Dàn ý, mẫu phân tích Bạn đến chơi nhà hay nhất

Tổng hợp các phân tích Bạn đến chơi nhà văn lớp 8 để học sinh tìm hiểu và ứng dụng trong quá trình làm văn. Các vấn đề liên quan đến bố cục, tóm tắt và lập dàn ý cũng được triển khai chi tiết nhất.

Lập dàn ý bài Bạn đến chơi nhà

Để phân tích chính xác và đủ ý, học sinh nên chuẩn bị dàn ý phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà chi tiết. Bạn có thể tham khảo mẫu cơ bản do The POET xây dựng và sau đó phát triển thêm nhiều ý kiến riêng, tạo thành cơ sở cho bài văn hoàn chỉnh.

Mở bài phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

Giới thiệu Bạn đến chơi nhà tác giả – tác phẩm:

  • Tác giả: Nguyễn Khuyến: Trình bày sơ lược về tiêu biểu cuộc đời, sự nghiệp, sáng tác).
  • Tác phẩm “Bạn đến chơi nhà”: Hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung/nghệ thuật.

Thân bài phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà văn 8

Câu đầu: Giới thiệu việc có bạn ghé đến nhà chơi.

  • Thời gian: “Đã bấy lâu nay” => Lâu lắm rồi người bạn này mới đến chơi.
  • Cách xưng hô: Bác => Thân mật, người đã gắn bó từ lâu, thân thiết với nhau.
  • Giọng điệu: Cởi mở, chân thành, hiếu khách.
  • 2 vế: Sóng đôi giống lời reo vui, đón khách cởi mở, chân thành.

=> Lời gợi mở chân tình và vô cùng tự nhiên.

bạn đến chơi nhà
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạn đến chơi nhà

6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ lúc bạn đến chơi.

Hoàn cảnh éo le được xây dựng cũng không làm thi sĩ thấy buồn khổ. Thay vào đó, tâm hồn nhà thơ vẫn đầy lạc quan và yêu đời.

  • Trẻ thời đi vắng: Không có ai đi mua đồ tiếp đãi.
  • Chợ thời xa: Chợ ở rất xa nên nếu muốn đi tốn rất nhiều thời gian, nếu tác giả tự đi thì không có ai ở nhà tiếp bạn.
  • Trong nhà không có gì: Ao sâu – khôn chài cá (khó bắt cá để mời bạn), cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp chưa đương hoa, không có “Miếng trầu là đầu câu chuyện” => Nhà không có gì, không thể đi chợ, toàn bộ trái cây, rau củ quả có trong nhà đều chưa thể ăn, thứ quan trọng nhất là miếng trầu cũng không có.

3 câu cuối: Thể hiện tình bạn thắm thiết lâu ngày chưa gặp.

  • Bác đến chơi đây: Mặc dù về vật chất nhưng giàu tình cảm. Dù nhà bạn không có gì, nhưng vẫn trân quý tình cảm của nhau.
  • Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa gì? Ta số 1 là chủ nhà, ta thứ 2 là khách, từ “với” là mối quan hệ song hành, gắn bó không có bất kỳ khoảng cách nào nữa.

=> Hai tâm hồn đồng điệu, là tri âm, tri kỷ của nhau, không màng của cải, vật chất.

Kết bài phân tích văn bản Bạn đến chơi nhà

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến

Tổng hợp các mẫu phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến giúp học sinh có thể tìm hiểu chi tiết hơn về bài thơ. Những bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo được gợi ý để bạn có thêm ý tưởng khi viết bài.

phân tích bạn đến chơi nhà
Phân tích Bạn đến chơi nhà

Mẫu 1 phân tích nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà

Tình bạn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông đã có nhiều sáng tác hay nói về tình cảm đẹp đẽ này: Khóc Dương Khuê, Lụt hỏi thăm bạn… Bạn đến chơi nhà cũng là bài thơ hay và tiêu biểu nhất về chủ đề này, thể hiện tình bạn thắm thiết và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến. Ông là nhà thơ xuất sắc thuộc nền văn học trung đại, được mệnh danh “Tam Nguyên Yên Đổ”. Phong cách thơ của ông mang nét đặc trưng hóm hỉnh, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Chỉ với 8 câu thơ, Nguyễn Khuyến đã thể hiện tình bạn tri trỉ, gắn bó không màng danh lợi hay vật chất.

Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật với bố cục đầy đủ đề, thực, luận, kết. Phong cách thơ phóng khoáng, như đang kể lại một câu chuyện có người bạn thân ghé nhà sau nhiều năm không gặp. Đó là người bạn chốn quan trường, nhiều năm không gặp nên đã về nơi thanh bình, nơi “chôn rau cắt rốn” của tác giả để cùng hàn huyên. Từng câu chữ ngắn gọn nhưng thanh cao, thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả với người bạn đó.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Đây là câu thơ gợi mở, thông báo có người bạn lâu năm không gặp ghé đến nhà. Chỉ bảy chữ nhưng người ta cũng có thể cảm nhận được tâm trạng hân hoan, háo hức cho lần gặp mặt này. Bạn cũ lâu ngày không gặp, nay nhận tin vui khôn xiết, đặc biệt là khi được gặp nhau nơi chân quê, thể hiện nghĩa tình gắn bó. Bỏ qua bao vinh hoa, phú quý, khi cáo quan về quê, họ vẫn nhớ đến nhau, cùng nhau trò chuyện.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Sáu câu thơ tiếp theo, tác giả dùng biện pháp liệt kê những khó khăn của mình. Nhà có ao, nhưng ao sâu nước cả, vì vậy không kéo cá lên mời bạn ăn được. Vườn có nhưng rào thưa không đuổi bắt gà được. Có những cây cải, cây cà nhưng đang lớn, chưa đến độ ăn được. Bầu mới vừa rụng rốn, mướp cũng chỉ mới nở hoa nên chưa cắt nấu ăn được. Tóm lại, nhà có nhiều thứ nhưng cũng chưa dùng được, có ăn được thì tuổi già cũng không làm gì được. Thông qua biện pháp tu từ này, tác giả như đang nói lên sự nghèo khó của bản thân, có bạn đến chơi nhưng không có gì tiếp đãi, mong bạn cảm thông cho mình.

“Đầu trò tiếp khách trầu không có”

Bữa cơm đãi khách có thịt cá, rau dưa đạm bạc không có, ta nói chuyện với nhau bằng chén nước, miếng trầu. Nhưng giờ miếng trầu cũng không có dù đó là cái cơ bản để cùng nhâm nhi nói chuyện. Từ “bác” được lặp lại một lần nữa thể hiện sự trân quý và kính trọng đến người khách. Tác giả cảm ơn bạn từ ngàn dặm xa đến với mình, cảm ơn vì dù thiếu thốn vẫn không coi thường.

“Ta với ta” là cụm từ nói về tác giả và người bạn, hai tâm hồn đồng điệu, tuy hai mà là một. Không có mâm cao cỗ đầy, ngay cả những món ăn bình dị cũng vắng bóng, miếng trầu mở đầu câu chuyện cũng không, nhưng nhà thơ và người bạn vẫn hợp ý, vui vẻ trò chuyện cùng nhau. Hai từ “ta” đã làm sáng lên nội dung của bài thơ, thể hiện ý nghĩa trọn vẹn, minh chứng cho tình bạn tri âm, tri quỷ, quý báu vô cùng.

Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, âm, luật niêm, đối câu được vận dụng một cách chặt chẽ. Dù tuân thủ luật nhưng Nguyễn Khuyến vẫn khéo léo thể hiện sự phóng khoáng và hóm hỉnh của hồn thơ của mình. Bài thơ có lặp từ tinh tế nhà thơ khéo léo dựng lên tình huống khó xử, thử thách cho người bạn của mình. Dù trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng ông vẫn thể hiện tình cảm đáng quý, gắn bó với nhau vì hợp ý, tương thông, không màng danh lợi hay phú quý.

Mẫu số 2 phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà văn 8

Nguyễn Khuyến đã mang đến cho nền văn học Việt Nam tác phẩm Bạn đến chơi nhà, tuân thủ niêm luật nhưng vẫn thể hiện rõ nét phóng khoáng. Bài thơ thể hiện tình bạn chân thành, xuất phát từ tình cảm, không cần vật chất dù là những thứ bình dị nhất.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Khuyến dùng cụm từ “Đã bấy lâu nay” chỉ thời gian đã rất lâu bạn mới ghé thăm nhà mình. Điều này thể hiện quan hệ gần gũi và thân mật với người bạn của nhà thơ. Sau nhiều ngày xa cách, người bạn đã về nơi “chôn rau cắt rốn” của tác giả để trò chuyện. Cách xưng hô là “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi và cực kỳ thân mật.

Niềm vui có bạn đến chơi nhà là thế, nhưng lúc này hoàn cảnh éo le của tác giả cũng khiến ông phải suy nghĩ. Trẻ em trong nhà đi vắng, không có một ai ở nhà để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn. Chợ ở quá xa nên tác giả cũng không thể đi được, tưởng rằng vậy là đã xong, nhưng lại một loạt vấn đề được liệt kê sau đó. Tác giả dùng những hình ảnh “Ao sâu – khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Ngay đến miếng trầu, thứ quan trọng nhất cho câu chuyện của những người lớn tuổi cũng không có. Sự thiếu thốn lúc này đã bị đẩy lên tận cùng, tuy nhiên điều này cũng không làm cho tình bạn bị  vơi đi.

Câu thơ cuối của tác phẩm là một lời khẳng định về tình bạn tri kỷ, Nguyễn Khuyến đã nói “Bác đến chơi đây ta với ta”. Đại từ “ta” đầu tiên chính là nhà thơ, “ta” thứ hai là bạn đến chơi nhà, tuy hai mà là một.

Cuộc sống có khổ cực, nghèo khó, nhưng có bạn thì những áp lực kia đều tan biến, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Quả thực, tình bạn của tác giả rất đáng ngưỡng mộ, vượt qua rào cản về vật chất, danh lợi, hai tâm hồn tương thông hiểu rõ về nhau, chỉ cần nói chuyện với nhau cũng đủ hạnh phúc.

Mẫu số 3 cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà ngắn nhất

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là tác phẩm ca ngợi tình bạn chân thành và gắn bó khăng khít. Hai câu thơ đầu tiên được sử dụng để gợi mở, giới thiệu việc người bạn đến chơi. Tác giả dùng cụm từ “đã bấy lâu nay” thể hiện khoảng thời gian kéo dài, rất lâu. Điều này thể hiện rõ nhân vật trữ tình cảm thấy vui vẻ, mong được tiếp đãi chu đáo.

Tuy vậy, hoàn cảnh gia đình khó khăn không cho phép khi người nhà đi vắng hết, không có ai để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn bè. Liên tiếp những khó khăn của nhà thơ liên tục được đề cập: “ao sâu – khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Cuộc sống khổ cực đẩy lên cao trào đến mức không có “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có.

Dù có nhiều khó khăn, nhưng cũng không làm tăng thêm khoảng cách giữa những người bạn tri kỉ. Trong “ta với ta”, đại từ “ta” thứ nhất chính là nhân vật trữ tình, đại từ tiếp theo là người bạn. Điều này như lời khẳng định, cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn nhưng cũng thể hiện cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc. Tình bạn tri kỷ đáng ngưỡng mộ, khiến cho ai nhìn vào cũng cảm thấy cảm phục.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tác phẩm hay của Nguyễn Khuyến, thể hiện tình bạn gắn bó khăng khít. Tác phẩm này thể hiện những giá trị và ý nghĩa của tình bạn. Dù nhà bạn nghèo khó, không có đến những thứ bình dị nhất, những người bạn và chính nhà thơ cũng cảm thấy hạnh phúc khi được ngồi lại chuyện trò cùng nhau. Bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường Luật, niêm luật chặt chẽ nhưng cũng không làm mất đi chất thơ phóng khoáng vốn có, làm rõ ý muốn gửi gắm của tác giả.

Mẫu 4 phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến là nhà thơ tiêu biểu của nên văn thơ cuối thế kỷ XVIII – đầu XIX. Ông có rất nhiều tác phẩm hay, mang nhiều giá trị nhân văn đến cho người đọc. Bài thơ bạn đến chơi nhà mang đến nhiều cảm xúc thú vị, nói lên tình bạn gắn bó không cần của cải vật chất hay danh lợi. Với những ngôn từ giản dị, tác phẩm thể hiện rõ tình cảm chân thật, gắn bó của hai người bạn từ dã quan trường về với nơi “chôn rau cắt rốn”.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta!”

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” – Bài thơ mở đầu bắc sự vồn vã và thân mật khi tác giả được gặp lại người bạn tri kỷ của mình. Câu thơ này cũng thể hiện thái độ coi trọng, vượt qua những thứ tầm thường, không mất đi sự cao quý và chân thành.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả muốn nói lên sự buồn phiền vì khách ghé thăm nhưng mình không có gì đối đãi. Những thứ có sẵn cũng không dùng được, rau cải, bầu bí, mướp cũng chưa đến thời điểm ăn được. Những câu thơ như sự phân trần, đã giải thích sự thiếu thốn và thiếu sót của tác giả vì tiếp khách quý nhưng không có gì đáng giá.

Các câu thơ đọc kỹ sẽ thấy được sự vui vẻ, bông đùa, như lời Nguyễn Khuyến đang đùa với bạn của mình. Đối lập với sự thiếu thốn ấy chính là tấm lòng và tình cảm chân thành của tác giả cho người bạn của mình.

Câu thơ cuối được tác giả sử dụng để thể hiện tình cảm của tác giả cho người bạn. Đó như tình bạn cao quý, được xây dựng trên nền tảng vững chắc, vượt qua những vật chất tầm thường và không dễ phai mờ.

Bài thơ đã thành công thể hiện tình cảm cao quý giữa hai người bạn. Tác giả sáng tác thơ trào phúng thành công bằng những ngôn ngữ được sử dụng bình dị, tinh tế, thanh thoát và tự nhiên.

Có thể thấy, đây là bài thơ hay nói về tình bạn, ca ngợi tình cảm thuần khiết không bị tác động bởi vật chất. Đây là tình bạn đã trải qua nhiều gian nan và thử thách mới có được, chứ không phải chỉ ngày một ngày hai. Vì vậy, họ trân quý và không để những thứ nhỏ nhặt làm mất đi tình cảm thân thiết.

Xem thêm:

  • Trả lời đọc hiểu Bạn đến chơi nhà theo chuẩn chương trình mới văn 8
  • Tuyển tập mẫu phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống (có dàn ý)

Kết luận

Khi phân tích Bạn đến chơi nhà, lưu ý tác phẩm được Nguyễn Khuyến sáng tác trong thời gian cáo quan về quê. Cuộc sống giản dị nhưng cũng không làm phai nhạt tình bạn tri kỷ.

Nghiên cứu kỹ tác phẩm, bạn sẽ cảm nhận được cái hay khi tác giả vừa tuân thủ quy tắc Đường Luật, vừa không làm mất đi tâm hồn phóng khoáng vốn có của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *