Phân tích tác phẩm và nhân vật Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên
Hướng dẫn phân tích Bài học đường đời đầu tiên đầy đủ. Học sinh tham khảo các bài phân tích chi tiết ngay tại trang web The POET – Diễn đàn thơ, ca dao, phân tích văn học và truyện dân gian hay nhất.
Dàn ý phân tích nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên
Hướng dẫn lập dàn ý Bài học đường đời đầu tiên chi tiết cho văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức & Chân trời sáng tạo .
Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”: Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi, và trong đó, “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm vô cùng quen thuộc và đầy ý nghĩa.
- Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và vai trò của nó trong tác phẩm: Đoạn trích này nằm ở phần đầu của truyện, qua lời kể của nhân vật chính – Dế Mèn. Nó giúp định hình tính cách và tâm lý của Dế Mèn, cũng như mang lại bài học đáng nhớ về cuộc sống.
Thân bài
A. Tính cách và hành động của Dế Mèn:
- Dế Mèn sống tự lập từ nhỏ, trở thành một chàng dễ cường tráng nhưng lại có tính cách kiêu căng, xốc nổi.
- Sự coi thường và khinh bỉ đối với Dế Choắt, hàng xóm của mình, là điểm nổi bật của tính cách Dế Mèn.
B. Tai họa và bài học từ sự kiện:
- Dế Mèn gây ra tai họa khi trêu chọc chị Cốc và không dám nhận lỗi, dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Lời khuyên cuối cùng của Dế Choắt trước khi qua đời là một bài học sâu sắc về tư duy và tính cách.
Kết bài
- Tổng kết về ý nghĩa của “Bài học đường đời đầu tiên”: Đoạn trích này là một phần quan trọng của tác phẩm, mang lại bài học về trách nhiệm và ý thức nhân văn
- Nhấn mạnh về giá trị nhân văn của đoạn trích: Thông qua việc tỉnh ngộ sau tai họa, Dế Mèn đã học được bài học quý giá về ý thức và trách nhiệm.
Đọc lại tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên lớp 6 trước khi viết bài để đảm bảo hiểu đúng nội dung, ghi nhớ chuẩn các sự kiện trong đoạn trích này.
Tổng hợp văn phân tích đặc điển nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
Tổng hợp các bài phân tích văn bản Bài học đường đời đầu tiên, đây là một dạng đề phân tích văn học lớp 6 Chân trời sáng tạo tương đối quen thuộc.
Phân tích nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, là những nét phác thảo khái quái về nhân vật, chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.
Đọc đoạn trích này, người đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn. Đó là một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả người tôi rung rinh là một màu nâu bóng mỡ” rồi cánh, râu, vuốt,… của Dế Mèn. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Dế Mèn mà còn thích cách làm việc, sinh hoạt “điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều điểm đáng khen ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết, phải nói đến thói kiêu ngạo. Sự kiêu ngjao, coi thường người khác của Dế Mèn ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm khi nó đã gây hậu quả nghiêm trọng mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước được. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang, lại còn t rêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt phải chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăn trối của Dế Choắt làm Dế Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra.
Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn.
Phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
Đoạn trích miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn, đặc biệt là kể lại sự việc “ngỗ nghịch” đầu tiên của chú mà chính từ sự nghịch dại đó, Dế Mèn đã rút ra bài học đầu tiên trong chặng đường đời của mình.
Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với bản tính ra xa như các cụ già. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dế Mèn đã tỏ rõ là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chỉ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.
Kể về sự việc, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lí nhân vật. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì “núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít”, cho đến khi “biết chị Cốc đdi rồi, tôi mới mon men bò lên”. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.
Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăn trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắt, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Theo dõi lại phần soạn bài Bài học đường đời đầu tiên để hiểu hơn về tác phẩm. Tại đây có rất nhiều thông tin hữu ích về giá trị nội dung và nghệ thuật mà bạn có thể sử dụng trong bài phân tích.
Phân tích tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên
Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn Tô Hoài kể trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thật hay và giàu ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người trong đó. Chính xác hơn là hình ảnh những người trẻ chập chững bước vào đời, nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải.
Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện thành những bài học về cách sống: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thỏa mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình.
Vì vậy, tác phẩm không chỉ có giá trị ở thời điểm nó mới ra đời mà cho đến tận ngày nay, những bài học ấy vẫn còn giá trị sâu sắc với các bạn trẻ đang chập chững trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài và đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó mãi mãi là một cuốn sách hay, là bài học đường đời cho môi con người, nhất là những người sắp bước vào đời như chúng ta.
Phân tích Nếu cậu muốn có một người bạn cũng là một dạng để thường gặp. Bạn có thể xem thêm các bài mẫu được ví dụ tại đây để hiểu cách viết cảm nhận, phân tích một nhân vật trong truyện/văn bản.
Kết luận
Các đoạn văn phân tích Bài học đường đời đầu tiên đã được cập nhật đầy đủ. Tham khảo ngay soạn văn 6 ngắn nhất để nắm được các ý chính trong bài và hiểu rõ hơn về tác phẩm.