Phân tích bài văn Bồng Chanh Đỏ văn 8 (có dàn ý)

Phân tích bài văn Bồng chanh đỏ để bạn hiểu về tình yêu động vật, mang đến nhiều cảm xúc sâu sắc. Học sinh tham khảo các bài văn mẫu lớp 8 phân tích để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Dàn ý phân tích Bồng chanh đỏ ngữ văn 8

Mở bài: Giới thiệu tác giả – tác phẩm Bồng chanh đỏ.

bồng chanh đỏ
Lập dàn ý phân tích Bồng chanh đỏ

Thân bài:

Phân tích tác phẩm, về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài và anh trai (Hiền). Cả hai anh em đều yêu thích khám phá thế giới loài chim.

Kết bài: Cảm nhận về tác phẩm Bồng chanh đỏ.

Viết bài phân tích Bồng chanh đỏ siêu ngắn

Phân tích Bồng chanh đỏ sẽ giúp học sinh có thể nắm vững trọng tâm kiến thức của bài. Có nhiều cách tóm tắt, bạn nên tìm nội dung dễ hiểu nhất để hiểu được các vấn đề chính trong tác phẩm.

Mẫu 1 – Viết đoạn văn phân tích Bồng chanh đỏ ngắn gọn

Bông của tác giả Đỗ Chu tập trung kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của anh em Hiền và Hoài. Hai anh em có niềm đam mê với việc nuôi chim và tình cảm đặc biệt với bồng chanh đỏ. Câu chuyện bắt đầu anh trai gửi cho người em khi đóng quân ở dãy Trường Sơn. Sau đó, hai anh em hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp cùng đôi bồng chanh đỏ đã bắt gặp khi còn nhỏ. Hai anh em vô tình thấy được đôi chim sống ở đầm sen làng. Cả Hiền và Hoài cùng yêu thích loài chim này, nên ngày nào cả hai cũng ra ngắm rồi xuýt xoa muốn được nuôi chúng. Không thể đợi lâu, một buổi trời chập tối, vừa ăn cơm xong thì Hiền đã rủ em trai mình đi đâu anh đỏ hai anh em thò tay vào tổ để bắt chim và rất khó khăn mới tóm được. Tuy nhiên, Hoài đang vui sướng thì bỗng anh trai giành lại con chim để đưa vào tổ. Điều này đã khiến cho Hoài cảm thấy không cam tâm. Viên cuối cùng cậu em trai cũng đã hiểu được vì sao anh mình lại làm như vậy tổ của chúng vẫn đang còn những đàn con nhỏ. Mãi về sau, hai anh em vẫn giữ tình yêu đối với loài chim bồng chanh đỏ và mong muốn nó sẽ về sống ở đầm sen làng của mình mãi mãi. Trước khi nhập ngũ, Hiền thả tự do cho tất cả các chú chim mình đang nuôi. Có thể là khi trưởng thành, cậu bé này cảm thấy khi yêu thích một cái gì đó thì phải tôn trọng và để nó có cuộc sống hạnh phúc.

Mẫu 2 – Viết đoạn văn phân tích truyện Bồng chanh đỏ

Bồng chanh đỏ là câu chuyện nói đến tình yêu thương và sự quan tâm của Hiền và Hoài đối với các loài chim, nhất là cùng tên với đề tài tác phẩm. Hiền cực kỳ yêu còn kiến thức sâu rộng về việc chăm sóc các loài chim. Anh có sở thích bắt và nuôi những chú chim lạ, dành tình cảm và chăm sóc chúng. Một ngày, Hiền và hoài vô tình tìm thấy một đôi bồng chanh đỏ sống ở làng sen. Hai anh em khi đó ngày nào cũng ra Đầm Sen của làng để được ngắm loài chim này mỗi tối. Cậu đã rủ em trai của mình đi bắt đôi chim hiếm đó về để nuôi. Tuy nhiên, sau khi đã bắt được một chú chim thì cậu đã quyết định bỏ lại vào tổ. Thực ra, con chim đó vẫn đang còn một đàn con nhỏ và không thể lấy chúng đi vì nếu làm vậy thì đàn chim con khó sống được. Đây là một câu chuyện có phần đơn giản, nhưng mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Thông qua văn bản này, bạn có thể cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của con người đến với thanh niên những loài vật xung quanh.

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ

Một số bài phân tích Bồng chanh đỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm. Học sinh nên tham khảo nhiều nguồn phân tích văn học lớp 8 Chân trời sáng tạo để đa dạng góc nhìn cà cảm nhận về bài phân tích tốt hơn.

bồng chanh đỏ phân tích
Phân tích Bồng chanh đỏ

Mẫu 1 phân tích bài văn Bồng chanh đỏ

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều thú vị, những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Trong tác phẩm Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu, những câu chuyện ý nghĩa sẽ được hé lộ. Đỗ Chu là nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam thuộc thế hệ tư tưởng kháng chiến chống Mỹ. Ông đã cống hiến rất nhiều tác phẩm hay, nói về cuộc kháng chiến khốc liệt thuở ấy.

Những tác phẩm của Đỗ Chu đậm chất thơ, chủ yếu lấy đề tài từ làng quê, đạo lý của con người và phong tục tập quán dân tộc. Với tác phẩm này, đó là câu chuyện kể về hai anh em Hiền, Hoài cùng hình ảnh đôi chim bồng chanh đỏ. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương của hai anh em đối với con vật, về thiên nhiên.

Với nhan đề “Bồng chanh đỏ”, tác giả thể hiện nét độc đáo và đặc biệt, khơi gợi sự tò mò cho người đọc. Tên của văn bản chính là tên của loài chim quý hiếm, có vẻ ngoài đẹp thu hút. Hoài vì yêu thích nên tìm cách bắt chim này về nuôi. Tuy nhiên, Hiền đã cản em lại và đưa ra lời khuyên trả chúng về với thiên nhiên, để được sống tự do. Tác phẩm được kể theo trình tự thời gian từ hiện tại đến quá khứ. Đó là khi Hoài nhận được bức thư từ anh Hiền, sau đó hồi tưởng, nhớ lại những ký ức đẹp về đôi bồng chanh đ. Bối cảnh được áp dụng là không gian đầm nước của làng quê có loài chim này sinh sống.

Truyện đang tập trung nói lên tình yêu thương, sự tôn trọng quyền sống của các loài động vật. Điều đáng chú ý là tình thương trong tác phẩm chuyển biến từ nhận thức, suy nghĩ tình cảm của nhân vật Hoài. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình yêu thương thật sự không phải là sự chiếm hữu. Thay vào đó phải là sự tôn trọng quyền sống của tất cả các loài vật.

Phương pháp nghệ thuật cũng là một gia vị không thể thiếu cho những tác phẩm hay. Bài văn được kể theo ngôi thứ nhất để tạo nên cảm xúc và suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề trong sáng, chân thực. Câu chuyện cũng là sự hồi tưởng về kỉ niệm của hai anh em thời thơ ấu, những hoá thân của tác giả vào nhân vật Hoài cũng là cách để tạo nên mạch cảm xúc. Người đọc cũng như đang tham gia vào kí ức đó, hiểu được tình cảm của chính nhân vật.

Trong văn bản này, Đỗ Chu không đầu tư cho khâu miêu tả ngoại hình. Thay vào đó, ông đi sâu khắc hoạ suy nghĩ, tâm trạng, hành động để có thể thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong suy nghĩ của nhân vật. Từ cảm xúc hào hứng, chiếm hữu cá nhân cho đến hạnh phúc khi thấy đôi bồng chanh đỏ được ở bên nhau tự do. Chi tiết đặc sắc nhất là cuộc trò chuyện của Hoài với đôi chim bồng chanh: “Bồng chanh, bồng chanh ơi, hãy yên tâm mờ trở về đâm này. Chúng tao yêu mày và ở đây mày cũng đỡ vất vả. Nhà cửa có sẵn cả rồi, đồng tao tôm tép nhiều, mày đỡ phải lặn lội. Vợ chồng mày cứ ngồi trước tổ mà trông con cái, và soi mình xuống nước rỉa lông, làm đáng.”

Một tác phẩm với những chi tiết gần gũi, nhưng mang đến nhiều thông điệp sâu sắc. Thông qua “Bồng chanh đỏ”, sẽ có những bài học ý nghĩa về tình yêu thương và sự tôn trọng đối với thế giới loài vật.

Mẫu 2 viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học Bồng chanh đỏ

Nhà văn Đỗ Chu, tên thật Chu Bá Bình, sinh năm 1944 ở Bắc Giang. Ông sở hữu những tác phẩm giàu chất thơ như: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990),… Bồng chanh đỏ là một trong những tác phẩm của ông được đánh giá cao, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Bồng chanh đỏ là nhan đề độc đáo, là tên một loài chim thuộc họ bói cá. Loài chim này có phần bụng màu vàng, lưng màu xanh đen. Những chi tiết được tạo ra trong văn bản chủ yếu nói về những kỷ niệm thời thơ ấu của bé Hoài và anh trai Hiền. Hai anh em đều có sở thích tìm tòi và khám phá các loài chim. Một ngày nọ, Hiền gửi thư về cho em trai hào hứng nói về lần đi đến Trường Sơn. Tại đó có cảnh rừng bạt ngàn, mang đến không gian rộng lớn và thể hiện sự giàu đẹp của đất nước. Ở rừng toàn cây cối, nhưng Hiền vẫn cảm nhận được hương thoảng của sen ở đầm làng. Anh trai cũng hỏi em mình về đôi vợ chồng bồng chanh đỏ năm nay làm tổ ở chỗ vối hay chưa. Anh tin tưởng rằng, nó sẽ quay lại đầm góc nước ở làng, “Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Anh trai cũng bày tỏ tình yêu thiên nhiên, dù đi xa, vẫn được đóng quân ở nơi có cây cối xum xuê, nhiều loài chim lạ. Tuy nhiên, nơi anh đang làm việc không có loài chim vốn được yêu thích. Hoài đọc đến đây bỗng phải thốt lên “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng không bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm”. Cậu cũng rất tự tin khi thấy rất ít người có thể bắt gặp loài chim quý này, cậu nói rằng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đâu bạn ạ”.

Kỷ niệm năm xưa bỗng kéo về trong tiềm thức Hoài khi nhắc đến loại chim hai anh em vốn rất mê. Loài chim này thường sẽ chọn cho mình những cọng sen khô, sẽ đầm để đậu. Có thể nói, đây là một trong những loài chim có vẻ ngoài đẹp nhất, khó có loại chim nào sánh bằng được. Từng chú chim bồng chanh đỏ có mỏ nhọn hoắc, dài như cái quản bút, trông thật oai vệ. Phần lông ức của chim này được tả “hung hung vàng”, toàn thân “đỏ hồng như một đốm lửa”. Hoài và Hiền từng có nhiều lần ngắm mải mê bộ cánh tuyệt đẹp của nó không để ý thời gian trôi. Hiền là người rất đam mê nuôi chim, có kiến thức về lĩnh vực này và đặc biệt là dành nhiều tình cảm cho loài bồng chanh đỏ. Sự say mê này cũng bắt gặp ở em trai Hoài, hai anh em lúc nào cũng mong muốn mình sẽ có một đôi chim hiếm để nuôi và chăm sóc mỗi ngày.

Một hôm, đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi ngoài “Ra đầm”. Đứa em hai mắt tròn xoe, vì không biết là anh muốn dẫn mình đi đâu vào cái giờ này. Mặc dù thắc mắc nhưng hoài vẫn cùng nhìn chạy ra đầm. Một lúc sau đó, Hoài đã được chứng kiến hình ảnh chim bồng chanh xuất hiện. Cuối cùng, Hiền bắt được một con bồng chanh, Hoài đã nghĩ là anh mình sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa. Nhưng không, Hiền đã lấy con chim bắt được đưa về tổ, sau đó kéo em mình về nhà. Khi đó, Hoài cũng tiếc nuối nhưng không dám cãi anh.

Sau đó, đôi bồng chanh đã cùng nhau chuyển đi xây tổ mới khiến cho cậu cảm thấy rất buồn. Mỗi lần ngồi trong nhà, cậu cứ hóng ra ngoài để mong đôi bồng chanh đỏ ấy có thể trở về. Thực ra, Hoài lo sợ rằng, ở nơi xa lạ sẽ có những đứa bé giống mình. Vì sự thích thú, những đứa trẻ có thể rình bắt chúng để đưa về nuôi khiến chúng bị mất đi sự tự do.

Hiền và Hoài trong câu chuyện đều rất yêu thương động vật thông qua tác phẩm tác giả muốn gửi đến thông điệp biết yêu thương và trân trọng những loài vật sống xung quanh. Câu chuyện này muốn nhắn nhủ, hãy biết yêu thương bản thân không làm tổn hại động vật vì chúng cũng có cảm xúc, biết buồn và dễ tổn thương.

Mẫu 3 phân tích tác phẩm văn học Bồng chanh đỏ

Bông chanh đỏ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi đề cập đến hình ảnh con chim cùng tên. Bài văn này bác mời Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Đình, sinh năm 1944 ở Bắc Giang. Ông sở hữu tác phẩm văn học nổi tiếng và mang đến nhiều cảm xúc ấn tượng cho người đọc. Tác phẩm này là ví dụ tiêu biểu trong số đó và đã để lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc.

Loài chim bồng chanh đỏ thuộc họ bói cá, bụng màu vàng đỏ, lưng màu xanh đen. Có thể nói, đây là loài chim khá hiếm và chỉ xuất hiện ở một số nơi, trong đó có đầm làng của Hiền và Hoài. Xuyên suốt tác phẩm, tác giả nói đến tình cảm yêu thương động vật. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Hiền gửi thư về cho em trai của mình để bày tỏ hạnh phúc khi đang đóng quân tại Trường Sơn.

Cậu cảm nhận đây là cánh rừng bạt ngàn, có thể thấy được hết sự giàu đẹp của đất nước. Dù đang đóng quân ở núi rừng bao la bát ngát, nhưng tâm trí Hiền luôn nhớ quê hương da diết. Cảm xúc này được thể hiện rõ qua chi tiết “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây”. Hiền có nói về đôi bồng chanh đỏ, hỏi em mình năm nay chúng đã làm tổ chỗ vối chưa. Trong lòng cậu tin chắc là thế nào nó cũng quay lại góc nước ở làng. Dù đã đi xa, đóng quân nơi rừng núi hùng vĩ, hoang sơ, có nhiều chim lạ nhưng anh vẫn chưa được nhìn ngắm bồng chanh đỏ từ khi xa quê. Hoài khi ấy cũng phải thốt lên rằng: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm”.

Cậu em tự tin rằng, khó ai có thể bắt gặp loài chim quý hiếm này, cậu còn cảm tưởng rằng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ”. Những ký ức thời thơ ấu cũng dần xuất hiện, khiến Hoài bồi hồi. Vẻ đẹp của bồng chanh vốn rất rực rỡ, các chi tiết nói lên điều này là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa”.

Với vẻ đẹp này, hai anh em nhìn ngắm không rời mắt bộ cánh đẹp của chim bồng chanh đỏ. Chúng rất láu lỉnh và tinh anh, khiến cho người ta vừa nhìn đã muốn nuôi ngay. Tuy nhiên, một lần bắt được bồng chanh đỏ, Hiền đã ngay lập tức trả về tổ. Anh thấy được trong đó còn có đàn chim non, nếu bắt một con đi thì đàn con sẽ khó sống được. Em trai dù tiếc nuối, nhưng cũng không dám cãi lời anh trai. Hôm sau, đôi bồng chanh đỏ đã chuyển đi xây tổ mới khiến Hoài rất buồn.

Trong bài văn bài xuất hiện là những nhân vật rất yêu thương động vật, đó là Hiền và Hoài. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm thông điệp về việc biết yêu thương và trân trọng đối với động vật. Bạn không nên làm tổn hại chúng bởi vì cảm xúc đến từ những vật giống con người, biết nếu biết buồn và biết tổn thương.

Mẫu 4 phân tích siêu ngắn từ dàn ý phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ

Bồng chanh đỏ là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Chu nói về sự thân thiết của các trẻ. Tác phẩm thể hiện thiên nhiên và tình bạn trong sáng của Hiền và Hoài đối với các loài vật.

Tác phẩm có tên trùng với một loại chim quý hiếm và có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng. Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy được hình ảnh hai anh em hiền và hoài có niềm đam mê với việc bắt và nuôi chim. Một hôm, khi mình cặp đôi bồng chanh đỏ về đầm làng, Hiền đã rủ em đi bắt ngay khi đang dở bữa cơm. Sau khi bắt được, anh trai đã ngay lập tức bỏ vào tổ vì thấy còn đàn chim non ở bên trong. Diễn biến tâm lý của nhân vật Hoài có nhiều sự thay đổi, làm tăng thêm sự thú vị của câu chuyện.

Vì quá yêu chim, nên ban đầu cậu bé vốn không đồng tình với điều anh Hiền đã làm. Dù anh mình tra quyết định không đúng ý, nhưng Hoài cũng không dám cãi lại. Sau khi hiểu rõ lý do anh trai hành động như vậy, cậu bé mới nhẹ lòng và cảm thông cho quyết định này. Cậu hiểu rằng, không phải cứ yêu thương là phải chiếm làm của riêng, không phải sự sở hữu. Thực ra, tình yêu động vật chỉ cần đơn giản có sự tôn trọng chúng, để chúng được tự do.

Tác phẩm được viết theo dạng truyện ngắn, tự sự theo trình tự thời gian về ngược lại. Hoài nhận được lá thư của anh trai, sau đó hồi tưởng kỷ niệm đẹp thời thơ ấu đi bắt chim. Xuyên suốt tác phẩm là bối cảnh xoay quanh đầm nước của làng, nơi có nhiều chim bồng đỏ đang sinh sống.

Truyện Bồng chanh đỏ để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Bạn sẽ tự đúc kết cho mình những bài học giá trị. Tóm lại, tác phẩm muốn truyền đạt con người nên yêu thương, tôn trọng và bảo vệ thế giới động vật nói chung.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn soạn bài Bồng chanh đỏ và trả lời câu hỏi SGK
  • Mẫu phân tích tác phẩm bố của Xi-Mông chi tiết, đầy đủ nhất

Kết luận

Học sinh nên chuẩn bị kỹ dàn ý phân tích bài văn Bồng chanh đỏ được The POET Magazine chia sẻ, sau đó tiến hành viết bài một cách chi tiết nhất. Đây là văn bản ý nghĩa, bàn về tình cảm với động vật, giúp bạn hiểu được tình yêu thương thật sự là gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *