Phân tích bài Chái bếp (Lý Hữu Lương) ngữ văn lớp 8
Phân tích bài Chái bếp là dạng đề phổ biến nếu tìm văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo. Đọc các bài tham khảo để hiểu về thông điệp tác giả gửi gắm cũng như giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đây là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người của thi sĩ Việt Nam.
Dàn ý bài Chái bếp
Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm
Thân bài:
- Hình ảnh “chái bếp” trong tâm trí của tác giả.
- Nỗi nhớ quê hương với những hình ảnh thân thuộc.
- Khao khát trở về với “chái bếp” ngày ấy.
- Thông điệp của bài thơ
- Giá trị nghệ thuật.
Kết bài:
Đúc kết một lần nữa về ý nghĩa cũng như giá trị nội dung tác giả muỗn gửi gắm.
Bài mẫu phân tích bài thơ Chái bếp Ngữ văn 8
The POET Magazine đã tổng hợp nhiều bài văn mẫu hay và ý nghĩa để bạn tham khảo. Đây là những văn bản đạt điểm cao trong thời gian qua của nhiều bạn học sinh trên cả nước.
Bài 1: Phân tích bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương
Bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương đưa em về thế giới tuổi thơ với chái bếp vương khói đong đầy những kỉ niệm ấp áp. Những nhung nhớ ùa về, cùng với những kỉ niệm không quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.
Chái bếp là một bài thơ bảy chữ. Hai khổ đầu là hình ảnh chái bếp hiện lên với cha mẹ tần tảo. Ba khổ sau chái bếp hiện lên với nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Hình ảnh chái bếp luôn nằm trong tâm trí tác giả. Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho chái bếp thân thương này.
Tiếng cười nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp thật sinh động. Tác giả miêu tả chái bếp rất mộc mạc và giản dị. Nhiều điệp từ “cho” xuất hiện nhấn mạnh hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có tiếng khóc, tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của tác giả.
Đọc bài thơ, em càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ mình có, trân trọng những kỉ niệm tươi đẹp đó đến suốt cuộc đời mình.
Bên cạnh Chái bếp, phân tích bài Trong lời mẹ hát cũng là đề thường gặp. Bạn có thể xem lại các bài mẫu của bài thơ này lần nữa để ôn lại cho chủ điểm đầu tiên trong sách Nhà xuất bản Chân trời sáng tạo.
Bài 2: Cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương
Những ký ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ Chái bếp của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến em hiểu thêm sâu sắc tình cảm tác gải dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc.
Chái bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác gải miêu tả với tất cả những tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ, là lời tự sự chân thành của tác giả.
“Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như lời tha thiết, tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về chái bếp. Tác gải muốn được quay về để thấy những hình ảnh, được nghe những âm thanh đặc biệt này. Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm sương dãi nắng hiện lên chân thật, sinh động. Tác giả còn cảm nhận những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên.
Khi lớn lên, hình ảnh chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung. Tác giả yêu chái bếp của nhà mình, mong muốn được trở về với tuổi thơ, mong muốn được nhìn những hình ảnh đó.
Đọc bài thơ, em như chìm đắm trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủi bụi thời gian, dẫu cuộc đời thay đổi thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.
Đọc lại soạn văn 8 Chái bếp để hiểu thêm về bài thơ này. Từ đó, việc phân tích sẽ trở nên dễ dàng hơn và không làm bạn phải bối rối khi viết.
Kết luận
Phân tích bài Chái bếp của tác giả Lý Hữu Lương giúp bạn hiểu hơn về bài thơ cũng như hiểu về đời sống của người dân tộc Dao và ý nghĩa của bếp với họ. Đọc các bài viết mẫu được The POET Magazine tổng hợp để có thêm ý tưởng cho mỗi bài viết là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng điểm cho các bài thi, bài kiểm tra sắp tới.