Dàn ý, mẫu phân tích Bố của Xi-mông lớp 8 hay nhất
Tổng hợp những bài phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông hay nhất, tuyển tập được sàng lọc kỹ lưỡng trong các bài phân tích các tác phẩm văn học lớp 8 hay. Học sinh nghiên cứu kỹ có thể tìm được nhiều chi tiết tham khảo, giúp viết văn hay và đi sâu khai thác vấn đề hơn.
Dàn ý phân tích tác phẩm Bố của Xi mông
Lập dàn ý chi tiết giúp bài phân tích Bố của Xi-mông logic, ý nghĩa hơn. Học sinh có thể tham khảo theo mẫu phân tích văn 8 Chân trời sáng tạo và phát triển thêm ý để có được bài văn theo ý muốn của riêng mình.
Mở bài phân tích
Giới thiệu tác giả Guy Đơ Mô-pa-xăng và giới thiệu đến tác phẩm.
- Tác giả: Guy Đơ Mô-pa-xăng được mệnh danh là nhà văn hiện thực nổi tiếng nhất nước pháp đầu thế kỷ 14. Ông đã cho tác phẩm truyện ngắn với giá trị nhân đạo sâu sắc. Các tác phẩm này phản ánh hiện thực xã hội nước Pháp đương thời, nên nhận được khác nhau sự ủng hộ từ bạn đọc.
- Tác phẩm: Bố Của Xi-mông là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, thể hiện rõ nét dấu ấn của Guy Đơ Mô-pa-xăng. Trích đoạn này chính là một phần của truyện ngắn cùng tên nằm ở phần đầu truyện ngắn.
Thân bài phân tích Bố của Xi mông
Khái quát chung các vấn đề liên quan đến tác phẩm:
Tóm tắt văn bản Bố của Xi-mông: Văn bản này kể về cuộc đời cậu bé thiệt thòi, thiếu tình cha Xi-mông. Cậu bị bạn bè coi thường, trêu đùa, bắt nạt vì không có cha. Một lần, quá nóng giận nên Xi-mông đánh cậu bạn chế giễu mình. Bị trêu chọc khiến cho tâm trạng cậu bé rất tệ, luôn buồn bã và chán nản, thậm chí từng nảy sinh ý nghĩ tự tử. Tuy nhiên, bác Phi-líp đã đến ngăn cản, an ủi, đưa cậu về nhà. Xi-mông ngay sau đó đã đề nghị bác làm bố của mình. Bác đã chứng kiến toàn bộ quá trình lớn lên và hoàn cảnh đáng thương của cậu bé nên đã đồng ý.
Phân tích cụ thể nhân vật:
Nhân vật | Chi tiết |
Xi-mông | Cậu bé khoảng 7 – 8 tuổi.
Đặc điểm nhận diện: Người xanh xao, tính cách nhút nhát, vẫn còn rất ngây thơ. Hoàn cảnh: Thiếu thốn về thể chất lẫn tinh thần (Không có bố, bị bạn bè chế giễu, trêu đùa khi đi học). Quá chán nản, thất vọng, cậu từng tìm đến cái chết nhưng có bác Phi-líp cứu kịp thời và đồng ý làm bố của cậu. |
Chị Blăng – sốt | Người phụ nữ đẹp nhất vùng, giàu đức hạnh, nhẹ dạ cả tin nên bị đàn ông lừa, phụ tình, sau đó sinh Xi-mông.
Nhân vật này là người mẹ có tình yêu thương với con vô bờ bến. |
Bác Phi-líp | Người thợ rèn tốt bụng, giàu lòng yêu thương, quý Xi-mông từ lần gặp đầu tiên. Sau đó, vì thương cậu bé đã cầu hôn mẹ cậu để làm cha chính thức. |
Kết bài phân tích văn bản Bố của Xi-mông
Khẳng định những giá trị cốt lõi của truyện: Tình yêu thương bao la của tác giả, giá trị nhân đạo của tác phẩm. Miêu tả diễn biến nhân vật sắc nét, đây là nghệ thuật nổi bật giúp văn bản chạm đến trái tim bạn đọc.
Viết bài văn phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
Sau khi nắm được dàn ý và chi tiết quan trọng trong tác phẩm, học sinh có thể tự tin làm bài phân tích. The POET Magazine gợi ý một số mẫu hay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng dụng vào bài văn của mình một cách hợp lý.
Mẫu 1 phân tích Bố của Xi-mông lớp 8 chân trời sáng tạo
Tình phụ tử cũng đáng quý không kém gì so với tình mẫu tử thiêng liêng. Thế nhưng, nhiều đứa trẻ phải sống trong cảnh không cha từ bé, chịu biết bao nỗi thiệt thòi. Đoạn trích Bố của Xi-mông là minh chứng rõ nét, với hoàn cảnh khó khăn của một cậu bé còn nhỏ đã phải thiếu tình cảm của cha, đến mức bị bạn bè chế giễu, coi thường, đánh đập.
Trong truyện này có ba nhân vật chính là Xi-mông, mẹ cậu bé là Blăng sốt và bác Phi-líp. Từ khi sinh ra, Xi mông đã không có cha và thường xuyên bị lũ bạn xấu trêu chọc, cười đùa. Vì quá tức giận, em từng có lần chống trả và đánh nhau với chúng. Vì quá bực tức, chán nản với hoàn cảnh của mình, không muốn nghe lời châm chọc nên em từng nghĩ đến cái chết. Xi mông từng tự ra bờ sông với mục đích kết thúc cuộc đời. Khi nhắm mắt lại, cậu bé nghĩ đến mẹ và khóc nức nở, cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Khi đang nấc lên, cậu đã gặp bác Phi-líp, Xi-mông không còn ý định tự tử nữa. Sau đó, cậu về nhà, kể lại toàn bộ câu chuyện và ngỏ ý muốn bác ấy làm bố cả mình. Khi có bố, em tự tin lạ thường, sẵn sàng thách thức lại lũ bạn kia.
Mẹ Blăng sốt đẹp, xuất thân ở vùng nông thôn, sống ngăn nắp, giàu đức hạnh. Tuy nhiên, vì một lần lầm lỡ, chị sinh ra bé Xi mông và rơi vào hoàn cảnh không chồng, con không cha. Nói đến chuyện này, chị cảm thấy vô cùng đau đớn, thương xót cho con trai. Khi được hỏi về vấn đề để bác Philip làm bố, chị đã tựa lưng vào tường, tay ôm ngực và đau đớn trong im lặng. Người phụ nữ này đáng thương hơn đáng trách, cô không chỉ làm mẹ mà còn làm cha suốt thời gian nuôi dạy con mình. Vì vậy, chị đáng được chia sẻ, cảm thông.
Còn đối với bác Philip, đây là người đàn ông có tướng mạo cao to, bàn tay chắc nịch, râu tóc đen xoăn. Nhìn thấy Xi mông hiền lành, bác quyết định đưa em về nhà, gặp mẹ cậu bé thì chỉ im lặng và e dè, thậm chí là nói chuyện ấp úng. Sau khi gặp trực tiếp, ông đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn về chị, được đề nghị làm bố của cậu bé, anh ta chấp nhận, hôn vào má Xi mông rồi bỏ đi nhanh.
Qua tác phẩm này, tác giả đang muốn phản ánh hiện thực xã hội, với định kiến người phụ nữ không chồng đã có con. Những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh này đều phải chịu sự giễu cợt và trêu đùa của xã hội. Đây là điều thiếu thốn vô cùng lớn và là nỗi đau khó có thể bù đắp được. Tuy nhiên, vẫn có những người giàu lòng chia sẻ và cảm thông cho số phận của những người phải chịu nhiều thiệt thòi ấy.
Mẫu số 2 phân tích tác phẩm Bố của xi-mông
Nhắc đến văn học hiện thực tại Pháp vào những năm thuộc thế kỷ 14, không thầy bỏ qua tác giả Guy Đơ Mô – pa – xăng. Ông là nhà văn đại tài của nền văn học quốc gia này, sở khối lượng tác phẩm khổng lồ, mang đến nhiều giá trị nhân văn. Mỗi tác phẩm trở thành một câu chuyện, để ông có thể truyền tải tinh thần nhân đạo và sự đồng cảm của mình trước những số phận có hoàn cảnh khó khăn.
Tác phẩm nổi bật nhất của Guy Đơ Mô – pa – xăng chính là truyện ngắn Bố của Xi-mông. Câu chuyện nói về cậu bé Xi-mông có hoàn cảnh khó khăn, không có tình thương của cha từ nhỏ và phải chịu những lời trêu đùa và sự coi thường từ bạn bè. Cậu được sinh ra trong mỗi nhân duyên không mấy tốt đẹp, của một người đàn ông đã có gia đình lừa gạt thiếu nữ nhẹ dạ cả tin.
Hình ảnh của cậu bé Xi mông được xây dựng nên trong thời điểm giai đoạn phong kiến cổ đại đang đẩy cao tại Pháp. Những người phụ nữ sống trong giai đoạn này chưa kết hôn mà đã có con phải chịu rất nhiều lời dèm pha của xã hội. Đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này là “con hoang”, đồ không cha và cảm thấy các em bé này mang đến nhiều xui xẻo. Cả mẹ lẫn con đều bị xã hội lên án và miệt thị gay gắt.
Tác phẩm này xoay quanh câu chuyện của cậu bé Xi mông và mẹ của mình chị Blăng sốt. Mẹ bé là một cô gái đẹp, vì một lần lỡ dại đã trao tình yêu nhầm cho người đàn ông đã có gia đình. Chị làm rất nhiều công việc để có thể nuôi dưỡng và cho Xi mông có cơ hội đến trường. Bản thân chị luôn nghĩ cậu bé khi được đến trường sẽ vui chơi cùng với người bạn cùng lứa, được hồn nhiên đúng với độ tuổi của mình và không phải chịu đựng sự khinh miệt từ những người xung quanh. Từ khi mới ra đời, cậu bé đã phải chịu nhiều cảnh thiệt thòi, chỉ lủi thủi ở nhà với mẹ chịu sự lạnh lẽo của người đời, chưa bao giờ được cảm nhận tình yêu thương từ bố.
Lên 8 tuổi, Xi – mông được đưa đến trường và điều đáng buồn là cậu bị “hành hạ tinh thần” tại chính nơi này. Cậu bé thường xuyên bị một nhóm bạn không hiểu chuyện đánh đập và sử dụng những lời khinh miệt để sỉ nhục. Từng câu nói phê phán trở thành mũi tên xuyên thẳng vào một trái tim cô đơn lạnh lẽo của một đứa trẻ. Khi Xi mông chống trả, đám bạn sẽ lại càng hành hạ nhiều hơn nữa vì chúng không cho phép cậu bé vùng lên. Đã phải chịu đựng nỗi đau không có tình thương của bố, giờ đây em lại phải chịu thêm nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, mỗi ngày đến trường, cậu đều phải chịu đựng nên cảm thấy vô cùng bế tắc. Chỉ mới 8 tuổi mà em đã phải chịu cảnh đau khổ, bị những thành viên trong cùng một lớp xua đuổi và đánh đập. Cuộc đời trong mắt cậu giờ đây chỉ còn một màu đen tối và không có lối thoát.
Vòng lặp từ mãi diễn ra không có hồi kết, cuối cùng, Xi mông là nghỉ bằng cách đến bờ hồ để tìm cái chết. Cậu không hề muốn chết vì vẫn rất thương mẹ, nhưng quá đau khổ và mệt mỏi nên cậu bé mới nảy sinh ý này. Cậu đã khóc rất nhiều, nước mắt cứ nối nhau chảy xuống cổ áo ướt đẫm.
Xi-mông đến bãi có xanh cực đẹp cạnh dòng sông, lúc này, trước cảnh thiên nhiên tươi sáng là một tâm hồn đang chìm trong bóng tối. Cậu bé vốn chẳng quan tâm gì đến môi trường xung quanh, chỉ khóc mãi và đầu óc ám ảnh với cái chật. Cậu nghĩ là cái chết sẽ mang đến sự sung sướng vì thoát được những lời miệt thị, sự xa lánh từ mọi người.
Dòng sông xanh thơ mộng có những chú ếch đang tắm nắng chan hòa đã trở thành liều thuốc để xoa dịu sự cô đơn của em. Tuy nhiên, nỗi buồn vì không có cha vẫn ám ảnh và theo mãi cậu bé chỉ mới 8 tuổi. Em nhìn lên trời cao và ước rằng, ông trời sẽ ban cho mình một người bố và điều kỳ diệu đã xảy ra ngay giây phút ấy.
Bác Philips với ngoại hình cao lớn, nhân hậu, chuyên làm thợ rèn đã bước đến và vỗ về nỗi đau của Xi-mông. Bác đã chuyện và tìm được nguyên nhân vì sao cậu bé lại tìm đến cái chết. Sau đó, bác thợ rèn cũng đồng ý với lời đề nghị trở thành bố của Xi mông.
“Chú có muốn làm bố cháu không?” Đó là câu hỏi chất chứa biết bao niềm hy vọng mà Xi mông đang gửi gắm. Bác lúc đó nhấc bổng em lên, thơm má hiền hậu và trả lời: “Có chứ, chú có muốn”. Đây chính là chi tiết đắt giá, chống lại toàn bộ những sự bất hạnh cậu bé đã gặp phải. Xi mông hạnh phúc, quên đi mọi nỗi buồn trước đó, tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời khi có cha. Cậu tự hào, nói ngay với đám bạn rằng mình có bố, nói tên của bố và cảm thấy vô cùng hãnh diện.
Bố của Xi mông khiến cho người ta cảm động bởi những chi tiết giản dị, chân thực. Nhà văn Mô – pa – xăng đã thành công khi lên án xã hội hiện thực bất công, những định kiến cổ hủ của Pháp giai đoạn thế kỷ 14. Thông qua tác phẩm, tác giả cũng muốn nhắn nhủ rằng, một gia đình hạnh phúc sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng có đủ cả bố và mẹ. Những đứa trẻ sống trong gia đình thiếu tình thương của một trong hai bên đều không cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn.
Mẫu số 3 phân tích Bố của Xi-mông hay nhất
Bố của Xi-mông được sáng tác bởi tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng phản ánh hiện thực của nước Pháp trong giai đoạn thế kỉ 14. Đây là tác phẩm nói về nỗi đau của em bé Xi mông, lớn lên thiếu thốn tình cha, phải chịu nhiều lời trách móc và lên án từ xã hội. Tuy nhiên, để có một kết thúc có hậu ông đã mang đến một người cha, với tình yêu thương vô bờ bến. Qua đó, tác phẩm cũng ca ngợi lòng nhân hậu của Philip – Người thợ rèn tốt bụng.
Chú Philips nhận làm bố của Xi-mông đã chịu một số lời dèm pha, rằng đó là một hành động rất ngu ngốc. Tuy nhiên, đây là một hành động thể hiện sự nhân đạo của một người giàu tình thương. Hành động này đã mang đến niềm vui và hạnh phúc không diễn đạt được bằng lời của Xi mông. Sự xuất hiện của Philips điều quan trọng để cậu bé không còn suy nghĩ đến việc kết thúc cuộc sống nữa. Trước đó, khi đến trường, em phải chịu sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần từ những người bạn đồng trang lứa. Không chỉ trêu đùa và coi thường, cậu bé 8 tuổi còn bị bạn bè đánh đập không thương tiếc. Nỗi đau trong em bị đẩy đến tột độ, khiến suy nghĩ kết thúc cuộc sống liên tục xuất hiện trong đầu. Đứng ở trên bờ, em nhìn ngắm đàn cá bơi lội, bắt con nhái chơi, nhưng cũng không thể nào xóa đi ý định tự tử. Ngay sau câu trả lời “Có chứ, chú có muốn” khi được hỏi về việc làm cha của Xi mông, cậu đã quên ngay ý định tự tử trước đó, thoát khỏi cơn tuyệt vọng. Ban đầu, Philip nghĩ đó là hành động nhân đạo, an ủi em, nhưng sau đó, cậu lại đến tiệm rèn và nói “Bố Phi-lip này, lúc nãy thằng con bác Mi-cốt bảo con rằng bố không phải là bố của con hẳn hoi vì bố không phải là chồng của mẹ”.
Khi đó, việc nhận làm cha của Xi mông đã không còn là hành động nhất thời. Ông đã phải đối mặt với vấn đề cực kỳ nghiêm túc, nếu không làm đúng có thể đẩy em bé 8 tuổi và sự thất vọng. Những người thợ rèn cùng làm đã trở thành “những vị thần khổng lồ” giúp chú có thể vượt qua định kiến với chị Blăng sốt. Thực ra, lỗi không thể đẩy hết hoàn toàn về phía chị, sau cùng, chú quyết định cầu hôn và mong muốn mang lại hạnh phúc cho hai mẹ con. Xi mông bây giờ cũng đã đủ dũng khí tuyên bố cùng bạn bè trong lớp rằng: “Bố tớ là Philip Reemi (bác thợ rèn) và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ”.
Chú thợ rèn trong câu chuyện được miêu tả giống như một vị thần, cứu mẹ con Xi mông ra khỏi những sự miệt thị, đau đớn về thể xác và tinh thần. Đó là biểu tượng của lòng nhân ái, thoát khỏi những định kiến hẹp hòi, đại diện cho sự công bằng và giúp những nhân vật đau khổ tìm được hạnh phúc.
Hình ảnh chú Philip làm nghề thợ rèn xuất hiện trong tác phẩm thật đẹp. Đó vừa là một hình ảnh đẹp, vừa thể hiện con người có đầy lòng nhân ái. Hành động của tôi gợi nên tình cảm quý mến đối với những hành động tốt đẹp từ độc giả.
Xem thêm:
- Hướng dẫn soạn văn Bố của Xi-mông bài bản, đầy đủ nhất
- Tuyển tập văn mẫu phân tích tác phẩm Đảo sơn ca (có dàn ý)
Kết luận
Học sinh phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông cần nghiên cứu kỹ và hành động của từng nhân vật. Mỗi người xuất hiện trong truyện đều có hoàn cảnh khác nhau, chính nhân vật Philip đã xuất hiện như ánh sáng, xuất phát từ lòng nhân ái đưa hai mẹ con Xi mông đến những điều hạnh phúc.