Phân tích Cây sồi mùa đông văn 8 ngắn gọn
Phân tích Cây sồi mùa đông để hiểu hơn về truyện ngắn của nhà văn người Nga Iu-ri Na-ghi-bin. The POET Magazine tổng hợp những bài văn phân tích và dàn ý chi tiết về tác phẩm này giúp học sinh dễ dàng tham khảo và biết cách làm bài.
Dàn ý phân tích Cây sồi mùa đông
Dàn ý chi tiết đọc mở rộng theo thể loại Cây sồi mùa đông bao gồm 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
- Tác giả: Iu-ri Na-ghi-bin là một tác giả người Nga. Ông chuyên sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn và truyện dài.
- Tác phẩm: Thông qua con đường đến trường của cậu học trò Xa-vu-skin, ta thấy được bức tranh thiên nhiên mùa đông đẹp đẽ. Cậu bé lúc nào cũng đi học muộn cho dù nhà cách trường không xa. Chính vì điều này mà cô giáo đã theo cậu về nhà và có những phát hiện rất thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Thân bài:
- Tóm tắt nội dung văn bản.
- Tính nhân văn của tác phẩm: Chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò nhỏ tham quan cây sồi mùa đông. Nhận định kiến thức không bao giờ là đủ.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài và tác dụng: Tác giả sử dụng phép nhân hóa để cảnh vật trong truyện trở nên có hồn hơn.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có thể liên hệ bản thân.
Phân tích truyện Cây sồi mùa đông
Viết bài văn phân tích tác phẩm Cây sồi mùa đông có chọn lọc giúp bạn tham khảo. Từ đó, học sinh biết cách làm và áp dụng vào bài văn phân tích của mình.
Phân tích tác phẩm Cây sồi mùa đông ngắn gọn mẫu 1
Một trong những tác phẩm đậm chất nghệ thuật của tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin là truyện ngắn Cây sồi mùa đông. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người đọc bởi những câu văn miêu tả giàu tính tượng hình và tượng thanh. Thông qua con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin, ta thấy được khung cảnh tuyệt đẹp của một khu rừng mùa đông.
Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một giáo viên tiểu học trẻ tuổi được nhiều người biết trong vùng. Khi giao bài tập cho học sinh cung cấp ví dụ về danh từ, ai nấy đề nỗ lực và giành được câu trả lời đúng, chỉ riêng Xa-vu-skin là đưa ra đáp án không đúng. Cậu bé chọn cây sồi mùa đông là ví dụ, nhưng cô giáo cho rằng chỉ có cây sồi là danh từ. Dù vậy, cậu học trò nhỏ vẫn khẳng định đáp án của mình là chính xác. Đối diện với sự cứng đầu của Xa-vu-skin, cô giáo yêu cầu được gặp phụ huynh để trao đổi. Chính quyết định này đã giúp cô giáo có một cái nhìn mới về học trò của mình. Từ đó cô thay đổi cách nhìn về sự việc xảy ra xung quanh.
Xuyên suốt tác phẩm, tác giả cho ta thấy hình ảnh hai cô trò cùng nhau khám phá bí ẩn của khu rừng mùa đông. Cũng vì thế mà ta thấy rằng, suy nghĩ của cô giáo không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Và hơn hết, kiến thức đôi khi không chỉ nằm trong sách vở. Mỗi người chúng ta cần tiếp thu kiến thức theo nhiều cách linh hoạt hơn, có thể từ người thân và thực tế xung quanh.
Cái tài tình của Iu-ri Na-ghi-bin là sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhờ vậy mà những chi tiết trong tác phẩm đều trở nên sống động và có hồn hơn. Đặc biệt là hình ảnh chính của truyện – cây sồi mùa đông trở nên sinh động hơn bao giờ hết.
Thông qua chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra mình đã hiểu sai về cậu học trò, tác giả muốn truyền tải thông điệp nhân văn. Từ điều này, ta có thể thấy rằng kiến thức cần được tích lũy từ những trải nghiệm thực tế chứ không chỉ nằm trong sách vở.
Phân tích văn bản Cây sồi mùa đông mẫu 2
Cây sồi mùa đông là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông là một trong những nhà viết kịch tài ba của nước Nga. Không những thế, ông còn sáng tác các thể loại truyện tiểu thuyết, truyện ngắn và truyện dài. Các tác phẩm của ông đều để lại giá trị nhân văn sâu sắc. Và Cây sồi mùa đông là một trong những tác phẩm như thế.
Truyện kể về cô giáo tiểu học An-na Va-xi-li-ep-na và cậu cậu học trò Xa-vu-skin. Khi cô giao bài tập văn cho các học sinh thì hầu hết cả lớp đều làm đúng, chỉ riêng có Xa-vu-skin là trả lời chưa chính xác. Khi được hỏi về ví dụ của một danh từ, cậu bé đã trả lời là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn mùa đông thuộc loại từ khác, nhưng cậu bé vẫn nhất quyết cho rằng đáp án của mình là đúng. Chính điều này công thêm cậu bé luôn đi học muộn dù nhà cách trường không xa đã khiến cô giáo nghi ngờ. Cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu muốn gặp phụ huynh để trao đổi thêm. Cũng chính nhờ chuyến đi này mà cô giáo đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng. Từ đó giúp thay đổi các nhìn của cô về cậu học trò nhỏ và cả cách nhìn nhận sự việc của mình.
Thông qua những chi tiết trong tác phẩm, tác giả để cho ta thấy được giá trị nhân văn sâu sắc. Chính những chi tiết ấy đã giúp câu chuyện trở nên sáng bừng trong tâm trí mỗi độc giả. Qua đó giúp họ rút ra được bài học ý nghĩa về tinh thần học hỏi.
Chi tiết cậu bé Xa-vu-skin trả lời câu hỏi về danh từ chứng tỏ rằng cậu bé là người có tâm hồn ngây thơ và trong sáng. Tuy vậy, cậu vẫn có chứng kiến của riêng mình và cậu hoàn toàn có thể chứng minh câu trả lời của mình là chính xác. Từ đó, ta có thể thấy rằng cậu khác biệt so với những bạn cũng trang lứa. Ở Xa-vu-skin có sự quyết đoán mà mà rất ít đứa trẻ có được. Tiếp đến là chi tiết hai cô trò khám phá cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến. Chi tiết này khiến cô giáo nhận ra đôi khi chúng ta cần phải học hỏi một cách linh hoạt, và kiến thức trên sách vở đôi khi không hoàn toàn là chính xác. Nhờ cuộc tham quan và những trải nghiệm thú vị đã khiến cô giáo thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về sự việc.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép nghệ thuật nhân hóa để khiến mọi chi tiết trong truyện trở nên có hồn và không bị đơn điệu. Nhờ vậy, người đọc có thể đắm chìm vào cuộc phiêu lưu của hai cô trò một cách sinh động hơn bao giờ hết.
Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Qua đó, cho ta thấy kiến thức đôi khi cần được tiếp thu thông qua những trải nghiệm thức tế. Ngoài ra, đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần linh hoạt và luôn thấu hiểu tâm hồn của mỗi học sinh để hun đúc các em một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, đầy đủ các tác phẩm trong chương trình
- Tổng hợp các văn bản lớp 8 Chân trời sáng tạo: Hướng dẫn soạn bài, gợi ý mẫu phân tích hay nhất
- Hướng dẫn soạn bài Cây sồi mùa đông, trả lời thông tin chi tiết
- Chuẩn bị soạn văn 8 Chuyến du hành về tuổi thơ chương trình Chân trời sáng tạo
Kết luận
Theo dõi mẫu phân tích Cây sồi mùa đông giúp học sinh cảm nhận rõ thông điệp giàu tính nhân văn được truyền tải. Qua đó, ta nhận ra rằng mỗi người cần không ngừng học hỏi và cần sống hòa hợp với thiên nhiên.