tuyệt vời, không thể không kể đến Côn Sơn ca, với cảnh thiên nhiên được khắc họa gần gũi, không chỉ vậy còn mang đến cảm nhận rõ nét nhất về tâm hồn của ông.

Thoạt đọc thơ, có thể thấy ngay Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên. Ông như được chìm đắm trong cảnh vật và hòa quyện cùng với tất cả những gì đang hiện ra xung quanh.

“Suối Côn Sơn reo rắt

Nghe như tiếng đàn cầm êm đềm

Côn Sơn đá rêu phơi

Ngồi trên đá, êm như ngồi trên chiếu

Ghềnh thông nở tỏa hương thơm

Tìm bóng mát, nằm giữa cây cỏ xanh biếc

Trúc rợp bóng dáng mát lạnh

Giữa không gian xanh thơ ngây, ta lặn mình.”

Từng câu thơ được trau chuốt rất kỹ lưỡng, tinh tế, giúp Nguyễn Trãi có thể khắc họa lên một bức tranh phong cảnh đẹp. Những đặc điểm thiên nhiên xuất hiện rất đặc trưng: Suối reo, đá rêu phơi, rừng thông, rừng trúc,… Nguyễn Trãi không chỉ tả cảnh, mà còn cảm nhận qua từng giác quan. Những hình ảnh so sánh được ông sử dụng rất độc đáo, đó là suối với đàn cầm, ngồi trên đá với ngồi chiếu êm. Những phép so sánh này nhấn mạnh cảm giác được đứng trong bức tranh đó như thế nào, đầy bình dị và tươi sáng. “Ta” xuất hiện nhiều trong bài vì ông muốn khẳng định chủ thể hòa mình đến thiên nhiên, với tình yêu cảnh đẹp, quê hương, đất nước vô bờ.

Mẫu số 3 cảm nghĩ về Nguyễn Trãi trong tác phẩm Côn Sơn Ca

Tác giả Nguyễn Trãi từng viết nhiều bài thơ, bài văn hay nói về Côn Sơn. Nơi đây không chỉ đơn thuần là quê hương, mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho hồn thơ Ức Trai. Vì vậy, tác phẩm nào nói về Côn Sơn của ông cũng khơi gợi sự xúc động, tình yêu thiên nhiên và đất nước mãnh liệt. Bài ca Côn Sơn là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm của ông về cuộc sống thanh nhàn, hòa mình cùng thiên nhiên.

Có thể nói, tác phẩm Bài ca Côn Sơn chính là lời tâm tình của Nguyễn Trãi trước những khó khăn của cuộc đời. Bài thơ nói lên vẻ đẹp tâm hồn tươi tắn và tràn đầy sức sống. Không chỉ vậy, từng câu thơ còn thể hiện sự tinh tế của ông:

“Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt được vẽ ra rất thành công. Sự kết hợp của những phép so sánh đã dần khẳng định khả năng truyền tải cảm xúc của tác giả. Văn thơ của ông vẫn vậy, luôn gợi mở và tràn đầy sức sống. Giữa cảnh thiên nhiên nên thơ là hình ảnh của nhân vật “ta: hiện lên nổi bật, sau đó dần hòa vào bức tranh chung.

Bài thơ của Nguyễn Trãi cũng đã giúp người ta hình dung được cuộc sống của ông vô cùng giản dị. Ông chỉ nghe tiếng suối cũng đã thấy vui, đánh cờ trên đá rêu, làm thơ dưới tán thông, rừng trúc. Một cuộc sống vui vẻ, lạc quan của Nguyễn Trãi đã được nêu bật trong tác phẩm. Nhà thơ này yêu thiên nhiên, chứa đựng một tâm hồn khoáng đạt, với phong thái ung dung, tự tại, cốt cách thanh cao.

Bài ca Côn Sơn ca ngợi cảnh đẹp nơi đây và thể hiện niềm vui được sống giữa thiên nhiên trong lành và tươi sáng. Với 6 câu thơ, Nguyễn Trãi đã vẽ lên đầy đủ một bức tranh phong cảnh đẹp, sống động và nên thơ. Với ông, cuộc sống tươi đẹp không phải là được nghỉ ngơi, cũng không phải là tránh danh lợi. Đơn giản, thi sĩ này chỉ cần được sống hòa quyện cùng đất trời bao la, hít thở không khí trong lành và được sống với đúng mong ước của mình.

Mẫu số 4 về cảm nhận tâm hồn của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca

Bài ca Côn Sơn là tác phẩm chữ Hán nổi tiếng, được sáng tác bởi Nguyễn Trãi trong thời kỳ ông cầu quan về ở ẩn. Đây là tác phẩm nổi bật nêu lên cảnh đẹp của thiên nhiên và cũng thể hiện tâm hồn phóng khoáng, luôn giữ cho mình sự thanh cao. Côn Sơn đối với tác giả là một vùng đất có sức hút không thể giải thích được. Những tác phẩm của ông nói về mảnh đất này đều nêu lên tình yêu tha thiết và gắn bó. Đến với vùng đất Côn Sơn Nguyễn Trãi như được sống là chính mình, ông không cô độc, vì tâm hồn như đã hòa quyện cùng những cảnh vật nơi đây.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Cảnh vật tại Côn Sơn như được rộng mở, được cảm nhận qua nhiều giác quan của tác giả. Ông khéo léo sử dụng những từ thể hiện giác quan cảm nhận trong từng câu thơ một cách tự nhiên. Đó có thể là lắng nghe tiếng suối đang chảy như đánh đàn, hay ngồi trên tấm đá mà cảm nhận như ngồi trên chiều êm.

Tác phẩm Côn Sơn Ca mang đến nhiều cảm nhận mới mẻ về thiên nhiên. Khung cảnh được hiện lên thơ mộng và lãng mạn, với tiếng suối, hình ảnh đá rêu, rừng thông mọc rậm và rừng trúc xanh mát. Tất cả được kết hợp với nhau đã thể hiện nét hoang dã của thiên nhiên, nhưng cũng có ẩn chứa hơi ấm của cuộc sống con người.

Côn Sơn không chỉ là nơi có nhiều cảnh đẹp, mà còn là nhà của chính tác giả. Ông cảm nhận ngôi nhà thiên nhiên thật đặc biệt, với những âm thanh du dương và có đầy đủ nơi ngồi, nơi ngủ, nơi giải trí (Ngâm thơ). Có lẽ, chưa bao giờ tâm hồn của Nguyễn Trãi được bộc lộ một cách trọn vẹn và sâu sắc đến như vậy!

Bài thơ chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và cũng là tiếng lòng của tác giả. Ông yêu cảnh thiên nhiên và cũng là tình yêu dành cho quê hương, đất nước tha thiết. Tình yêu sâu nặng của ông có thể lên đến mức sợ bóng hoa tàn mà không dám quét nhà, điều này được thể hiện qua Quốc Âm thi tập bài 160:

“Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan”

Xem thêm:

  • Văn bản Bài ca Côn Sơn: Tác giả, tác phẩm, nội dung chính
  • Chuẩn bị & soạn bài Bài ca Côn Sơn, trả lời câu hỏi SGK Chân trời sáng tạo
  • Hướng dẫn soạn bài Lối sống đơn giản – Xu thế của thế kỉ XXI, trả lời phần Đọc hiểu chi tiết

Kết luận

Phân tích Bài ca Côn Sơn cần dựa vào những chi tiết được nhắc đến trong bài thơ. Bạn cũng nên chú ý về bút pháp nghệ thuật được sử dụng để làm tăng giá trị của tác phẩm.

Tham khảo nhiều mẫu bài khác nhau giúp học sinh có thể lựa chọn được những điểm gây ấn tượng của tác phẩm. Nhân cách thanh cao và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi cũng chính là tấm gương để thế hệ sau noi theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *